Phân tích thị trường là gì? Cách thực hiện siêu dễ cho shop
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Trước khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh, mỗi nhà bán hàng đều cần phải nắm rõ thị trường thuộc ngành hàng nào và xu hướng phát triển của nó. Để làm được điều này, bước phân tích, nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp chủ shop tìm hiểu chi tiết về khái niệm, vai trò và cách phân tích thị trường trong kinh doanh. Xem ngay!
1. Phân tích thị trường là gì và gồm những yếu tố nào?
Phân tích thị trường là quá trình thu thập và đánh giá thông tin về thị trường mục tiêu mà shop muốn hướng đến, giúp kinh doanh hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh. Vậy phân tích thị trường gồm những gì?
Việc phân tích thị trường kinh doanh bao gồm phân tích hàng vi người tiêu dùng, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, cơ hội phát triển trong ngành, xu hướng phát triển, phân tích nhu cầu thị trường,...
Phân tích về khách hàng, xu hướng phát triển của thị trường, đối thủ cạnh tranh,... là những công việc cần làm trong phân tích thị trường.
2. Tại sao shop cần phân tích thị trường kinh doanh?
Việc phân tích thị trường giúp nhà bán hàng xác định được những thách thức, cơ hội trong ngành, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Không những thế, nó còn mang đến nhiều lợi ích như:
2.1 Giúp shop hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là nhóm người thuộc phân khúc khách hàng mà shop hướng tới (độ tuổi, giới tính, thói quen, sở thích,...), có nhu cầu và sẵn sàng chi tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
Việc thấu hiểu khách hàng sẽ giúp shop nắm bắt được các đặc điểm, nhu cầu, thói quen và tâm lý mua sắm của khách hàng. Từ đó tập trung nguồn lực để tiếp cận, phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu có khả năng tương tác và mua hàng cao nhất. Đồng thời các chiến lược tiếp thị, truyền thông có thể đánh đúng vào tâm lý, điều khách hàng mong muốn về sản phẩm/dịch vụ mà không tốn quá nhiều chi phí, thời gian để thúc đẩy khách hàng chốt đơn.
Xem thêm: Hướng dẫn shop phân loại khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi
2.2 Nắm bắt tiềm năng, cơ hội kinh doanh mới mẻ
Nghiên cứu thị trường giúp shop nắm bắt các thông tin về thị trường tiềm năng, trong đó có xu hướng phát triển và nhu cầu của thị trường đối với ngành hàng/dịch vụ. Chính những thông tin này giúp nhà bán hàng tìm ra được những tiềm năng của ngành hàng, phân khúc thị trường mục tiêu để kinh doanh hiệu quả, hạn chế sự cạnh tranh.
2.3 Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh
Trong bất kỳ ngành hàng nào cũng có nhiều đơn vị cùng kinh doanh trong một thị trường mục tiêu. Do đó, việc thấu hiểu đối thủ cạnh tranh giúp shop nổi bật hơn trong tâm trí khách hàng thông qua việc cải tiến các tính năng của sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ không có. Đặc biệt, khi đã hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, nhà bán hàng có thể đưa ra những chiến lược tiếp thị hấp dẫn hơn so với đối thủ giúp thu hút khách hàng hiệu quả.
Phân tích thị trường giúp shop thấu hiểu đối thủ cạnh tranh ở hai khía cạnh là: thông tin kinh doanh (lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm nổi bật, điểm bán hàng độc nhất,...) và hiệu quả chiến lược truyền thông, tiếp thị và thương hiệu (thông điệp truyền thông, chương trình giảm giá, chương trình độc quyền,...).
Xem thêm: Chiến lược cạnh tranh là gì? Một vài lưu ý quan trọng cho shop mới
Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh sẽ là tiền đề giúp nhà bán hàng lập nên chiến lược về giá, tiếp thị và phân phối nổi bật hơn, thu hút khách hàng hiệu quả.
2.4 Xác định chiến lược tiếp thị thích hợp
Chiến lược tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Trong quá trình phân tích thị trường, nhà bán hàng có thể tổng hợp được những thông tin giá trị giúp tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, thấu hiểu khách hàng (từ thói quen online, giải trí đến tâm lý mua sắm). Nhờ đó xây dựng những nội dung quảng cáo, chương trình khuyến mãi, truyền thông thương hiệu,... phù hợp với đối tượng khách hàng và tìm đúng kênh tiếp thị.
Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Có vai trò quan trọng như thế nào?
3. Những mục tiêu quan trọng cần đạt được khi phân tích về thị trường
Dưới đây là các mục tiêu mà nhà bán hàng cần đạt được trong quá trình phân tích thị trường:
Xác định thói quen, thái độ của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ nhằm phân tích hành vi, thói quen và sở thích mua sắm của họ. Qua đó đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Tìm ra phân khúc thị trường mục tiêu mà shop muốn hướng tới và kinh doanh.
Xác định xu thế của thị trường, nhu cầu của xã hội trong việc chi tiêu, mua sắm của các ngành hàng nhằm lựa chọn các sản phẩm kinh doanh phù hợp.
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh giúp nhà bán hàng phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để kinh doanh thành công hơn.
Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chiến lược tiếp thị đúng trọng tâm để dự đoán sự đón nhận của thị trường khi shop gia nhập.
4. Học cách phân tích thị trường kinh doanh cho shop mới
Cùng tìm hiểu các bước phân tích thị trường chi tiết dưới đây để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nhé.
4.1 Bước 1: Xác định mục tiêu quan trọng nhất khi thực hiện phân tích thị trường
Trước khi tiến hành phân tích thị trường sản phẩm, nhà bán hàng nên xác định rõ các mục tiêu quan trọng cần đạt được như thấu hiểu khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả, tạo điểm nổi bật so với đối thủ,... Điều này giúp shop bước đầu định hướng kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết, đồng thời tìm ra được các yếu tố trọng tâm để phát triển bền vững, lâu dài.
Xác định mục tiêu là bước quan trọng trong kỹ năng phân tích thị trường, giúp định hướng chiến lược vận hành đúng hướng.
4.2 Bước 2: Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Trong hoạt động kinh doanh, xác định được chân dung khách hàng là bước quan trọng hỗ trợ shop đưa ra những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ, đồng thời xây dựng các kế hoạch tiếp cận khách hàng hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh. Vậy chân dung khách hàng mục tiêu gồm những yếu tố gì? Shop cần xác định họ là ai, vấn đề họ gặp phải là gì, giải pháp giải quyết là gì, họ thường làm gì/đến đâu để tìm kiếm giải pháp,....
Xem thêm: Insight là gì? Hướng dẫn shop xác định đúng nhu cầu khách hàng
4.3 Bước 3: Hoạch định chi phí và ngân sách thực hiện
Khi shop đã xác định được mục tiêu của phân tích thị trường thì cần đưa ra những việc cần phải thực hiện (chiến lược tiếp thị, quảng cáo, chạy dự án, chi phí giao hàng tận nơi cho khách,...) và hoạch định mức chi phí tương ứng. Điều này giúp nhà bán hàng quản lý nguồn tiền đã bỏ ra để thực hiện các chiến lược kinh doanh và hiệu quả nhận được có như mong đợi hay không. Theo đó, mục tiêu càng phức tạp thì ngân sách càng cao.
Nếu các chủ shop mới đang bị giới hạn chi phí cho dịch vụ vận chuyển, nhưng vẫn mong muốn tối ưu quá trình giao hàng trở nên nhanh và an toàn thì có thể tham khảo bảng giá tiết kiệm của Giao Hàng Nhanh (GHN).
Đơn vị đã tối ưu hóa các khoản phí đến mức tối thiểu để đưa ra bảng phí ship đồng giá cho toàn quốc chỉ từ 15.5K/đơn. Giá cước phí được thiết kế linh động dựa trên đặc điểm của từng shop, đặc biệt với các shop duy trì lượng đơn ổn định trong hơn 400 đơn/tháng, GHN sẽ đưa ra mức giá ưu đãi hơn. Chính nhờ xây dựng hệ thống phí ship tốt như vậy mà khi hợp tác cùng GHN, người bán có thể tiết kiệm chi phí tối đa, tránh thâm hụt vốn.
Bên cạnh đó, GHN còn cam kết giao đơn hàng đến người nhận với độ chuẩn xác cao (tỷ lệ sai sót đơn dưới 3%), tránh thất lạc đơn hàng. Điều này là nhờ đầu tư hệ thống phân loại tự động 100%, rút ngắn thời gian phân loại còn 30 phút, công suất phục vụ lên đến 2 triệu đơn/ngày. Nhờ đó, rút ngắn thời gian giao hàng nội thành chỉ 24 tiếng và đơn liên tỉnh 1 - 2 ngày, người mua nhận đơn nhanh chóng, hài lòng với dịch vụ của shop. Song song với đó, GHN còn hỗ trợ shop đối soát COD linh hoạt các ngày trong tuần, người bán chủ động quản lý chi phí từ giai đoạn đầu tiên của đơn hàng, đồng thời xoay vòng vốn nhanh, tránh sai sót số liệu.
> Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để trải nghiệm dịch vụ vận chuyển chất lượng, phí cực tốt của GHN.
Giao Hàng Nhanh luôn nỗ lực mang đến cho shop dịch vụ giao hàng chất lượng với cước phí siêu tốt chỉ từ 15.5K/đơn.
Xem thêm: Hệ thống phân loại hàng hóa tự động 100% lớn nhất tại Việt Nam
4.4 Bước 4: Thu thập thông tin cần thiết
Đây là bước quan trọng trong phân tích thị trường kinh doanh, bởi nó quyết định số liệu, thông tin nhà bán hàng tiếp nhận có độ chính xác cao, mang tính khách quan hay không. Từ đó đưa ra các đánh giá, phân tích về khách hàng mục tiêu, xu hướng thị trường, chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu.
Để thu thập thông tin, dữ liệu thị trường, nhà bán hàng có thể áp dụng một số phương pháp như nghiên cứu thứ cấp (thu thập qua sách báo, truyền hình,...), nghiên cứu sơ cấp (thông tin từ khảo sát, phỏng vấn, nhóm tập trung,...), tập hợp dữ liệu trên website và mạng xã hội, thu thập thông tin có thể đo lường được, thu thập thông tin từ nhóm mục tiêu,... Trong đó, đối với thu thập dữ liệu khách hàng mục tiêu, các công cụ phân tích trên mạng xã hội/website/trang thương mại điện tử mang lại nhiều thông tin hữu ích về điều khách hàng quan tâm, vấn đề họ gặp phải,...
4.5 Bước 5: Phân tích dữ liệu
Bằng cách sử dụng các kỹ năng phân tích thị trường từ thông tin đã thu thập, nhà bán hàng đưa ra đánh giá về thị trường, các khuyến nghị trong kế hoạch kinh doanh chi tiết và dự báo các rủi ro có thể gặp phải. Song song nhà bán hàng cũng cần đưa ra các chiến lược tiếp thị, truyền thông nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Xem thêm: Hướng dẫn shop các bước chi tiết trong định vị thị trường
Nhìn chung, phân tích thị trường là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ cửa hàng, thương hiệu nào. Bởi nó là tiền đề giúp nhà bán hàng nắm bắt được xu hướng mới của thị trường, thấu hiểu khách hàng mục tiêu và đối thủ, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh.
Các chủ đề liên quan: