Hướng dẫn cách định giá sản phẩm cho người mới kinh doanh hiệu quả

Lần đầu tiên bán hàng, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi băn khoăn về cách định giá sản phẩm như thế nào để vừa có lợi nhuận mà vừa có thể thu hút khách hàng. Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau, GHN sẽ chia sẻ ngay bí quyết nhé!

1. Tìm hiểu định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm là số tiền mà khách hàng phải trả khi mua sản phẩm của shop.

Khi mới kinh doanh, khâu định giá sẽ là bước khó khăn với nhiều người. Để định giá sản phẩm không bị lỗ, chủ shop cần lưu ý:

  • Mức giá tương xứng với giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.

  • Định giá sản phẩm cần dựa vào nguồn lực của shop, đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường trong từng thời điểm.

  • Đưa ra mức giá không quá cao cũng không quá thấp, nhằm đảm bảo lợi nhuận kinh doanh và làm hài lòng khách hàng.

Các loại chi phí cấu thành giá sản phẩm bao gồm:

  • Giá vốn hàng bán: Là chi phí sản xuất sản phẩm hoặc chi phí nhập hàng để bán lại, bao gồm cả phí đóng gói và giao hàng.

  • Các chi phí khác: Chi phí quảng cáo, chi phí thiết kế hoặc duy trì website, chi phí giao dịch trên sàn thương mại điện tử, chi phí thuê nhân viên,...

Ví dụ: Shop nhập hàng một chiếc áo có giá vốn 100.000 đồng, các chi phí kèm theo là 20.000 đồng. Vậy tổng chi phí sản xuất là 120.000 đồng. Với tỷ lệ lợi nhuận mong muốn là 30%, shop có thể định giá là 156.000 đồng/áo.

Bạn cần nghiên cứu thị trường thật kỹ - tính toán chi phí thật chính xác để tìm ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của bạn.

Tìm hiểu thêm: Giá bán là gì? Công thức tính và xác định giá bán như thế nào?

2. Vì sao cần biết cách định giá sản phẩm?

Định giá sản phẩm là bước quan trọng bạn cần biết trước khi bán hàng bởi vì:

  • Hiểu rõ giá trị sản phẩm để xác định giá bán hợp lý: Giúp shop đưa ra mức giá bán phù hợp nhằm đảm bảo lợi nhuận và tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.

  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, bạn có thể điều chỉnh giảm giá. Điều này cũng giúp tăng số lượng hàng hóa bán ra, từ đó thúc đẩy doanh thu hiệu quả.

  • Tối ưu khâu quản lý tài chính, lợi nhuận: Việc định giá quá thấp sẽ không đảm bảo lợi nhuận. Còn nếu định giá cao sẽ khó thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm.

3. Thời điểm áp dụng chiến lược định giá sản phẩm phù hợp

Trong quá trình kinh doanh online, shop nên cân nhắc định giá sản phẩm vào các thời điểm như:

  • Giới thiệu sản phẩm mới.

  • Chi phí sản xuất hoặc nhập hàng thay đổi.

  • Tham gia thị trường kinh doanh mới.

  • Đối thủ cạnh tranh tăng/ giảm giá sản phẩm.

  • Kinh tế thị trường đang trong thời kỳ suy thoái hoặc lạm phát.

  • Thay đổi chiến lược bán hàng.

Lựa chọn thời điểm áp dụng phù hợp là yếu tố quyết định đến sự thành công của chiến lược định giá sản phẩm.

4. Các phương pháp định giá phổ biến hiện nay

Dưới đây là các cách định giá sản phẩm phổ biến giúp bạn đưa ra mức giá phù hợp trong từng trường hợp, bao gồm:

4.1 Định giá dựa trên chi phí

Định giá dựa trên chi phí là đưa ra mức giá dựa vào biên độ lợi nhuận mà shop đưa ra. Cụ thể, bạn sẽ cộng tất cả các chi phí sản phẩm, bao gồm cả lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp định giá sản phẩm này chỉ nên áp dụng cho các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ.

4.2 Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Đây là phương pháp định giá mà bạn sẽ dựa vào mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Lúc này, mức giá mà bạn đưa ra sẽ là giá trị trung bình của các mức giá từ cao đến thấp của đối thủ cạnh tranh. Lưu ý, bạn nên tránh đưa ra mức giá bán dưới mức trung bình để đảm bảo biên độ lợi nhuận đã đặt ra. 

4.3 Định giá theo combo sản phẩm

Phương pháp này là chiến lược định giá theo gói, bao gồm các sản phẩm/ dịch vụ có đặc điểm tương đồng hoặc có thể kết hợp với nhau. Theo đó, mức giá tổng thể đưa ra sẽ thấp hơn giá riêng lẻ của từng sản phẩm/ dịch vụ. Nếu muốn áp dụng phương pháp định giá sản phẩm này, bạn sẽ kết hợp các sản phẩm có tính chất tương đồng hoặc bổ sung cho nhau rồi đưa ra mức giá ưu đãi nhất. Chiến lược này chỉ thu hút người mua khi các sản phẩm/ dịch vụ trong combo thực sự hỗ trợ lẫn nhau.

Bạn nên đưa ra mức giá tổng thể cho combo thấp hơn giá riêng lẻ từng sản phẩm để kích cầu mua sắm.

4.4 Định giá dựa trên giá trị

Đây là phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm của shop. Cụ thể, shop sẽ dựa vào điểm bán hàng độc đáo nhất (USP) mà shop muốn cung cấp cho người tiêu dùng. Giá bán sẽ bao gồm giá trung bình của đối thủ cạnh tranh và giá trị USP. Tuy nhiên, với phương pháp định giá sản phẩm này, shop cần xác định và quảng bá để người mua nhận thấy điểm độc đáo nhất của sản phẩm.

4.5 Định giá động

Định giá động là chiến lược định giá sản phẩm dựa vào quy luật thay đổi cung - cầu trên thị trường. Người bán cần xác định giá bán sao cho phù hợp với các biến động trong thị trường mua sắm và mức độ cạnh tranh. Cụ thể, nếu mức độ cạnh tranh tăng, bạn có thể định giá thấp hơn để thu hút khách hàng. Còn nếu đối thủ hết hàng và nhu cầu mua hàng tăng thì bạn có thể định giá cao hơn để tăng lợi nhuận. Với phương pháp này, bạn cần nghiên cứu biến động thị trường và đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp.

4.6 Định giá lỗ

Định giá lỗ là phương pháp định giá thấp cho một số sản phẩm rẻ để thu hút khách hàng. Khi lựa chọn phương pháp này, bạn sẽ thiết lập mức giá thấp nhất có thể cho một số sản phẩm. Đồng thời, bạn có thể đưa ra mức giá cao hơn cho các sản phẩm đi kèm hoặc mặt hàng khác để đảm bảo lợi nhuận. Phương pháp định giá sản phẩm này phù hợp với những sản phẩm có lõi, vỏ hoặc phải mua lại nhiều lần. Tuy nhiên, bạn không nên thiết lập mức giá quá cao hoặc quá thấp để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

4.7 Định giá hớt váng

Đây là phương pháp mà bạn sẽ định giá sản phẩm ở mức cao trong thời gian đầu và giảm dần trong các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, bạn sẽ tận dụng các sản phẩm mới và độc quyền để định giá cao nhất. Lúc này, khách hàng sẽ chấp nhận mức giá đó để mua được những sản phẩm vừa có mặt trên thị trường. Khi thị trường bão hòa, bạn sẽ giảm dần giá bán xuống mức thấp hơn để duy trì doanh thu. Lưu ý, với phương pháp này, bạn có thể sử dụng các cụm từ như “Sản phẩm giới hạn số lượng” hay “Khuyến mãi độc quyền” để đánh vào tâm lý thích điều mới lạ và sợ bỏ lỡ sản phẩm của khách hàng.

Đối với các sản phẩm mới lạ hoặc độc quyền, bạn có thể định giá cao rồi giảm dần khi thị trường bão hòa.

Vậy nên lựa chọn phương pháp định giá nào? Tùy theo nhu cầu và chiến lược kinh doanh mà người bán sẽ cần kết hợp một số chiến lược định giá lại với nhau để tính giá bán sản phẩm của mình. Với những người mới kinh doanh, nên ưu tiên định giá dựa trên chi phí, giá cả cạnh tranh hoặc theo combo sản phẩm để tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Bên cạnh việc chọn được chiến lược định giá sản phẩm phù hợp, chủ shop đừng quên chú trọng đến khâu giao hàng. Bởi tiến độ giao hàng nhanh cũng là yếu tố quan trọng giúp gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách.

Bí quyết tăng khả năng thành công là shop nên hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo hàng giao nhanh, nguyên vẹn đến tay khách hàng. Khi đó, khách hàng ấn tượng nên sẽ quay lại mua nhiều hơn, từ đó thúc đẩy tăng doanh thu.

Giao Hàng Nhanh (GHN) - Giao siêu nhanh, giá siêu tốt, hàng siêu an toàn

GHN là một trong những đơn vị vận chuyển lớn, hợp tác cùng hơn 100.000 cửa hàng và doanh nghiệp trên toàn quốc, không ngừng nỗ lực nâng cấp các dịch vụ để phục vụ tốt nhất:

Cước phí tiết kiệm được thiết kế phù hợp với cả shop nhỏ và shop lớn. Đây cũng là yếu tố góp phần hỗ trợ shop định giá sản phẩm cạnh tranh hơn so với các shop khác, đồng thời thu hút khách hàng, góp phần tăng doanh số và lợi nhuận. Xem bảng giá chi tiết tại: https://ghn.vn/pages/bang-gia-moi-sieu-tiet-kiem

Giao hàng nhanh như hỏa tốc với thời gian toàn trình ngắn, nội thành chỉ trong 24 giờ, liên tỉnh chỉ từ 1 - 2 ngày. Nhờ đó mà khách hàng càng hài lòng, tạo sự uy tín cho người bán.

Hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 trên website và App giúp chủ shop dễ dàng lên đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng mọi lúc mọi nơi, đồng thời nhanh chóng xử lý các phát sinh (nếu có).

Triển khai các dịch vụ khác như Giao thất bại - Thu tiền, Cảnh báo bom hàng, Giao 1 phần - Trả 1 phần,... nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ shop, tối ưu chi phí vận hành.

Hơn 2000 bưu cục GHN không ngừng nghỉ trên chặng đường trao tay hàng triệu đơn hàng mỗi ngày.

Shop đăng ký TẠI ĐÂY để sử dụng dịch vụ ngay nhé! 

5. Mẹo áp dụng chiến lược định giá sản phẩm tăng doanh thu hiệu quả

Bên cạnh việc nắm rõ thời gian và các phương pháp, bạn cần ghi nhớ một số mẹo để định giá sản phẩm phù hợp giúp mang về doanh thu khủng, cụ thể:

  • Tập trung bán một phân khúc sản phẩm hoặc đẩy doanh số cho một số mặt hàng chủ đạo của thương hiệu.

  • Nếu muốn giảm giá thành, bạn có thể giảm chi phí sản xuất hoặc thay đổi bao bì/ cách đóng gói.

  • Để thu hút người mua, bạn nên chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, đóng gói chỉn chu để tăng sự tin tưởng.

  • Áp dụng hiệu ứng tâm lý như: Tận dụng các con số bất cân đối (220.000 đồng giảm còn 199.000 đồng), hiệu ứng làm tròn giá hoặc xem giá cả là thước đo để đánh giá chất lượng.

Có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm nên bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và trang bị cho mình những kiến thức hữu ích. Với những chia sẻ trong bài viết, mong rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra mức giá phù hợp giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập