Bật mí cách xác định khách hàng mục tiêu, giúp shop ra đơn ‘ầm ầm’
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng mà chủ shop cần phân tích để thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả hơn. Vậy cụ thể khách hàng mục tiêu là gì và cách xác định khách hàng mục tiêu của shop như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này, chủ shop hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng người tiêu dùng trong phân khúc thị trường mà cửa hàng hướng đến. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm và có khả năng chi trả cho mặt hàng mà shop kinh doanh. Khách hàng mục tiêu bao gồm khách hàng tiềm năng và khách hàng đã mua hàng.
Nhóm khách hàng mục tiêu có vai trò:
- Tạo thị trường tiềm năng: Một nhóm khách hàng mục tiêu sẽ cung cấp một thị trường tiềm năng để cửa hàng khai thác. Điều này sẽ giúp shop tăng doanh số cũng như cơ hội mở rộng mô hình kinh doanh.
- Xây dựng xu hướng tiêu dùng: Khi shop thu hút được khách hàng mục tiêu, họ có thể chia sẻ sản phẩm của shop với nhiều người khác. Qua đó, shop có thể mở rộng thị phần và mặt hàng của shop trở thành xu hướng tiêu dùng được đông đảo mọi người quan tâm.
- Nâng cao tính cạnh tranh với các shop khác: Đối tượng khách hàng mục tiêu giúp chủ shop nắm bắt kịp thời những thay đổi trong sở thích và khuynh hướng tiêu dùng của thị trường. Qua đó, shop thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, thu hút khách hàng nhanh chóng hơn các shop khác.
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng nằm trong đoạn thị trường mục tiêu mà chủ shop hướng tới.
2. Xác định khách hàng mục tiêu - Yếu tố để bán hàng hiệu quả
Việc xác định đối tượng khách hàng mang lại shop các lợi ích như:
2.1. Hiểu rõ hơn về khách hàng
Quá trình phân tích, tìm hiểu khách hàng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, mức thu nhập,...) sẽ giúp shop hiểu rõ nhu cầu, hành vi và thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Qua đó, shop có thể cung cấp những sản phẩm phù hợp, tạo ra những trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho họ.
2.2. Tiếp cận khách hàng hiệu quả và tạo chuyển đổi
Khi xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng, chủ shop có thể lên kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này không chỉ giúp shop thu hút khách hàng mục tiêu, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng, mà còn tăng khả năng khách hàng giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng mới.
Xem thêm: Lưu ngay 8 cách tiếp cận khách hàng online nhanh và hiệu quả
2.3. Có kế hoạch kinh doanh phù hợp
Thay vì trải rộng tệp khách hàng gây tốn thời gian, công sức mà không mang lại hiệu quả cao thì xác định được khách hàng mục tiêu sẽ giúp shop biết cách lên kế hoạch, xây dựng chiến lược bán hàng rõ ràng, tăng tỷ lệ thành công.
Xem thêm: 6 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả, có ví dụ dễ hiểu
2.4. Tối ưu chi phí kinh doanh
Khi xác định được khách hàng mục tiêu, cửa hàng có thể tập trung vào những kênh, phương tiện, nội dung marketing phù hợp, thay vì phân tán nguồn lực cho những khách hàng không tiềm năng. Điều này giúp shop tiết kiệm chi phí, nhanh thu hồi vốn, tăng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả.
Khách hàng tiềm năng giúp shop thực hiện marketing hiệu quả, tiết kiệm nhiều chi phí.
Xem thêm:
3. Bật mí cách xác định khách hàng mục tiêu
Dưới đây là một số cách xác định đối tượng khách hàng mà chủ shop có thể tham khảo.
3.1. Thu thập thông tin khách hàng
Cách đầu tiên để xác định khách hàng mục tiêu chính là tạo ra chân dung khách hàng ban đầu. Theo đó, chủ shop hãy tạo hồ sơ chi tiết gồm dữ liệu, nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Sau đó, tiến hành thu thập các thông tin và hành vi mua sắm của đối tượng mục tiêu.
Để tiết kiệm thời gian và công sức, chủ shop có thể tham gia các nhóm liên quan đến ngành hàng. Hoặc sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu như Google Analytics, Similarweb, Social Listening.
Xem thêm: Bỏ túi 10 cách giữ chân khách hàng, duy trì doanh thu cao
3.2. Phân nhóm khách hàng
Khi thu thập được các dữ liệu khách hàng mục tiêu, chủ shop cần phân loại đối tượng thành 3 - 5 nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ gồm đối tượng khách hàng có chung nhu cầu, sở thích, hành vi mua sắm. Đồng thời, các nhóm này có thể đo lường và dễ tiếp cận để giúp chiến lược truyền thông, bán hàng thành công.
3.3. Xác định ai không phải đối tượng mục tiêu của shop
Trong quá trình tìm khách hàng mục tiêu, chắc chắn sẽ có những người tiêu dùng gần với chân dung khách hàng nhưng không có hành động mua hàng. Do đó, chủ shop nên xác định ai không phải đối tượng mục tiêu để không phải tốn quá nhiều chi phí quảng cáo cho những phân khúc không mang lại lợi nhuận.
3.4. Xây dựng chân dung (hình mẫu) khách hàng
Chủ shop nên phân tích và tổng hợp các thông tin đã thu thập được để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu rõ ràng hơn. Theo đó, shop có thể biết được sở thích, thói quen, thông tin nhân khẩu học và hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu thực sự.
Chủ shop thực hiện cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu dựa theo thông tin đã thu thập.
3.5 Nghiên cứu đối thủ để xác định khách hàng mục tiêu
Việc tìm hiểu về đối thủ cũng giúp shop xác định đối tượng mục tiêu hiệu quả. Để phân tích chi tiết đối thủ cạnh tranh, shop cần xem xét một số thông tin như: Thông tin tổng quan của đối thủ; sản phẩm và dịch vụ họ đang cung cấp; chiến lược tiếp thị đối thủ sử dụng; phản hồi của khách hàng về đối thủ.
4. Khách hàng mục tiêu có giống với khách hàng tiềm năng không?
Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng là 2 tệp khách hàng khác nhau thuộc phân khúc thị trường mà shop hướng đến. Để phân biệt 2 nhóm đối tượng này, chủ shop có thể dựa vào bảng dưới đây:
Phân biệt | Khách hàng mục tiêu | Khách hàng tiềm năng |
Khái niệm | Là nhóm người mà công ty nhắm đến và tập trung vào để bán sản phẩm. | Là những người có khả năng trở thành khách hàng của công ty trong tương lai. |
Mức độ hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ | Có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm. | Có hiểu biết ít hoặc chưa biết nhiều về sản phẩm. |
Mức độ sẵn sàng mua hàng | Sẵn sàng mua hàng. | Chưa sẵn sàng mua hàng. |
Tìm kiếm thông tin | Tìm kiếm thông tin về sản phẩm một cách chủ động. | Tìm kiếm thông tin về sản phẩm một cách bị động. |
Quyết định mua hàng | Có khả năng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng | Cần thời gian để đưa ra quyết định mua hàng |
Hy vọng bài viết trên giúp chủ shop hiểu rõ khách hàng mục tiêu là gì và cách xác định khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu, chủ shop cần lên kế hoạch tiếp cận để bán được sản phẩm. Đối với shop bán hàng online, ngoài chốt được đơn, chủ shop cũng cần đảm bảo tốc độ giao hàng để tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Theo đó, shop nên chọn đơn vị vận chuyển uy tín, cam kết thời gian giao hàng và có các tính năng hiện đại hỗ trợ kinh doanh, chẳng hạn như Giao Hàng Nhanh.
Giao Hàng Nhanh (GHN) - Giao siêu nhanh với cước phí tiết kiệm và vô vàn tiện ích
GHN là một trong những đơn vị vận chuyển được cả shop lớn và shop nhỏ tin tưởng lựa chọn hiện nay. Đồng hành cùng GHN shop sẽ nhận được các lợi ích như:
- Giao hàng nhanh, an toàn: Giao hàng siêu tốc, nội thành chỉ 24 giờ và HN-SG chỉ 1 - 2 ngày và cam kết hàng hóa đến nơi nguyên vẹn, an toàn nhờ hệ thống phân loại tự động hiện đại, có khả năng xử lý gần 2 triệu đơn/ngày và đội ngũ shipper chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.
- Mức phí hợp lý: Cước phí siêu tiết kiệm, được thiết kế phù hợp với shop lớn và nhỏ với mức phí tốt nhất chỉ từ 15.500 VNĐ/đơn. Đặc biệt, nếu shop đi đơn nhiều (từ 400 đơn/tháng), GHN sẽ chủ động điều chỉnh bảng giá ưu đãi giúp shop tiết kiệm tối ưu chi phí kinh doanh.
- Cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ: GHN cung cấp các tính năng như Giao thất bại - Thu tiền, Cảnh báo bom hàng,... giúp giảm chi phí phát sinh do boom hàng / hoàn hàng và tăng tỷ lệ giao thành công cho shop.
GHN hỗ trợ shop giao đơn hàng nhanh chóng, an toàn đến tận tay khách hàng.
>> Đăng ký/Đăng nhập ngay TẠI ĐÂY để cùng GHN vận chuyển đơn hàng đến khách hàng nhanh nhất!
Xem thêm: