Cách lập kế hoạch Marketing chuẩn, chi tiết cho shop mới

Xây dựng kế hoạch Marketing là quá trình quan trọng quyết định việc sản phẩm có kinh doanh thành công hay không. Vậy chính xác xây dựng kế hoạch chiến lược Marketing là gì? Cách thực hiện như thế nào? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu giải đáp chi tiết shop nhé!

1. Kế hoạch Marketing là gì?

Kế hoạch Marketing (Plan Marketing hay Marketing Plan) là một chiến lược mà shop sử dụng để tổ chức, quản lý, theo dõi, đo lường các hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Một bản Plan Marketing thường có các nội dung chính là:

  • Những phân tích cơ bản về thị trường và môi trường Marketing.

  • Xác định thị trường mục tiêu.

  • Các mục tiêu Marketing cụ thể.

  • Ngân sách cho hoạt động Marketing.

  • Chiến lược và một chương trình marketing gồm biện pháp marketing và thời gian thực hiện.

Tùy thuộc vào lĩnh vực và cách thức hoạt động mà shop có thể áp dụng kế hoạch tiếp thị khác nhau:

  • Mẫu kế hoạch Marketing tổng thể hàng quý hoặc hàng năm  (Quarterly or Annual Marketing Plan): Nội dung chính của kế hoạch là các chiến lược mà shop thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.

  • Mẫu Plan Marketing trả phí (Paid Marketing Plan): Kế hoạch bao gồm các chiến lược mà shop phải trả tiền như quảng cáo gốc, PPC, chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội.

  • Plan Marketing mẫu truyền thông (Social Media Marketing Plan): Kế hoạch thể hiện các chiến lược cụ thể mà shop sẽ thực hiện trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,...

  • Mẫu kế hoạch chiến lược Marketing nội dung (Content Marketing Plan): Kế hoạch bao gồm các chiến thuật, chiến lược khác nhau, trong đó bộ phận Marketing sẽ sử dụng nội dung quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của shop.

  • Marketing Plan cho sản phẩm mới (New Product Launch Marketing Plan): Đây là một bản hoàn chỉnh cho các chiến lược và chiến dịch mà shop sẽ thực hiện để quảng cáo một sản phẩm mới.

Xem thêm: Digital Marketing là gi? Kiến thức hữu ích cho shop mới

Marketing Plan là một chiến lược dài hạn và bài bản do shop xây dựng nhằm theo dõi việc quảng bá sản phẩm.

2. Vai trò của việc lập kế hoạch Marketing

Việc xây dựng Plan Marketing mang lại nhiều lợi ích cho shop, có thể kể đến như:

  • Xác định rõ ràng các mục tiêu: Plan Marketing giúp shop xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng và cách tiếp cận thị trường rõ ràng. Điều này giúp shop định hình chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng.

  • Xác định đối tượng mục tiêu: Plan Marketing giúp shop quyết định được đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có chiến lược tiếp cận họ một cách hiệu quả hơn.

  • Tạo lộ trình quảng bá sản phẩm cụ thể: Lập kế hoạch tiếp thị cung cấp lộ trình phác thảo để đạt được mục tiêu kinh doanh. Lộ trình quảng bá này bao gồm cách tiếp cận thị trường, lựa chọn đối tác, quảng cáo, PR,...

  • Tối đa hóa nguồn lực: Plan Marketing giúp phân bổ tài nguyên như nhân lực, ngân sách và thời gian một cách hiệu quả cho từng công việc. Nhờ đó, shop có thể tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn để đạt được kết quả Marketing tốt nhất.

  • Giảm thiểu rủi ro: Các hoạt động phân tích thị trường và đối thủ trong quá trình lập kế hoạch tiếp thị, shop có thể xác định những rủi ro và thách thức tiềm ẩn. Qua đó, shop giảm thiểu những rủi ro này.

  • Nâng cao hiệu suất kinh doanh: Bằng cách xác định mục tiêu rõ ràng, phát triển chiến lược hiệu quả và đo lường kết quả chi tiết, Plan Marketing giúp shop nâng cao hiệu suất tiếp thị và đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn.

3. Xây dựng bản kế hoạch Marketing cần chuẩn bị những gì?

Dưới đây là những nội dung cần có trong Plan Marketing:

3.1 Tóm tắt nội dung (Executive Summary)

Bản tóm tắt nội dung là tổng hợp ngắn gọn các ý tưởng và kiến nghị Marketing phù hợp với shop. Qua đó, shop có thể đánh giá liệu chiến lược Marketing có phù hợp chưa? Plan hướng đến mục tiêu chung không? Mức độ khả thi của kế hoạch là bao nhiêu? Lưu ý, khi lập kế hoạch kinh doanh shop cần chú ý trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh lan man để dễ dàng kiểm tra.

3.2 Tình hình Marketing hiện tại của shop (Current Marketing Situation)

Ở hạng mục này, shop cần trình bày rõ về tình hình Marketing hiện tại của mình. Điều này giúp shop nắm rõ cơ hội phát triển, thách thức cần đối mặt, từ đó xây dựng Plan Marketing hiệu quả hơn. Theo đó, các yếu tố cần làm rõ là:

  • Thị trường mục tiêu: Gồm những thông tin thu thập và tổng hợp về thị trường tại thời điểm lập Plan Marketing. Cụ thể, shop cần đưa ra dữ liệu về xu hướng tiêu dùng, tâm lý khách hàng, mức độ tăng trưởng của thị trường,...

  • Đối thủ cạnh tranh: Gồm thông tin và phân tích về những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trên thị trường. Trong đó, shop cần chú ý về quy mô, sản phẩm, chiến lược tiếp thị, kênh tiếp thị mà đối thủ đang thực hiện. Có như vậy, shop có thể đưa ra những kế hoạch cạnh tranh có hiệu quả và thành công.

  • Sản phẩm: Hạng mục gồm thông tin cơ bản và chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ của shop như chi phí sản xuất, giá bán, mức doanh thu và lợi nhuận từng sản phẩm, vị trí mặt hàng trên thị trường.

  • Kênh phân phối: Shop cần phân tích các thông tin về quy mô, kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, mức độ phổ biến của sản phẩm. Nhờ đó, shop lựa chọn được chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả đưa mặt hàng tới thẳng tay khách hàng.

Đánh giá tình hinh Marketing là yếu tố quan trọng giúp chiến lược Marketing thành công.

3.3 Phân tích cơ hội và vấn đề (Opportunities and Issue Analysis)

Việc phân tích cơ hội và vấn đề giúp shop nhận định những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch Marketing của shop. Qua đó, shop sẽ đưa ra những kế hoạch cụ thể để nắm bắt cơ hội hoặc vượt qua những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.

Ở phần này, shop cần tập trung phân tích những nội dung như:

  • Cơ hội (Opportunities): Shop cần liệt kê đầy đủ danh sách những cơ hội, thách thức mà shop sẽ phải đối mặt. Shop có thể tận dụng được những cơ hội nào? Những thách thức nào có thể gây trở ngại tới sự phát triển của doanh nghiệp?

  • Phân tích điểm mạnh/điểm yếu: Shop cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm và thương hiệu, từ đó đưa ra giải pháp để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.

  • Phân tích vấn đề (Issue Analysis): Qua việc phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trên, shop sẽ xác định được vấn đề mà chiến lược Marketing phải giải quyết là gì. Qua đó, shop có thể đưa ra Plan Marketing phù hợp, có tỷ lệ thành công hơn.

Xem thêm: Mô hình SWOT là gì? Vì sao shop mới nên quan tâm

3.4 Mục tiêu (Objectives)

Ở mục này, shop cần chỉ ra rõ mục tiêu mà Plan Marketing này hướng tới và muốn đạt được. Khi mục tiêu được xác định rõ ràng, shop có thể triển khai các chiến lược tiếp thị đồng bộ và đạt thành công tốt hơn.

Kế hoạch chiến lược Marketing thường đưa ra các mục tiêu như:

  • Đề ra phương pháp cụ thể giúp sản phẩm tiếp cận đúng với khách hàng có nhu cầu.

  • Xác định vị thế của shop sau một khoảng thời gian hoạt động.

  • Đưa ra những kết quả shop có thể đạt được; đánh giá chi phí và lợi ích có cân bằng không, có thể xảy ra rủi ro không.

  • Hoạt động Marketing phải giúp shop rút ngắn khoảng cách với mục tiêu kinh doanh ban đầu.

3.5 Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)

Với những dữ liệu, thông tin được thu thập và phân tích ở các hạng mục trên, shop tiến hành quy trình lập kế hoạch Marketing phù hợp.

Khi lên chiến lược Marketing, shop cần đảm bảo những yếu tố như:

  • Thống nhất và cùng hướng đến mục tiêu mà shop đặt ra.

  • Kế hoạch có mốc thời gian, lộ trình thực hiện cụ thể.

  • Mỗi chiến lược phải phù hợp với từng giai đoạn của kế hoạch chiến lược Marketing tổng thể.

Xem thêm: 4P Marketing là gì? Vì sao shop mới nên tìm hiểu?

3.6 Chương trình hành động (Action Programs)

Hạng mục là danh sách cụ thể và chi tiết về từng hoạt động cần thực hiện để Plan Marketing đạt hiệu quả cao. Những nội dung trong hạng mục gồm các yếu tố như:

  • Mục tiêu cụ thể: Mỗi hoạt động trong chương trình hành động cần có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và có tính thức tế cao. Mục tiêu cần được xây dựng dựa trên các mục tiêu Marketing tổng thể của shop.

  • Nội dung hoạt động: Nội dung hoạt động cần trình bày rõ những việc cần làm để đạt được mục tiêu của hoạt động đó. Nội dung hoạt động cụ thể, chi tiết có thể thực hiện được.

  • Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện cần được xác định rõ ràng cho từng hoạt động để shop kiểm soát tiến độ thực hiện kế hoạch dễ dàng, chính xác hơn.

  • Người chịu trách nhiệm: Mỗi hoạt động cần có một nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc thực hiện.

  • Ngân sách: Shop cần xác định ngân sách cụ thể cho mỗi hoạt động trong chiến lượt Marketing.

3.7 Dự tính lỗ lãi (Project Profit-and-Loss Statement)

Việc dự tính lỗ lãi giúp shop xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến trong quá trình thực hiện chiến dịch Marketing. Những chi phí cần được liệt kê trong hạng mục bao gồm:

  • Doanh thu, lợi nhuận có thể thu được.

  • Chi phí vận hành kế hoạch Marketing.

  • Chi phí khác như thuế, chi phí bán hàng,...

Việc dự tính lỗ và lãi khi thực hiện Plan Marketing sẽ giúp shop thấy được lợi nhuận hoặc rủi ro mà mình có thể đối mặt khi triển khai kế hoạch. 

3.8 Kiểm soát (Controls)

Hạng mục kiểm soát giúp shop đảm bảo Marketing Plan diễn ra đúng thời gian và mang lại hiệu quả lớn nhất. Do đó, ở hạng mục này shop cần có những nhân viên am hiểu về hoạt động tiếp thị và có thể thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Thông thường, đội ngũ kiểm soát bao gồm giám đốc, trưởng phòng Marketing, leader các bộ phận.

4. Cách lập kế hoạch Marketing bài bản cho shop mới

Để lập Plan Marketing chi tiết, hiệu quả shop hãy tham khảo hướng dẫn sau:

4.1 Nghiên cứu thị trường

Shop cần tìm hiểu về thị trường đang kinh doanh bao gồm khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường hiện tại, yếu tố kinh tế - xã hội, các kênh phân phối và các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của shop. Bước này giúp shop đưa ra các quyết định chiến lược như:

  • Lựa chọn mục tiêu thị trường.

  • Phân đoạn thị trường.

  • Xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm.

  • Lựa chọn các kênh Marketing hiệu quả.

  • Phát triển thông điệp.

  • Chiến dịch tiếp thị phù hợp.

Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Mẹo giúp shop xác định hiệu quả

4.2 Xác định mục tiêu Marketing

Mục tiêu Marketing mà shop muốn đạt được phải rõ ràng, có tính cụ thể, có thể đo lường, có khả năng thực hiện, thực tế và có thời hạn nhất định. Qua đó, giúp shop xác định những gì cần đạt được, thời hạn cần đạt, cách thức đo lường hiệu quả. Một số mục tiêu mà shop có thể tham khảo như:

  • Tăng doanh số bán hàng trực tuyến lên 30% trong 6 tháng tới.

  • Tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội (Instagram, Facebook) lên 50% trong 6 tháng.

  • Nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo dựng hình ảnh shop thời trang thân thiện, thời thượng.

Xem thêm: Định vị thị trường là gì? Làm sao để shop định vị đúng?

4.3 Xác định đối tượng khách hàng

Khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm của shop. Theo đó, shop cần tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu và hành vi của đối tượng này để có thể tạo ra thông điệp và chiến lược Marketing phù hợp. Để xác định đối tượng khách hàng, shop nên:

  • Chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên độ tuổi, giới tính, chỗ ở, thu nhập, sở thích và hành vi tiêu dùng. Với mỗi phân đoạn, shop áp dụng chiến lược Marketing phù hợp.

  • Tạo hồ sơ chi tiết về đối tượng khách hàng mục tiêu bao gồm đặc điểm cá nhân, sở thích, nhu cầu, thói quen tiêu dùng, mục tiêu và vấn đề mà học đang gặp phải. Điều này giúp shop tạo ra kế hoạch Marketing phù hợp và hiệu quả.

Xem thêm: Mẹo phân loại khách hàng để shop lên chiến lược hiệu quả

4.4 Xác định thông điệp và giá trị

Thông điệp và giá trị là 2 yếu tố quan trọng để shop xác định mục tiêu Marketing, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Theo đó, thông điệp của shop cần ngắn gọn, dễ hiệu, dễ nhớ và truyền tải được giá trị cốt lõi của sản phẩm.

Ví dụ:

Thông điệp “sản phẩm thân thiện với môi trường” thì shop có thể xác định mục tiêu Marketing là sản phẩm tiết kiệm điện năng, có thể tái chế,... Theo đó, shop lựa chọn kênh để truyền tải thông điệp là mạng xã hội, các chương trình truyền hình hoặc các sự kiện về môi trường.

Xem thêm: Brand Marketing là gì? Tìm hiểu để tạo dựng thương hiệu tốt nhất

4.5 Xác định USP

Điểm bán hàng đọc nhất (Unique Selling Point - viết tắt là USP) là một yếu tố quan trọng giúp shop phân biệt sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh, nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số cho shop. Theo đó, USP cần phải là những điểm nổi bật, có giá trị đối với khách hàng và có thể chứng minh được.

Ví dụ:

Mỹ phẩm Lemonade có USP là “Công năng và tiện dụng”. Với USP này, thương hiệu thể hiện rõ ràng lợi ích của sản phẩm Lemonade là giúp khách hàng hoàn thiện vẻ đẹp một cách nhanh chóng và dễ dàng.

4.6 Chọn kênh Marketing phù hợp

Kênh Marketing là những phương tiện mà shop sử dụng để tiếp cận và truyền tải thông điệp đến khách hàng. Việc lựa chọn công cụ và kênh Marketing phù hợp sẽ giúp shop đạt được mua tiêu tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả.

Để lựa chọn công cụ và kênh Marketing phù hợp, shop cần dựa vào các yếu tố như:

  • Đặc điểm của sản phẩm: Tùy vào tính chất, công dụng,... của sản phẩm mà shop chọn công cụ và kênh quảng bá hiệu quả. Vi dụ, kinh doanh mỹ phẩm thì shop chọn kênh truyền thông là mạng xã hội như Facebook, TikTok,...

  • Ngân sách: Tùy vào ngân sách mà shop chọn kênh Marketing phù hợp, vừa tiếp cận khách hàng hiệu quả vừa tối ưu chi phí. Ví dụ: Nếu shop cs ngân sách lớn thì nên đầu tư vào kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, mạng xã hội,... để tăng độ nhận diện thương hiệu tốt hơn.

  • Mục tiêu khách hàng: Tùy theo khách hàng mục tiêu của shop là ai mà shop lựa chọn kênh truyền thông tương thích. Ví dụ, khách hàng của shop là các bạn trẻ thì nên chọn kênh truyền thông xã hội như TikTok, Facebook, Instagram,...

  • Mục tiêu Marketing: Các kênh truyền thông khác nhau sẽ phù hợp với các mục tiêu truyền thông khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu Marketing là tăng nhận thức về thương hiệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí,... 

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu là gì? Có vai trò quan trọng như thế nào?

Tùy vào mục đích, đối tượng khách hàng, sản phẩm,... mà shop chọn kênh Marketing phù hợp, mang lại hiệu quả quảng bá cao.

4.7 Xác định ngân sách 

Xác định ngân sách rõ ràng giúp shop phân bổ vốn hợp lý và phù hợp với mục tiêu Marketing. Để thực hiện bước này, chủ shop nên xem xét các nguồn tài chính khả dụng, nguồn vốn cần thiết và các dự tính về doanh thu trong tương lai. Qua đó, shop đưa ra ước tính chi phí cho hoạt động Marketing như quảng cáo, phát triển nội dung, phát triển website, thiết kế,... Tuy nhiên, shop cần đảm bảo răng ngân sách được phân bố hợp lý, phù hợp với mục tiêu Marketing của shop.

4.8 Lập kế hoạch triển khai chi tiết

Trong giai đoạn này, shop cần xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của các hoạt động Marketing, phân công rõ ràng trách nhiệm và phối hợp giữa các bộ phận liên quan. Đảm bảo các hoạt động trong kế hoạch được thực hiện một cách đồng nhất và hiệu quả.

4.9 Đánh giá, điều chỉnh và báo cáo

Shop có thể dựa vào các chỉ số như doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập trang web, tương tác trên mạng xã hội,... để xem kế hoạch có đạt được mục tiêu đặt ra hay cần điều chỉnh. Dựa vào kết quả shop có thể cân nhắc thay đổi phương tiện truyền thông, nguồn lực,... để đạt hiệu quả marketing tốt nhất.

5. Gợi ý mẫu kế hoạch Marketing đơn giản cho shop tham khảo

Dưới đây là mẫu Plan Marketing ra mắt sản phẩm mới mà shop bán hàng online (hàng thời trang, phụ kiện,...) có thể tham khảo:

Chủ đề: Kế hoạch lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới - son thỏi JM

Những nội dung chính trong Plan Marketing ra mắt sản phẩm gồm có:

  • Xác định sản phẩm
    • Chất son mềm mịn, không lộ vân môi và bền màu lên đến 6 tiếng.
    • Thiết kế sang trọng, kết hợp của chất liệu da và kim loại mạ vàng.
    • Bản màu thời thượng phù hợp với mọi lứa tuổi và không kén da hay làm xỉn men răng.
    • Sản phẩm chất lượng, phù hợp với phong cách, khí hậu và thu nhập của người Việt.
  • Mục tiêu chiến lược
    • Tỷ lệ tiếp cận khách hàng cần đạt từ 20%.
    • Bán được 2.500 sản phẩm/6 tháng đầu tiên; và đạt hơn 5.000 sản phẩm/năm đầu tiên.
  • Xác định thị trường
    • Phân khúc khách hàng tầm trung
    • Cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu từ Hàn Quốc.
    • Khách hàng mục tiêu là nữ giới độ tuổi từ 22-30.
  • Bối cảnh cạnh tranh
    • Cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu từ Hàn Quốc.

  • Đề xuất vị thế cho sản phẩm mới
    • Sản phẩm làm đẹp có chất lượng, tiện dụng, phải chăng và đặc biệt là dành riêng cho người Việt.

  • Kênh Marketing
    • Khách hàng mục tiêu là nữ giới từ 22 đến 30 tuổi nên chọn mạng xã hội (TikTok, Instagram, Facebook,...) là kênh phân phối.
    • Kết hợp Music Marketing bằng cách đưa hình ảnh thương hiệu vào các MV âm nhạc.

Xem thêm: 7P trong Marketing là gì? Shop mới ứng dụng làm sao cho hiệu quả?

6. Một số lưu ý khi xây dựng Marketing Plan

Để xây dựng kế hoạch Marketing thành công, chủ shop cần lưu ý một vài điểm sau

  • Phân biệt rõ giữa chiến lược và chiến thuật: Điều này giúp ship xác định mục tiêu, nguồn lực, chi phí Marketing chính xác,... Theo đó, chiếc lược là xác định mục tiêu dài hạn và những phương pháp có thể thực hiện để đạt được mục đích đó. Còn chiến thuật là những hoạt động được thực hiện trong thời gian ngắn. Trong Plan Marketing thì chiến lược sẽ bào hàm cả chiến thuật.

  • Phân bố nguồn nhân lực, tài chính hợp lý: Shop cần đảm bảo thương hiệu có đủ nhân lực và tài chính trước khi thực hiện Marketing Plan. Đồng thời, shop nên phân bố 2 yếu tố sao cho đồng đều, hợp lý để giúp kế hoạch quảng bá đạt thành công cao.

  • Chú ý đến tâm lý khách hàng: Trên thực tế, tâm lý khách hàng không cố định mà luôn thay đổi theo mùa, theo xu hướng. Do đó, khi lập Plan Marketing shop cần nghiên cứu kỹ về tâm lý và thói quen mua hàng của khách, những xu hướng trên thị trường. Qua đó, shop mới có thể đưa ra chiến lược Marketing chính xác và đạt được mục tiêu.

  • Đặt mục tiêu phù hợp, tính khả thi cao: Khi đặt mục tiêu phù hợp với nguồn lực của thương hiệu, tỷ lệ thành công của chiến lược Marketing sẽ cao hơn. Shop không nên kỳ vọng quá cao vì sẽ lãng phí nhân lực, tài chính và hạ thấp kết quả Marketing.

  • Xây dựng kế hoạch Digital Marketing: Khi triển khai các hoạt động marketing cho sản phẩm mới trên môi trường digital như sử dụng các kênh blog, chạy quảng cáo Google/Facebook, email marketing, nhà tiếp thị cần có công cụ hỗ trợ để làm marketing nhanh hơn, tối ưu hơn và năng suất hơn.

Bài viết trên là hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch Marketing chi tiết, giúp shop nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh xây dựng Plan Marketing, shop chú ý hợp tác với đơn vị vận chuyển (ĐVVC) uy tín để giao hàng nhanh chóng và an toàn đến người mua. Đồng thời, một ĐVVC chất lượng còn cung cấp giải pháp vận chuyển tối ưu chi phí kinh doanh. Nếu shop chưa biết chọn ĐVVC nào thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây.

Giao Hàng Nhanh - Chuyển phát nhanh, giá siêu hời

Với kinh nghiệm hợp tác cùng hàng nghìn shop online lớn - nhỏ, Giao Hàng Nhanh (GHN) mang đến nhiều quyền lợi giúp chủ shop kinh doanh hiệu quả như:

  • Giao hàng nhanh & an toàn: GHN chủ động sử dụng hệ thống phân loại tự động hoàn toàn giúp giảm thiểu tối đa thời gian lưu kho, từ đó đơn hàng được giao nhanh trong 24 giờ (đơn nội thành), 1 - 2 ngày (đơn HN-SG). Nhờ đó, tăng tỷ lệ giao hàng thành công, khách hàng càng có thiện cảm với shop.

  • Bảng giá tiết kiệm: Bên cạnh thiết kế bảng giá phù hợp tình hình kinh doanh, nếu shop đạt từ 400 đơn/tháng thì GHN còn áp dụng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Qua đó, shop có thể tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận hiệu quả. Shop xem chi tiết bảng giá GHN tại đây.

  • Quản lý dễ dàng, tiện lợi: GHN có hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 được tích hợp trên app và website giúp shop dễ dàng theo dõi tình trạng đơn hàng, biết chính xác hàng hóa đang ở đâu và nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).

  • Tích hợp phần mềm bán hàng: GHN đã được tích hợp trên các phần mềm bán hàng uy tín như PANCAKE, NOBITA.PRO, TRUSTSALES, ABIT,... Như vậy, shop chỉ cần thao tác trên 1 nền tảng là có thể kiểm tra kho, lên đơn, theo dõi đơn hàng từ đó hạn chế tối đa tình trạng sót đơn.

GHN quyết tâm nỗ lực 1000% giao đơn thành công cho Shop với giá cước siêu tiết kiệm.

>> Đừng quên đăng ký dịch vụ GHN tại https://sso.ghn.vn/register/ để được hỗ trợ tối đa, cho kế hoạch kinh doanh đại thắng!

Các chủ đề liên quan: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập