Chi phí kinh doanh là gì và cách tối ưu cho chủ shop?

Chủ shop, đặc biệt là nhà bán hàng mới nên hiểu rõ các loại chi phí kinh doanh để biết cách kiểm soát và tối ưu lợi nhuận thu được hàng tháng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng GHN tìm hiểu chi tiết về chi phí hoạt động trong kinh doanh nhé. 

1. Tìm hiểu chi phí kinh doanh là gì?

Chi phí kinh doanh là các khoản phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để vận hành và tạo nên doanh thu. Bao gồm tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền lương nhân viên, tiền sửa chữa và bảo trì, tiền thuế, tiền thuê nhà xưởng, tiền mua thiết bị,...

Để đạt được doanh thu và lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần phải biết cách kiểm soát chi phí kinh doanh, cắt giảm những khoản không cần thiết và tập trung đẩy mạnh khoản phí quan trọng. 

Biết cách quản lý chi phí trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 

Xem thêm: Tìm hiểu thêm chiến lược chi phí thấp là gì?

2. Các loại chi phí kinh doanh

Dưới đây là 2 loại chi phí bạn cần biết khi kinh doanh:

2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh có liên quan đến hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Đây là chi phí quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Cụ thể gồm: 

Giá vốn hàng bán: Là giá mua thực tế của hàng hóa bán ra trong kỳ. Với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Còn với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là giá mua sản phẩm bán ra và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra. 

Chi phí bán hàng: Đây là chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ như tiền lương nhân viên, phụ cấp lương, phí vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, tiền hoa hồng cho đại lý, phí quảng bá sản phẩm,...

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là phí dùng để quản lý các hoạt động chung của doanh nghiệp, không liên quan đến sản xuất hay bán sản phẩm như tiền thuê mặt bằng, khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý, thưởng nhân viên, chi phí hỗ trợ giáo dục,...

Chi phí hoạt động tài chính: Đây là khoản phí cho việc đầu tư tài chính để dùng nguồn vốn hợp lý, tăng doanh thu cho doanh nghiệp như chiết khấu thanh toán cho người mua, chi phí cho vay và vay vốn, khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,...

2.2 Chi phí khác

Chi phí khác gồm các khoản phí phát sinh do sự kiện hoặc nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động tạo ra doanh thu, chẳng hạn như:

  • Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kể cả giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có).

  • Tiền phạt do vi phạm hợp đồng và chi phí thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.

  • Chi phí thu hồi nợ đã xóa sổ.

  • Giá trị tổn thất của tài sản sau khi bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, khoản bồi thường. 

3. Công thức tính chi phí kinh doanh

Cách tính chi phí trong kinh doanh như sau:

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố = Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ (Tổng phát sinh bên Nợ TK 1562 trong kỳ) + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp = Chi phí vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí khấu hao và phân bổ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác + (Chênh lệch thành phẩm, sản phẩm dở dang đầu kỳ – cuối kỳ).

Hay Tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chênh lệch thành phẩm/sản phẩm dở dang cuối kỳ/đầu kỳ.

4. Lợi ích khi chủ shop biết cách quản lý chi phí kinh doanh

Quản trị chi phí kinh doanh tốt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn, cụ thể gồm:

4.1. Tối đa hóa lợi nhuận

Kiểm soát chi phí hợp lý, phân bổ nguồn tiền vào đúng vào các hoạt động kinh doanh sẽ giúp shop thu về lợi nhuận ở mức tối đa. 

4.2. Giảm tối đa tổn thất

Quản lý chi phí kinh doanh tốt giúp shop hạn chế được các khoản phát sinh ngoài kế hoạch, đánh giá tình hình tài chính dễ dàng, kịp thời điều chỉnh các khoản phí bất hợp lý để hạn chế tổn thất. 

Biết cách quản lý chi phí trong kinh doanh sẽ hạn chế được tối đa tổn thất. 

4.3. Hoạch định kế hoạch kinh doanh

Kiểm soát chi phí trong kinh doanh tốt, đặc biệt là các khoản đầu vào có thể dự trù sẽ giúp shop lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp, định giá sản phẩm hợp lý để thu về nguồn lợi nhuận lớn. 

4.4. Dự báo doanh số và lao động

Việc quản lý và tính toán chính xác về chi phí kinh doanh cũng giúp shop dự báo được doanh số đạt được và lượng lao động cần thuê trong tương lai. 

5. Bí quyết giúp chủ shop tối ưu hóa chi phí kinh doanh hiệu quả

Để tối ưu chi phí trong kinh doanh đạt hiệu quả cao, shop có thể áp dụng 6 bí quyết được gợi ý dưới đây. 

5.1. Tiết kiệm chi phí giao hàng

Nếu kinh doanh online, giao hàng là một khâu quan trọng, bao gồm các loại phí như phí vận chuyển nội thành/ngoại thành, phí giao lại nếu khách hàng đổi trả sản phẩm, phí hoàn hàng nếu giao thất bại. Do đó, để tiết kiệm chi phí giao hàng bạn nên ưu tiên chọn đơn vị vận chuyển uy tín và có mức cước phí hợp lý, nhiều chính sách ưu đãi. 

Giao Hàng Nhanh: Giao hàng siêu tốc với cước phí siêu tiết kiệm

Giao Hàng Nhanh (GHN) là đối tác vận chuyển được nhiều chủ shop lựa chọn hiện nay nhờ vào 4 ưu thế sau: 

  • Bảng giá cước tiết kiệm, được thiết kế phù hợp với cả shop lớn và shop nhỏ. Nhờ vậy mà shop có thể tối ưu chi phí và kinh doanh hiệu quả hơn. Xem chi tiết bảng giá của GHN TẠI ĐÂY

  • GHN cung cấp các dịch vụ như Giao thất bại - Thu tiền, Tính năng cảnh báo chống bom hàng, Giao 1 phần - Trả 1 phần, miễn phí lấy hàng, miễn phí giao lại giúp shop giảm chi phí phát sinh, tăng tỷ lệ giao thành công, tối ưu lợi nhuận trên từng đơn hàng.

  • Đặc biệt, GHN còn tích hợp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh (TUHA.VN, NOBITA.PRO, TRUSTSALES,...) giúp chủ shop chỉ cần thao tác trên 1 nền tảng, tiết kiệm thời gian, tránh sót đơn. Đồng thời shop còn được hưởng các ưu đãi hấp dẫn từ GHN khi là đối tác của phần mềm. 

  • GHN hỗ trợ giao hàng nhanh như hỏa tốc, nhanh hơn 6 tiếng so với các đơn vị vận chuyển khác với đơn nội thành trong 24 giờ và tuyến HN - SG chỉ mất 1 - 2 ngày. Qua đó hàng hóa sẽ đến tay khách hàng nhanh chóng, an toàn đồng thời giúp shop tăng thiện cảm và sự uy tín.

Các “chiến binh” của GHN luôn đảm bảo giao hàng nhanh, an toàn và đúng hẹn với khách hàng. 

Đăng ký dịch vụ giao hàng của GHN ngay tại https://sso.ghn.vn/ 

5.2. Tối ưu chi phí quảng cáo (marketing)

Đối với chi phí quảng cáo, ngoài các hoạt động tốn nhiều phí, chủ shop có thể tối ưu chi phí bằng cách mở rộng các hình thức marketing khác. Ví dụ như tạo các trang mạng xã hội, triển khai SEO,... Ngoài ra, việc chăm sóc tệp khách hàng trung thành cũng giúp shop kinh doanh hiệu quả và dễ có thêm khách hàng mới hơn, thay vì chỉ tập trung vào tiếp thị thu hút khách hàng tiềm năng. 

5.3. Giảm thiểu chi phí tài chính

Chủ shop nên xem xét lại các khoản vay và hợp đồng bảo hiểm để loại bỏ những khoản phí phát sinh hoặc không cần thiết. Bên cạnh đó, khi lựa chọn nhà cung cấp đầu vào, shop cũng nên so sánh giá cả và lựa chọn đối tác có mức phí phù hợp với mình nhất. 

5.4. Nâng cao kỹ năng của nhân viên

Hiệu suất của nhân viên cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và chi phí kinh doanh. Vì thế, shop nên giao cho nhân viên những công việc phù hợp với năng lực để họ có thể phát huy hết khả năng của mình. Từ đó hiệu suất công việc tăng lên và shop vận hành cũng tốt hơn. 

5.5. Đầu tư công nghệ hiện đại trong quản lý

Ứng dụng các công nghệ hiện đại như phần mềm quản lý chuyên nghiệp, máy in, máy quét,... giúp các quy trình làm việc trở nên nhanh và đơn giản hơn, giảm thiểu các sai sót, tối ưu chi phí quản lý, chi phí nhân sự. 

5.6. Theo dõi ngân sách và điều chỉnh

Việc thường xuyên theo dõi ngân sách giúp shop biết được cụ thể tình hình kinh doanh. Từ đó shop sẽ có sự điều chỉnh và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp để tăng doanh thu, giảm phí phát sinh, sử dụng nguồn tiền hiệu quả. 

Nhìn chung, chi phí kinh doanh là một yếu tố quan trọng, quyết định phần lớn đến doanh thu của shop. Nếu quản lý chi phí trong kinh doanh đúng cách sẽ giúp shop thu về lợi nhuận tối đa. Do vậy, hãy thử áp dụng các bí quyết tối ưu chi phí kinh doanh gợi ý ở trên cho shop mình nhé.

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập