Phân khúc thị trường là gì? Cách phân tích cực dễ cho shop
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Phân khúc thị trường là một bước quan trọng mà mọi shop dự định kinh doanh phải thực hiện, dù bán hàng online hay offline. Từ đó, người bán có thể hiểu rõ hơn đặc điểm thị trường, khách hàng và xây dựng chiến lược tiếp thị thích hợp. Vậy phân khúc thị trường là gì và cách làm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại đây nhé!
1. Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường (tên tiếng Anh: Market Segmentation) là quá trình chia thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ hơn dựa theo các tiêu chí nhất định (như vị trí địa lý, nhân khẩu học, hành vi…).
Ví dụ: Phân khúc thị trường ở TP. Hồ Chí Minh có thể chia nhỏ thành thị trường Quận 1, Quận 2, Quận 3… hoặc thị trường trẻ em, người trưởng thành, người già…
Phân khúc thị trường là chia nhỏ thị trường đích thành các nhóm quy mô nhỏ hơn nhằm xây dựng chiến lược quảng cáo và chăm sóc khách hàng thích hợp.
Trong lúc phân tích phân khúc thị trường, bạn có thể bắt gặp các phân khúc liên thị trường (tên tiếng Anh: Intermarket Segmentation). Đây là khái niệm thể hiện “sự giao thoa” giữa các nhóm thị trường nhỏ thông qua một số điểm chung nhất định (về sở thích, nhu cầu, lối sống…).
Ví dụ: Khi nghiên cứu thị trường mua sắm trực tuyến, ngoài tệp khách hàng chủ chốt tại Việt Nam, chủ shop nhận thấy có một nhóm khách hàng là du học sinh ở những quốc gia khác cũng có nhu cầu đặt quần áo online trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam (như Shopee, Lazada…). Lúc này, người bán cân nhắc tìm kiếm hình thức vận chuyển quốc tế tin cậy để có cơ hội khai thác doanh thu triệt để từ nhóm khách hàng này.
2. Tại sao cần thực hiện phân khúc thị trường?
Thao tác phân khúc thị trường mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ shop như:
- Thấu hiểu rõ nét chân dung khách hàng để phát triển/nhập sản phẩm thích hợp và lên kế hoạch tiếp thị giúp “giữ chân” họ ở lại lâu hơn với shop.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng trung thành nhờ cung cấp những mặt hàng đáp ứng tốt các nhu cầu thiết yếu.
- Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường bằng cách kinh doanh sản phẩm theo sở thích của khách hàng mục tiêu.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian quảng cáo cho shop mới bởi áp dụng quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho đúng đối tượng thay vì thực hiện trên diện rộng, ở toàn bộ thị trường.
3. Phân khúc thị trường gồm bao nhiêu loại?
Dưới đây là 4 phân khúc cơ bản nhất cho shop tham khảo:
- Phân khúc nhân khẩu học:
Nhân khẩu học là tiêu chí phân loại thị trường phổ biến nhất, dựa vào một số yếu tố chính như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập…
Ví dụ:
- Về độ tuổi: Trong ngành sản xuất sữa tại thị trường Việt Nam, các nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng nhiều nhất là trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và người già. Tùy theo công dụng của sản phẩm, nhà sản xuất lựa chọn phân khúc nhân khẩu thích hợp để bán hàng.
- Giới tính: Trong lĩnh vực sản xuất nước hoa, thương hiệu có thể cùng lúc phát triển sản phẩm cho nam và nữ hoặc chỉ tập trung vào một trong hai nhóm này.
- Phân khúc tâm lý:
Phân khúc tâm lý là thị trường được phân loại dựa vào tâm lý hành vi của người tiêu dùng mục tiêu, thông qua khảo sát, nghiên cứu lối sống, tính cách, thói quen hàng ngày…
Ví dụ: Trong ngành sản xuất thực phẩm chức năng, doanh nghiệp nhận thấy doanh thu tập trung nhiều nhất vào nhóm khách hàng trẻ hoặc trung niên có nhu cầu chăm sóc sức khỏe bên trong, yêu thích lối sống lành mạnh.
- Phân khúc hành vi tiêu dùng:
Phân khúc thị trường dựa trên hành vi tiêu dùng là cách phân chia nhóm thị trường theo quyết định mua hàng, thói quen mua sắm, lối sống yêu thích và cách sử dụng.
Ví dụ: Với nữ giới, họ yêu thích sử dụng riêng biệt dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kem ủ… Ngược lại, với nam giới, họ thích dùng sản phẩm “đa di năng” như dầu gội - xả 2 trong 1.
- Phân khúc địa lý:
Địa lý là một ngách nhỏ của nhân khẩu học, có thể sử dụng để phân khúc thị trường đích dễ dàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp dự kiến kinh doanh rau củ quả sạch, ngoài thị trường nông thôn (có sẵn nguồn hàng với chi phí tiết kiệm), cân nhắc mở rộng thêm ở thị trường thành thị (vì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn, không chất hóa học rất cao).
4 loại phân khúc thị trường nổi bật nhất là nhân khẩu học, vị trí địa lý, tâm lý và hành vi tiêu dùng.
4. Các bước phân tích phân khúc thị trường chuẩn xác
Trước khi tìm hiểu cách phân tích chính xác, chủ shop nhất định phải biết phân tích thị trường là gì. Phân tích thị trường là hoạt động thu thập thông tin để đánh giá các yếu tố thuộc về thị trường mục tiêu (như đối thủ, khách hàng…) dễ dàng hơn. Qua đó, người bán đề ra chiến lược kinh doanh tối ưu, nhằm phát huy thế mạnh tối đa và khắc phục điểm yếu nhanh chóng.
Theo đó, nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc phân khúc thị trường như đã đề cập ở trên, chủ shop mới chắc chắn không thể bỏ qua hướng dẫn các bước phân tích thị trường chi tiết bên dưới:
4.1 Bước 1: Xác định đặc điểm thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu (Target Market) là nơi shop tập trung phần lớn vốn và nhân lực để truyền thông sản phẩm. Vì thế, thông qua xác định đặc điểm thị trường rõ ràng, người bán không chỉ tìm được thị trường chính yếu, mà còn có hướng phát triển/nhập thêm sản phẩm tương ứng để nhanh thu hồi vốn và đạt doanh thu mong ước nhanh chóng.
4.2 Bước 2: Xác định các tiêu chí phân khúc thị trường
Người bán đừng quên phân khúc thị trường dựa trên những tiêu chí quan trọng sau để có độ chuẩn xác cao nhất:
- Đo lường được (Measurable): Thị trường sau phân khúc dễ dàng đo lường các chỉ số cần thiết như số lượng người, diện tích, sức mua…
- Khả năng tiếp cận (Accessibility): Phân khúc thị trường như thế nào để các chiến lược quảng cáo đến đúng đối tượng mong muốn trong thời gian ngắn nhất.
- Tính bền vững (Sustainability): Chủ shop có khả năng đáp ứng tốt, ổn định về nguồn hàng cho nhóm thị trường được phân khúc.
- Khả năng nhận dạng (Identifiability): Giữa các nhóm phân khúc thị trường có sự khác biệt rõ rệt, không trùng lặp lẫn nhau.
- Khả năng đáp ứng (Responsiveness): Kết quả phân chia thị trường chuẩn xác khi kết quả của mỗi chiến lược tiếp thị thực hiện ở mỗi thị trường cho hiệu suất khác nhau (ở bất kỳ phương diện nào của sản phẩm như bao bì, giá thành, chất lượng…).
- Khả năng sinh lời (Profitability): Tất cả phân khúc đều có khả năng sinh lời cho shop.
4.3 Bước 3: Định vị thương hiệu sản phẩm
Định vị thương hiệu tức là khẳng định vị trí của thương hiệu nói chung, sản phẩm nói riêng trên một thị trường nhất định. Việc định vị chính xác thương hiệu/sản phẩm vô cùng quan trọng vì giúp gia tăng độ nhận diện nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ấn tượng với khách hàng mục tiêu. Hơn nữa, thương hiệu/sản phẩm sở hữu một vị thế ổn định có khả năng cạnh tranh bền vững so với các nhãn hàng đối thủ.
Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? 9 chiến lược định vị shop nên biết.
4.4 Bước 4: Xác định phân khúc thị trường
Nắm rõ 4 yếu tố cơ bản gồm nhân khẩu học, vị trí địa lý, tâm lý và hành vi tiêu dùng như trên là một cách phân tích thị trường đơn giản nhất. Qua đó, chủ shop phác họa chân dung thị trường và khách hàng mục tiêu chính xác để chọn mặt hàng, lên kế hoạch tiếp thị cũng như chăm sóc hiệu quả.
Cơ sở phân khúc thị trường chuẩn xác gồm nhân khẩu học, vị trí địa lý, tâm lý và hành vi mua sắm.
4.5 Bước 5: Đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu suất của quá trình phân tích phân khúc thị trường là một công đoạn không thể thiếu. Bởi, điều này giúp người bán biết được mình đã xác định đúng thị trường đích hay chưa và có phù hợp với tình trạng thực tế của shop (về nguồn hàng, số lượng, khả năng tiếp cận…) hay không, từ đó cân nhắc điều chỉnh lại trước khi lên kế hoạch nhập hàng, quảng cáo sản phẩm sau này.
5. Những sai lầm thường gặp khi bắt đầu phân khúc thị trường
Những shop mới lần đầu thực hiện phân khúc thị trường có thể gặp phải một số lỗi ảnh hưởng không tốt đến chiến lược kinh doanh lâu dài về sau:
- Phân khúc thị trường quá nhỏ: Nếu chia thị trường tiềm năng thành những nhóm có quy mô quá nhỏ thì số lượng khách hàng không đủ nhiều và gây lãng phí kinh phí cho việc tiếp thị.
- Không linh động điều chỉnh phân khúc thị trường: Thực tế, thị trường không ngừng biến động theo thời gian nên các shop không thể giữ nguyên kết quả phân khúc thị trường xuyên suốt hành trình kinh doanh. Theo đó, việc phân khúc thị trường cần được thực hiện lại định kỳ (mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm) để có sự thay đổi thích hợp.
- Chỉ tập trung quá mức vào việc phân khúc: Phân khúc thị trường mục tiêu chỉ là một trong những cơ sở giúp shop xác định thị trường bán hàng hợp lý, bên cạnh đó còn có định vị thị trường, xây dựng trải nghiệm khách hàng, định vị thương hiệu… Do vậy, người bán nên phối hợp nhiều yếu tố khác nhau cùng lúc một cách linh hoạt để đạt hiệu quả kinh doanh như ý.
Trên đây là những thông hữu ích nhất về phân khúc thị trường cho shop mới chưa có nhiều kinh nghiệm tham khảo để dễ dàng kinh doanh thành công hơn.
Ngoài thao tác phân khúc thị trường như trên, nếu muốn tạo điểm nhấn với khách hàng tiềm năng, còn phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí như chất lượng sản phẩm, giá cả… Theo đó, tốc độ vận chuyển hàng hóa cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của khách hàng. Nếu shop gửi hàng nhanh, người mua không phải đợi lâu thì chắc chắn gia tăng cơ hội họ đánh giá cao về cửa hàng, sẵn sàng quay trở lại mua sắm.
Nếu shop còn đang loay hoay tìm kiếm và không biết nên lựa chọn đơn vị giao nhận nào đáng tin cậy. Vậy có thể tham Giao Hàng Nhanh (GHN) với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và hiện đang đồng hành cùng hàng trăm shop lớn - nhỏ. Sử dụng dịch vụ của GHN, shop hãy an tâm vì tất cả tiện ích sau đây giúp vận hành trơn tru, đơn về liên tục:
GHN khẳng định KHÔNG TĂNG GIÁ SHIP - KHÔNG GIẢM CHẤT LƯỢNG, shop yên lòng lên đơn online! >> Nhanh tay đăng ký tài khoản tại https://sso.ghn.vn/register và trải nghiệm ngay nhé shop!
|