Cách ứng dụng 7P trong Marketing để shop bán hàng hiệu quả

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng mô hình Marketing phù hợp là bí quyết giúp shop tăng độ nhận diện thương hiệu, từ đó thu hút khách và bán được nhiều sản phẩm hơn. Do đó, bên cạnh phát triển theo Marketing 4P như trước, một số đơn vị đã dần chuyển sang mô hình Marketing Mix 7P. Vậy 7P trong Marketing là gì? Áp dụng thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Cùng tìm hiểu chi tiết về mô hình độc đáo này trong bài viết sau.

1. Mô hình 7P Marketing là gì?

So với mô hình 4P Marketing truyền thống (Product, Price, Place, Promotion), 7P Marketing (hay Marketing Mix 7P) là mô hình mở rộng được bổ sung thêm nhiều yếu tố khác giúp tạo nên chiến lược tiếp thị đa chiều và hiệu quả hơn. Theo đó các yếu tố có trong chiến lược 7P là: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình), Physical evidence (Bằng chứng hữu hình).

Bên cạnh sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và quảng bá thì 7P Marketing có thêm ba yếu tố khác là con người, quy trình thực hiện và bằng chứng hữu hình. 

2. Phân tích 7P trong Marketing chi tiết - Hiểu rõ để áp dụng tốt

Để có thể ứng dụng mô hình 7P Marketing thành công, đạt được mục tiêu kinh doanh như mong đợi, nhà bán hàng đừng bỏ qua phân tích về thành phần trong 7P dưới đây:

2.1 Sản phẩm (Product)

Sản phẩm (Product) là vật hữu hình/dịch vụ có thể giải quyết các vấn đề khách hàng đang gặp phải hoặc có khả năng đáp ứng mong muốn của họ. Trong kinh doanh, sản phẩm là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của cửa hàng, doanh nghiệp. Bởi sản phẩm tốt có bộ giá trị (chất lượng sản phẩm, công dụng, hình ảnh thương hiệu,...) đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng khả năng chuyển đổi mua sắm và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.

Sản phẩm muốn thu hút khách hàng cần tạo nên sự đặc biệt trong các yếu tố sau: Chất lượng sản phẩm, thiết kế bao bì/kiểu dáng sản phẩm, hình ảnh thương hiệu, công dụng/tính năng nổi bật, phiên bản/dòng sản phẩm mới. Ngoài ra, chu kỳ sống của sản phẩm cũng là yếu tố nhà bán hàng cần quan tâm bao gồm giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và thoái trào, giúp shop đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp cho từng giai đoạn của sản phẩm. 

Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? Lý do shop bán hàng nên tìm hiểu

2.2 Giá (Price)

Giá cả (Price) là số tiền mà khách hàng phải trả để mua sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ. Trong Marketing mix 7P, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, vị thế và sự tồn tại của cửa hàng, doanh nghiệp. Bởi việc điều chỉnh giá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ chiến lược tiếp thị, doanh số kinh doanh và nhu cầu khách hàng.

Một số yếu tố người bán cần xem xét khi thực hiện điều chỉnh về giá sản phẩm là: chi phí sản xuất, chi phí tiếp thị, chi phí bảo quản/lưu kho, chi phí vận chuyển, giá bán của đối thủ cạnh tranh, khả năng chi trả của khách hàng mục tiêuphân khúc khách hàng (tầm trung, cao cấp,...).

Đối với shop mới gia nhập thị trường, khách hàng chưa sẵn sàng chi trả mức giá cao để mua sản phẩm, do đó nhà bán hàng nên xây dựng chiến lược giá phù hợp với vị thế thương hiệu, đối thủ cạnh tranh để đảm bảo kinh doanh hiệu quả. Đơn cử như với sản phẩm túi xô (bucket bag) bằng da thuộc các thương hiệu nổi tiếng như Dior, Channel,... sẽ có giá cao hơn so với các mặt hàng tương tự thuộc các thương hiệu không danh tiếng.

2.3 Phân phối (Place)

Place theo mô hình 7P trong Marketing có nghĩa là kênh phân phối, nơi giúp hàng hóa/dịch vụ đến tận tay khách hàng, đảm bảo sản phẩm/dịch vụ dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, việc xây dựng kênh phân phối tiềm năng giúp shop đẩy mạnh tiếp thị, tiếp cận gần hơn với khách hàng và tăng kết nối trực tiếp giữa thương hiệu và người mua.

Hiện nay, có nhiều hình thức phân phối mà shop có thể tham khảo như: 

  • Bán hàng trực tiếp: Là kênh phân phối mà cửa hàng, công ty sẽ bán hàng trực tiếp cho khách hàng, không qua bất kỳ đại lý/trung gian nào.

  • Bán hàng gián tiếp: Là kênh bán hàng mà cửa hàng, công ty không bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Theo đó, sản phẩm sẽ được phân phối đến các bên trung gian như đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối,... Trong đó, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,... cũng là hình thức bán hàng gián tiếp. 

Đặc biệt, shop có thể áp dụng các kênh bán hàng gồm kênh bán online, kênh bán hàng offline (cửa hàng, showroom,...), bán hàng đa kênh (kết hợp giữa offline và online). Việc lựa chọn và xây dựng kênh bán hàng hợp lý sẽ giúp shop tiếp cận khách hàng hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của họ.

Xem thêm:  Chiến lược phân phối là gì? Hướng dẫn shop mới xây dựng đúng cách

Kênh bán hàng là yếu tố quan trọng giúp shop tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng tốt hơn, nhờ đó tăng doanh thu.

2.4 Quảng bá (Promotion)

Quảng bá (Promotion) được biết đến là tập hợp các hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua chiến lược truyền thông, tiếp thị, quảng cáo,... Đặc biệt, hoạt động quảng bá đóng vai trò quan trọng trong mô hình Marketing 7P, bởi nó thúc đẩy gia tăng doanh số bán hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp và xây dựng tệp khách hàng trung thành.

Một số ý tưởng quảng bá sản phẩm/dịch vụ mà nhà bán hàng có thể áp dụng như tổ chức minigame tặng sản phẩm, chương trình mua 1 tặng 1, tặng voucher cho đơn hàng từ 200k, tích điểm đổi quà,... Ngoài ra, đối với các chiến dịch như quảng cáo, truyền thông, shop có thể thực hiện TVC quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, viết các bài PR trên báo chí, quảng cáo trên các trang mạng xã hội (TikTok, Facebook,...), hợp tác với KOLs/KOC review sản phẩm,..

 

2.5 Con người (People)

Trong chiến lược Marketing Mix 7P, con người là yếu tố trung tâm, quyết định đến quá trình trải nghiệm của khách hàng, từ khâu tư vấn sản phẩm, chốt đơn hàng đến chăm sóc sau mua hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng hài lòng về dịch vụ của shop, tăng tỷ lệ chốt đơn và quay lại mua sắm.

Chữ People trong 7P bao gồm tất cả những người liên quan đến sản phẩm là khách hàng (mua và sử dụng sản phẩm), người bán hàng (người giao tiếp trực tiếp với khách hàng), nhân viên tiếp thị (đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng thông qua công cụ tiếp thị), nhân viên chăm sóc khách hàng (người đảm bảo sự hài lòng của khách hàng), người quản lý.

2.6 Quy trình (Process)

Quy trình trong marketing 7P là hoạt động bao gồm các bước liên quan đến việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Đây là bước quan trọng trong chiến lược Marketing 7P, bởi nó giúp các “P” khác hoạt động thông suốt theo một quy trình logic, dễ dàng quản lý và sửa đổi khi cần thiết.

Để xây dựng quy trình bán hàng cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành hàng kinh doanh, phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu, khách hàng. Cụ thể quy trình bán hàng hiệu quả được xác lập như sau: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu - Tiếp cận khách hàng - Xây dựng mối quan hệ - Giải đáp thắc mắc và tư vấn - Xử lý đơn hànggiao hàng - Chăm sóc khách hàng sau bán hàng - Đánh giá hiệu quả và cải thiện.

Việc xây dựng quy trình bán hàng, tiếp thị,... chuyên nghiệp giúp shop thực hiện mô hình 7P trong Marketing dịch vụ đạt hiệu quả tối ưu.

2.7 Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence)

Yếu tố cuối cùng trong mô hình 7P là bằng chứng hữu hình (Physical Evidence) dùng để chỉ mặt hàng thực tế và hình thức tương tác có thể nhìn thấy và chạm được. Đối với 7P trong Marketing dịch vụ, yếu tố này giúp xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu. Chưa kể, đối với các khách hàng lần đầu biết đến thương hiệu thì việc có các bằng chứng hữu hình sẽ giúp họ hiểu về sản phẩm, cửa hàng trước khi quyết định mua sắm.

Một số yếu tố Physical Evidence mà nhà bán hàng nên biết là sản phẩm, địa chỉ bán hàng, cơ sở vật chất, nhân viên, biên nhận/hóa đơn, bao bì, logo, bằng chứng kiểm nghiệm sản phẩm,...

Xem thêm: Mẹo định vị sản phẩm phù hợp để shop tăng độ cạnh tranh

3. Cách tạo chiến lược 7P trong Marketing sản phẩm, dịch vụ đơn giản

Dưới đây là hướng dẫn các bước xây dựng chiến lược Marketing mix 7P cho đa dạng các ngành hàng mà shop có thể tham khảo:

3.1 Bước 1: Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là bước quan trọng cần thực hiện trước khi nhà bán hàng xây dựng bất cứ chiến lược kinh doanh nào. Bởi thông qua đó, shop có thể thu thập thông tin để hiểu về thị trường, nhu cầu thực tế đối với sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định phân khúc thị trường phù hợp.

3.2 Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Yếu tố quyết định đến lợi nhuận, sự thành công của cửa hàng đó là khách hàng mục tiêu. Họ là những người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, đưa ra những đánh giá, phản hồi trên các nền tảng bán hàng của shop giúp thúc đẩy khách hàng tiềm năng chốt đơn, đơn cử như các bình luận trên Shopee.

Theo đó, để có thể xác định được khách hàng mục tiêu, nhà bán hàng cần xây dựng:

  • Chân dung khách hàng: Bằng cách liên tưởng đến “khách hàng trong mơ” của thương hiệu gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, thói quen sinh hoạt hàng ngày, tâm lý mua sắm,... Điều này giúp cho chiến lược 7P trong Marketing có thể tiếp cận tốt nhất đến khách hàng mục tiêu.

  • Thu thập thông tin khách hàng: Sau khi đã có hình ảnh khách hàng rõ ràng, nhà bán hàng hãy đến những nơi mà họ thường ghé đến như mạng xã hội, trang thương mại điện tử, blog,... để lắng nghe những mong muốn, nhu cầu của họ. Đây là cơ sở để shop có thể lựa chọn sản phẩm, đồng thời phát triển thêm nhiều tính năng thu hút khách hàng.

Xem thêm: Cách phân loại khách hàng cực dễ giúp shop kinh doanh thành công

Việc thu thập thông tin khách hàng là bước quan trọng trong chiến lược Marketing Mix 7P, bởi dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm, xúc tiến ở các bước sau.

3.3 Bước 3: Lựa chọn sản phẩm phù hợp

Sản phẩm được xem là trái tim, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cửa hàng, công ty. Một sản phẩm tốt, đạt chuẩn là có thể giải quyết được đa số các vấn đề khách hàng gặp phải hoặc đáp ứng mong muốn của họ. Điều này giúp khách hàng cảm nhận được giá trị thương hiệu, từ đó tạo dựng niềm tin, giúp tăng tỷ lệ quay lại mua sắm hoặc giới thiệu đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp,...

Vậy làm sao để tìm sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường và thị hiếu của khách hàng? Shop có thể tham khảo các bước sau:

  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với ngành hàng thông qua các thông tin từ nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng, tìm kiếm trên mạng Internet,...

  • Lập ra danh sách các vấn đề khách hàng đang gặp phải và sản phẩm có tính năng gì nổi bật để giải quyết vấn đề đó.

  • Lựa chọn đổi mới những tính năng mới hay lặp lại như các sản phẩm khác. Điều này phụ thuộc nhiều vào ngân sách, thị trường và phân khúc khách hàng.

  • Sau khi đã có sản phẩm, shop bắt đầu tung ra thị trường và tiếp thu các ý kiến phản hồi của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.

Xem thêm: Cách tìm sản phẩm HOT trend phù hợp, giúp shop thu hút nghìn khách hàng  

3.4 Bước 4: Định giá sản phẩm thích hợp

Đây là bước không kém phần quan trọng của 7P trong Marketing, có ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả của cả chiến dịch. Theo đó, nếu nhà bán hàng xây dựng chiến lược định giá sản phẩm tốt, cạnh tranh thì có thể gia tăng cơ hội khách hàng quyết định mua sắm và trải nghiệm.

Việc định giá phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, tối ưu hơn so với đối thủ sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho shop.

3.5 Bước 5: Lên kế hoạch phân phối tối ưu

Kênh phân phối là nơi khách hàng có thể mua sắm sản phẩm dễ dàng, đồng thời giúp shop tiếp cận khách hàng tốt hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu. Hiện nay, nhiều cửa hàng, công ty tập trung vào bán hàng đa kênh (online và offline) bởi những lợi ích tuyệt vời của nó trong rút ngắn khoảng cách với khách hàng.

Cụ thể, dưới đây là cách giúp shop lên kế hoạch xây dựng kênh phân phối hiệu quả: 

  • Tìm hiểu khách hàng mua sắm sản phẩm ở đâu, thói quen mua sắm của họ. Sau đó, nhà bán hàng hay xây dựng cửa hàng ở nơi mà khách hàng thường xuyên đến. Đơn cử như, đối với các sản phẩm thời trang, quần áo, người mua thường lựa chọn đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử, TikTok live, bởi có giá cả phải chăng, nhiều mã giảm giá, đa dạng mẫu mã,... 

  • Lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng để xem xét đến việc hợp tác. Đối với kinh doanh online, shop cần tập trung tìm kiếm nền tảng bán hàng online và đơn vị vận chuyển phù hợp. Điều này giúp đảm bảo hàng hóa tiếp cận và giao đến tay khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. 

3.6 Bước 6: Lên kế hoạch và thực hiện quảng bá sản phẩm

Việc xây dựng kế hoạch tiếp thị phù hợp sẽ giúp shop có thể tối ưu ngân sách, nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Tuy nhiên, shop nên lưu ý khi lên chiến lược và thực hiện quảng bá cần đồng nhất với định hướng thương hiệu, tìm hiểu rõ về tâm lý khách hàng và ngân sách. 

Dưới đây là các bước lên kế hoạch và thực hiện quy trình quảng bá sản phẩm đến với khách hàng:

  • Tìm hiểu khách hàng mục tiêu thông qua những thông tin gồm thông tin thường tìm kiếm về sản phẩm, thời gian nghỉ ngơi trong ngày họ dùng để làm gì (lướt mạng xã hội, xem phim, mua sắm,...). Điều này giúp nhà bán hàng xác định được kênh để thực hiện chiến dịch tiếp thị là mạng xã hội, website, Google,... 

  • Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Fanpage Karma,... để theo dõi mức độ tiếp cận, tương tác và quan tâm của khách hàng đối với các thông tin về quảng cáo, nội dung thú vị, chiến lược của đối thủ cạnh tranh. 

  • Đưa ra thông điệp xuyên suốt cho chiến lược tiếp thị, giúp nội dung của shop được đồng nhất, khách hàng không nhầm lẫn/hiểu sai về ý nghĩa được đưa ra. 

  • Xây dựng bài viết, video, hình ảnh ấn tượng giúp thu hút khách hàng tương tác và tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ.

  • Tiến hành triển khai, chạy quảng cáo, chương trình khuyến mãi (giảm giá, voucher, quà tặng,...), livestream bán hàng, Email Marketing,... nhằm tiếp cận tối đa tệp khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi mua sắm.

3.7 Bước 7: Lắng nghe ý kiến và hoàn thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng tốt hơn

Đây là bước thực hiện giúp khách hàng hài lòng với dịch vụ của shop, từ đó tăng tỷ lệ quay lại mua sắm và bán chéo sản phẩm (giới thiệu người thân, bạn bè,...). Đặc biệt, việc tăng trải nghiệm khách hàng giúp shop xây dựng tệp khách hàng trung thành với thương hiệu, đồng thời thu hút các khách hàng mới thông qua các đánh giá tốt từ khách hàng cũ.

Để lắng nghe khách hàng và hoàn thiện trải nghiệm mua sắm của họ, shop có thể thực hiện bằng cách theo dõi các đánh giá trên trang bán hàng, giải quyết nhanh chóng các vấn đề khiếu nại và luôn giao tiếp với khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc, tư vấn sản phẩm, giới thiệu chương trình khuyến mãi nhằm thúc đẩy khách hàng chốt đơn.

Đặc biệt, một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng là dịch vụ vận chuyển. Nhất là với các shop bán hàng online, việc giao hàng nhanh - an toàn giúp khách hàng có thêm thiện cảm và đánh giá cao về shop, từ đó sẵn sàng lựa chọn quay lại mua sắm nhiều lần.

Giao Hàng Nhanh đồng hành cùng shop xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả 

GHN với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng hàng nghìn shop lớn, nhỏ sẽ giúp shop kinh doanh càng ngày càng thành công, xây dựng những chiến lược tiếp thị về giá, phí vận chuyển cực tốt nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

  • Tốc độ vận chuyển siêu tốc: Đối với các đơn nội thành, GHN hoàn thành giao đơn hàng chỉ trong 24 giờ; với đơn liên tỉnh, đơn vị hoàn tất chỉ trong 1 - 2 ngày. Điều này giúp người nhận vô cùng ấn tượng và hài lòng với dịch vụ giao hàng, từ đó có thiện cảm với shop, tăng cơ hội quay lại mua hàng. 

  • Bảng giá giao nhận siêu tiết kiệm: Bảng giá được thiết kế theo đặc điểm từng shop, đặc biệt là có thể điều chỉnh phí nếu shop có lượng đơn ổn định là 400 đơn/tháng. Nhờ đó giúp nhà bán hàng có thể tối ưu chi phí kinh doanh, đồng thời có thể cân nhắc đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như voucher miễn ship, giảm phí ship cho đơn 200k,... nhằm thu hút khách hàng mua sắm nhiều hơn mà không lo ngại thâm hụt vốn.

  • Tích hợp nhiều tính năng hấp dẫn trên app/web GHN hiện đại:  Chủ shop dễ dàng quản lý tình trạng hàng hóa trên App/Web của GHN. Ngoài ra, có thể thỏa thích sử dụng những tính năng hữu ích như Giao 1 Phần - Trả 1 Phần, Giao Thất Bại - Thu Tiền, Cảnh báo bom hàng,… tăng tỷ lệ giao thành công, cải thiện độ uy tín của shop.

  • Cung cấp chính sách giao nhận và đền bù hấp dẫn: GHN có chính sách miễn phí lấy đơn tại shop, miễn phí giao hàng lại 3 lần giúp người bán tiết kiệm chi phí, đảm bảo tỷ lệ giao hàng thành công. Song song với đó, nếu xảy ra mất mát, thất thoát… hàng hóa trong quá trình giao hàng, GHN sẽ đền bù gấp 04 lần cước phí vận chuyển hoặc lên đến 5.000.000 đồng. Để biết thêm thông tin về chính sách đền bù của GHN, shop xem chi tiết TẠI ĐÂY

>> Đăng ký trở thành đối tác của GHN giúp hỗ trợ việc kinh doanh online hiệu quả shop nhé! 

GHN có tốc độ giao hàng siêu tốc giúp giao đơn cho shop nhanh chóng với cước phí siêu tốt.

3.8 Bước 8: Theo dõi kết quả kinh doanh và điều chỉnh nếu cần thiết

Việc theo dõi kết quả hoàn thành của chiến lược Marketing Mix 7P là rất quan trọng, bởi nó giúp nhà bán hàng đo lường hiệu quả, đánh giá sự tiếp nhận của khách hàng với chiến dịch. Từ đó đưa ra một số điều chỉnh giúp chiến lược đạt được kết quả tối ưu nhất. 

Để có thể thực hiện được bước này nhà bán hàng có thể sử dụng các bảng khảo sát để đo lường mức độ hài lòng khách hàng đối với sản phẩm, mức định giá được đưa ra. Nếu shop thực hiện xúc tiến chủ yếu trên các kênh online thì việc lắng nghe khách hàng thông qua các công cụ thu thập thảo luận về thương hiệu, xu hướng thảo luận (tích cực hay tiêu cực). Đặc biệt, nhà bán hàng còn có thể sử dụng các phần mềm bán hàng là các đối tác của GHN như TPos, Nhanh.vn, Nobita.vn,... giúp theo dõi các hoạt động kinh doanh, quản lý việc bán hàng xuyên suốt chiến dịch chỉ trên một giao diện duy nhất. 

Xem thêm: Top phần mềm quản lý đơn hàng online tốt và dễ dàng sử dụng nhất 

4. Các ví dụ về 7P trong Marketing dịch vụ, sản phẩm

Nếu nhà bán hàng muốn hiểu rõ cách vận dụng mô hình 7P Marketing từ các trường hợp thực tế thì đừng bỏ qua các ví dụ dưới đây:

4.1 Thương hiệu thời trang giày dép, túi xách và phụ kiện - Juno

Juno là thương hiệu thời trang của Việt Nam, thành lập từ năm 2005 với một số cửa hàng nhỏ lẻ tại TP.HCM. Sau khi tập trung đầu tư hình ảnh thương hiệu, bắt đầu chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ, hiện nay, Juno là thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Việt Nam, có mặt tại 32 tỉnh, thành phố trên cả nước và phủ sóng trên khắp nền tảng online từ trang thương mại điện tử đến mạng xã hội.

Thương hiệu Juno đã áp dụng chiến lược 7P trong Marketing như thế nào để đạt được thành công như hiện nay, dưới đây là phân tích nhà bán hàng có thể tham khảo:

  • Sản phẩm (Product): Cung cấp danh mục sản phẩm thời trang đa dạng cho phái nữ gồm: giày dép, túi xách, phụ kiện, quần áo,... Đặc biệt Juno liên tục cập nhật mẫu mã nhằm bắt kịp thị hiếu khách hàng, đặc biệt là đưa ra các bộ sưu tập thời trang như Summer Play, THE FOLD,...

  • Giá cả (Price): Juno có mức giá tầm trung (dưới 1 triệu đồng), tập trung mang đến các sản phẩm chất lượng cao với giá phải chăng cho người tiêu dùng Việt.

  • Kênh phân phối (Place): Đa dạng kênh phân phối, tiếp cận khách hàng gồm showroom trên toàn quốc, cửa hàng chính hãng trên trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,...), website bán hàng.

  • Quảng bá (Promotion): Sử dụng các chiến lược truyền thông hiệu quả như hợp tác cùng KOLs/KOC bán hàng trên TikTok Live, tìm đại sứ thương hiệu cho mỗi bộ sưu tập,... Đối với chiến lược tiếp thị, Juno đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nổi bật như Freeship đơn hàng từ 300k, flash sale lên đến 70% trong tháng 6, voucher cho đơn hàng 199 - 299 - 599,...

  • Con người (People): Với tệp khách hàng là phái nữ độ tuổi trên 25, nhân viên văn phòng, có sở thích làm đẹp, mua sắm sản phẩm thời trang hợp xu hướng… Juno khá chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm gây ấn tượng tốt. Đội ngũ nhân viên bán hàng và tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp, luôn hỗ trợ nhiệt tình giúp khách hàng chọn được sản phẩm ưng ý nhất.

  • Quy trình (Process): Quy trình vận hành tối ưu, thực hiện theo hình thức bán hàng trực tiếp, không qua trung gian giúp đảm bảo các sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất cho khách hàng.

  • Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence): Hệ thống Juno hiện có hơn 81 Showroom trải rộng khắp 31 tỉnh thành giúp khách hàng thuận lợi mua sắm. Các sản phẩm trong cửa hàng được bày trí khoa học theo từng bộ sưu tập, đồng thời danh mục sản phẩm trên website cũng được phân loại rõ ràng để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Khâu mua sắm cũng có đội ngũ nhân viên tư vấn, hướng dẫn chu đáo.

Từ mô hình 7P trong Marketing của Juno, lời khuyên cho shop khi triển khai chiến thuật này là nên hiểu rõ về tệp khách hàng của thương hiệu (chân dung khách hàng, nhu cầu mua sắm, sở thích đối với sản phẩm, tâm lý khi mua hàng,...). Từ đó đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp, đồng thời phân tích được những ưu điểm mà shop có thể đáp ứng được với mong muốn của khách hàng.

Nhờ việc đầu tư vào chiến dịch xúc tiến, hiểu rõ khách hàng, Juno đã thành công trong mô hình 7P.

4.2 Thương hiệu giày dép Second Sunday

Second Sunday là thương hiệu giày dép với tagline “giày chất, giá mềm”. Tại đây có các sản phẩm giày sneaker, dép được thiết kế mang màu sắc riêng, đầy tinh tế, cá tính dành cho các bạn trẻ hiện đại. Hiện nay, đây là thương hiệu giày cực HOT, với lượt theo dõi trên trang bán hàng Shopee là khoảng 180,3 ngàn tài khoản.

Dưới đây là phân tích 7P trong Marketing được Second Sunday vận dụng:

  • Sản phẩm (Product): Giày sneaker, dép, phụ kiện với nhiều mẫu mã, thiết kế, bộ sưu tập bắt kịp xu hướng, thu hút khách hàng mua sắm. Đặc biệt, Second Sunday còn đánh vào chiến lược sản phẩm độc quyền khi các sản phẩm tại đây đều do chính đội ngũ hãng thiết kế và sản xuất.

  • Giá cả (Price): Second Sunday có mức giá tầm trung (350.000 - 700.000VNĐ), có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc như Ananas, Bitis Hunter,...

  • Kênh phân phối (Place): Tập trung vào kinh doanh online với 3 kênh bán hàng chính là TikTok Shop, Shopee và Website.

  • Quảng bá (Promotion): Thực hiện nhiều chiến lược tiếp thị như quảng cáo trên các kênh truyền thông chính thức, tiếp thị liên kết, flash sale đến 50%, giảm phí ship,... Đa dạng các kênh truyền thông như Instagram, Facebook và TikTok giúp tăng độ nhận diện với khách hàng tiềm năng, thúc đẩy họ mua sắm hiệu quả.

  • Con người (People): Second Sunday có đội ngũ phát triển sản phẩm, thiết kế giàu kinh nghiệm, sáng tạo giúp mang đến những mẫu giày dép đẹp mắt, thu hút khách hàng. Cùng với đó, vì kinh doanh chủ yếu trên nền tảng online, nên thương hiệu có nhân viên chăm sóc khách hàng chu đáo, phản hồi khách hàng nhanh chóng. Đối với đối tượng khách hàng của Second Sunday là các bạn trẻ từ 18 - 25 tuổi, năng động, yêu thích sự thoải mái và có gu ăn mặt, tài chính ở mức trung bình.

  • Quy trình (Process): Quy trình phân phối đến khách hàng trên nền tảng online nên có thể dễ dàng quản lý, từ khâu xử lý đơn đến khi người mua nhận được hàng. Đặc biệt, Second Sunday phân phối theo hình thức trực tiếp nên đảm bảo được chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm.

  • Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence): Hiện Second Sunday có một cửa hàng tại TP.HCM được trang trí theo từng dòng sản phẩm, có khu thử giày giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất. 

Lời khuyên cho shop từ thương hiệu Second Sunday đó là để khách hàng có ấn tượng với thương hiệu, bên cạnh chất lượng sản phẩm thì quy trình bán hàng chặt chẽ, chăm sóc khách hàng chu đáo cùng thông điệp truyền thông ấn tượng cũng rất quan trọng. Điều này giúp shop nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ, đồng thời ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.  

Second Sunday thành công bằng việc phát triển sản phẩm độc đáo, chọn kênh phân phối phù hợp và đưa ra các chương trình quảng bá hấp dẫn thu hút khách hàng hiệu quả.

Như vậy bài viết trên đã giúp nhà bán hàng tổng hợp nội dung về mô hình 7P trong Marketing, cùng với đó là cách xây dựng chiến lược chi tiết. Hãy lưu ngay những thông tin hữu ích này và xây dựng cho cửa hàng của mình một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, thu hút khách hàng, đạt được lợi nhuận như mong muốn, shop nhé!

Các chủ đề liên quan:

 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập