Bán hàng đa kênh phù hợp với ai? Cách triển khai mô hình hiệu quả
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Bán hàng đa kênh là xu hướng “HOT” trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam bởi những lợi ích mà mô hình này mang lại như mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên có phải shop nào cũng có thể áp dụng mô hình này không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bán hàng đa kênh là gì cùng những vấn đề đang thắc mắc về mô hình này!
Bán hàng đa kênh trên nhiều nền tảng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
1. Tìm hiểu bán hàng đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh là hình thức kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau như hệ thống cửa hàng, website, sàn thương mại điện tử hoặc các trang mạng xã hội.
Kể từ sau đại dịch Covid-19 đến nay, xu hướng bán hàng đa kênh ngày càng bùng nổ, đầu tư nhiều giải pháp bán hàng, chương trình khuyến mãi cả online lẫn offline để kích cầu và xử lý hàng tồn, từ đó tăng doanh thu hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay có 2 mô hình bán hàng đa kênh phổ biến:
- Multichannel: Là mô hình kinh doanh trên nhiều kênh, nhưng không có sự liên kết giữa các kênh. Trên mỗi kênh, chủ shop sẽ triển khai phương án quản lý khác nhau.
- Omnichannel: Là mô hình kinh doanh trên nhiều kênh, giữa các kênh có sự liên kết chặt chẽ và đồng nhất dữ liệu, giúp chủ shop quản lý dễ dàng.
Bán hàng đa kênh là hình thức mua bán trên các nền tảng trực tuyến thông qua mạng Internet đang ngày càng được ưa chuộng.
2. Mô hình bán hàng đa kênh phù hợp với đối tượng nào?
Trước đây, khi nói đến bán hàng đa kênh nhiều người thường nghĩ chỉ những doanh nghiệp lớn mới có đủ khả năng áp dụng. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm hỗ trợ bán hàng đa kênh ra đời nên ngay cả chủ shop nhỏ cũng có thể áp dụng.
Như vậy, bán hàng đa kênh phù hợp với nhiều đối tượng kinh doanh như:
- Doanh nghiệp lớn.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Cá nhân bán hàng.
3. Bán hàng đa kênh: Tăng độ phủ sóng - Tăng trưởng doanh thu
Mô hình bán hàng đa kênh ngày càng được các shop và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhờ vào ưu điểm như:
- Có cái nhìn tổng thể về quy trình bán hàng như dòng tiền, vận chuyển, tồn kho,...
- Kết nối với khách hàng dễ dàng và thu hút nhiều người dùng mới tiềm năng.
- Tăng độ nhận diện cho shop thông qua nhiều kênh bán hàng khác nhau.
- Dễ dàng đo lường hiệu quả về doanh thu/ lợi nhuận cùng các chỉ số khác, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Tiết kiệm chi phí mở rộng mô hình kinh doanh vì có thể thực hiện thông qua các kênh bán hàng trực tuyến.
- Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng thông qua dữ liệu trên các kênh bán hàng, từ đó nắm rõ được đặc điểm tệp người mua tiềm năng một cách chi tiết hơn.
- Thực hiện các chiến lược marketing trên phạm vi kinh doanh rộng hơn qua nhiều kênh bán hàng.
Bán hàng đa kênh giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng thông qua nhiều nền tảng.
4. Cập nhật 7 xu hướng mới nhất trong bán hàng đa kênh
Để đạt hiệu quả tốt nhất khi áp dụng mô hình kinh doanh đa kênh, chủ bán hàng/doanh nghiệp có thể cập nhật kịp thời 7 xu hướng bán hàng mới nhất hiện nay. Bao gồm:
4.1. Livestream bán hàng
Livestream là hình thức quay video phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử. Với hình thức này, người bán sẽ trực tiếp giới thiệu sản phẩm, còn người mua thì dễ dàng quan sát sản phẩm và bình luận để được người bán giải đáp ngay. Nhờ có sự tương tác trực tiếp, nên hình thức Livestream giúp tăng khả năng mua hàng và chốt đơn.
Xem thêm: Cách livestream bán hàng hiệu quả cao, chốt đơn liên tục
4.2. Tiếp thị thông qua các video ngắn
Hiện nay, có nhiều shop xây dựng nội dung thông qua các video ngắn dưới 1 phút, triển khai trên các nền tảng xã hội (đặc biệt là TikTok). Bằng cách này, người dùng vừa có thể giải trí, vừa nhanh chóng nắm rõ thông điệp mà shop muốn truyền tải. Nội dung video càng thú vị thì người dùng càng có thiện cảm với shop và tăng khả năng chốt đơn.
4.3. Hợp tác quảng bá sản phẩm cùng KOL, KOC trên mạng xã hội
KOL (Key Opinion Leader) là người có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó hoặc nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. KOC (Key Opinion Consume) là người tiêu dùng chủ chốt. Thông thường họ sẽ chia sẻ về những trải nghiệm đã sử dụng sản phẩm, qua đó người dùng có thể hiểu rõ về sản phẩm và đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm đó hay không.
Nhiều shop online đã hợp tác với các KOL và KOC để đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm, nâng cao uy tín cho sản phẩm và thương hiệu, từ đó thúc đẩy quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
Việc kết hợp với các KOC - KOL giúp tăng độ nhận diện thương hiệu với người tiêu dùng.
4.4. Kết hợp công nghệ AR vào bán hàng
Một trong những nguyên nhân làm cản trở quyết định mua sắm online của khách hàng là họ không được nhìn và thử sản phẩm trực tiếp. Chính vì vậy, một số nhà bán hàng đa kênh đã kết hợp công nghệ thực tế ảo (AR) giúp khách hàng có thể thử sản phẩm trước khi mua. Ví dụ, hãng mỹ phẩm L’Oreal cho phép khách hàng tải hình ảnh của mình lên để thử sản phẩm ngay trên khuôn mặt như son môi, má hồng, phấn nền, kẻ mày,...
4.5. Thanh toán trực tuyến với nhiều hình thức
Việc giao dịch trực tuyến khi mua sắm online thông qua ứng dụng ngân hàng hay ví điện tử đang được phần lớn khách hàng yêu thích như ví ShopeePay, ZaloPay, Momo,... Đồng thời, các hình thức thanh toán trực tuyến này cũng được nhiều khách hàng ưu tiên khi mua sắm tại cửa hàng. Để thanh toán, khách hàng chỉ cần quét mã QR hoặc nhập thông tin ngân hàng qua vài thao tác đơn giản.
4.6. Tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Từ trước đến nay, các chương trình khuyến mãi luôn là công cụ thu hút tệp khách hàng tiềm năng và thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó, khi bán hàng trên đa kênh, chủ shop nên áp dụng các chương trình khuyến mãi sao cho đồng nhất trên nhiều nền tảng để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn luôn là giải pháp marketing giúp tăng doanh thu hiệu quả.
4.7. Dịch vụ giao hàng 1 phần, tăng trải nghiệm mua hàng online
Giao hàng 1 phần là hình thức shipper hỗ trợ shop mang nhiều sản phẩm có kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau, nhưng vẫn tính phí 1 lần giao hàng như bình thường, những sản phẩm còn lại được shipper hoàn trả về cho shop với mức phí nhất định. Cách này giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn để tìm ra sản phẩm ưng ý nhất, tăng trải nghiệm mua hàng và tăng tỷ lệ giao đơn thành công cho chủ shop.
Hiện nay, Giao Hàng Nhanh - GHN là một trong những đơn vị hiếm hoi áp dụng chính sách Giao hàng 1 phần, áp dụng cước phí hoàn trả các mặt hàng còn lại chỉ 5000 đồng/đơn nội tỉnh, 50% cước phí chiều giao/ đơn cho các khu vực còn lại. Xem thêm TẠI ĐÂY.
5. Bán hàng đa kênh cũng có những thách thức
Bán hàng đa kênh tuy có nhiều lợi ích, nhưng cũng có không ít thách thức mà các shop cần đối mặt như sau:
- Hàng tồn kho: Việc không thể nắm bắt và cập nhật chính xác tình hình tồn kho sẽ dẫn đến nguy cơ thất thoát hàng hoá khiến chi phí tăng cao, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp làm mất đi lượng khách hàng về phía đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược bán hàng: Mỗi kênh bán hàng có những đặc điểm khác nhau phù hợp với từng ngành hàng. Do đó, việc áp dụng chiến lược bán hàng không phù hợp sẽ làm gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
- Lựa chọn kênh bán hàng: Nhiều nhà bán hàng cho rằng càng bán hàng trên nhiều kênh càng hiệu quả. Thực tế, việc lựa chọn sai kênh có thể làm tốn kém chi phí và có thể ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh bán hàng phù hợp và hiệu quả nhất để phát triển lâu dài.
- Quản lý dữ liệu khách hàng: Không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu khách hàng hiệu quả. Đặc biệt, quá trình này lại càng khó khăn hơn đối với mô hình bán hàng đa kênh.
Nhiều doanh nghiệp bán hàng đa kênh vẫn chưa có cách quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả.
6. Muốn bán hàng đa kênh hiệu quả, đừng bỏ qua 7 bí quyết
Dưới đây là 7 cách bán hàng đa kênh hiệu quả mà shop nào cũng có thể áp dụng:
6.1. Cần phân tích rõ khách hàng mục tiêu
Việc đầu tiên mà chủ shop cần làm là nghiên cứu sở thích, nhu cầu và hành vi mua sắm của tệp khách hàng mục tiêu. Để làm được việc này, chủ bán hàng có thể đặt câu hỏi hoặc thông qua mạng xã hội và các công cụ khảo sát ý kiến để hiểu rõ khách hàng của mình hơn.
6.2. Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp, xác định mục tiêu của kênh
Chủ bán hàng cần lựa chọn kênh kinh doanh phù hợp với đặc thù sản phẩm và tệp khách hàng mục tiêu. Sau đó, chủ shop tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh tập trung vào các kênh phù hợp và tiềm năng nhất để thu hút thêm nhiều khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu hiệu quả.
6.3. Đồng bộ dữ liệu của các kênh
Các kênh bán hàng cần sử dụng một chủ đề xuyên suốt, đồng thời thể hiện rõ đặc điểm và tầm nhìn kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các hình ảnh đăng tải trên các kênh cần rõ nét, video sinh động còn nội dung thì chuẩn SEO.
Việc đồng bộ dữ liệu trên tất cả các kênh giúp hạn chế sai sót trong quá trình quản lý.
6.4. Xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh (có tính cá nhân hóa)
Mỗi thời điểm và xu hướng sẽ cần đến những sản phẩm khác nhau nên chủ shop cần nắm bắt kịp thời để đưa ra mặt hàng kinh doanh phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu. Cụ thể, chủ bán hàng cần nghiên cứu xem người mua quan tâm mặt hàng gì, sử dụng nền tảng nào, online vào thời điểm nào nhiều nhất,... Từ đó, chủ shop sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả khi bán hàng đa kênh.
6.5. Quản lý chặt chẽ khi bán hàng đa kênh
Trong quá trình bán hàng đa nền tảng, chủ shop cần đưa ra phương án quản lý hiệu quả. Cụ thể, chủ shop sẽ phân tích, tìm hiểu rồi tìm ra phương án để đồng bộ dữ liệu sản phẩm cùng thông tin đơn hàng và khách hàng để tránh thất thoát hàng hóa trong quá trình kinh doanh.
6.6. Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng tối ưu
Theo một số thống kê cho rằng nhu cầu mua hàng online thực tế của một khách hàng thường tăng 20 - 30% so với dự định. Do đó, bên cạnh đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp, chủ shop cần xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng online trên các kênh để nâng cao trải nghiệm của người mua. Điều này giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo.
6.7. Đánh giá và có sự điều chỉnh chiến lược giao hàng khi cần thiết
Hiện nay, chiến lược giao hàng giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh online. Theo đó, hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín là điều rất cần thiết.
Hơn 11 năm qua, hàng triệu shop lớn nhỏ đã tin chọn GHN để hợp tác lâu dài, an tâm kinh doanh. Dịch vụ GHN Express có nhiều thế mạnh như:
- Giao hàng nhanh như hỏa tốc, chỉ trong 1-2 ngày (tùy khu vực) nhờ hệ thống phân loại hàng hóa tự động lớn nhất nước. Khách hàng của shop nhận hàng nhanh cũng thêm hài lòng, giảm tỷ lệ hoàn đơn.
- Cước phí tốt cho cả shop nhỏ và shop lớn, đặc biệt với shop cần vận chuyển hơn 400 đơn/tháng thì GHN cũng có mức giá ưu đãi, giúp shop tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận kinh doanh. Xem thêm TẠI ĐÂY.
- GHN triển khai hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 trên website và App, giúp chủ shop đặt đơn nhanh chóng, theo dõi tình trạng đơn hàng dễ dàng, quản lý dòng tiền COD chặt chẽ.
- Đồng hành cùng các shop tăng tỷ lệ giao hàng thành công, GHN cũng phát triển các tính năng hỗ trợ bán hàng hiệu quả như Chống bom hàng, Giao thất bại thu tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần,...
Bán hàng đa kênh và hợp tác với GHN để vận chuyển hàng hóa chính là bí quyết thành công của nhiều shop lớn, nhỏ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn biết cách xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả để shop online ngày càng phát triển trong tương lai. Đừng quên đăng ký ngay với GHN TẠI ĐÂY để được hưởng nhiều đặc quyền cho thành viên mới.
Xem thêm: Khách hàng trung thành là gì?