Kênh phân phối là gì? Các kênh phân phối hiệu quả hiện nay

Kênh phân phối là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kế hoạch marketing của thương hiệu. Vậy kênh phân phối là gì? Shop nên chọn kênh phân phối nào để kinh doanh thuận lợi? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu giải đáp nhé!

1. Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là hình thức trung gian hỗ trợ shop trong quá trình phân bổ những sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường, từ đó đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng tiềm năng. Thông qua kênh phân phối, chuỗi cung ứng hàng hóa của shop sẽ được lưu thông liên tục và liền mạch.

Kênh phân phối là hình thức trung gian hỗ trợ thương hiệu phân bố sản phẩm ra thị trường.

2. Tầm quan trọng của kênh phân phối

Kênh phân phối mang đến nhiều lợi ích cho cả chủ shop và người tiêu dùng, cụ thể:

2.1 Đối với chủ kinh doanh

  • Kênh phân phối giúp thương hiệu tăng độ bao phủ trên thị trường. Khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm của thương hiệu ở nhiều nơi khác nhau, họ sẽ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu tốt hơn.
  • Các kênh phân phối tác động trực tiếp đến hiệu quả bán hàng của shop, đồng thời là một yếu tố quan trọng giúp chiến dịch marketing thành công.
  • Kênh phân phối là cầu nối giúp thương hiệu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Qua đó, thương hiệu có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, mở rộng thị trường và gia tăng doanh số.
  • Kênh phân phối giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất và vận chuyển, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.2 Đối với người tiêu dùng

Kênh phân phối giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng. Qua đó, họ có thể mua sắm tiện lợi ngay cả khi thương hiệu không có cửa hàng tại khu vực sinh sống. Bên cạnh đó, kênh phân phối còn mang đến khách hàng nhiều lựa chọn về sản phẩm giá cả và dịch vụ. Nhờ đó, khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích.

Mô hình kênh phân phối giúp người tiêu dùng mua sắm dễ nhanh chóng mà không cần đến địa chỉ nhà sản xuất.

3. Các loại kênh phân phối trong marketing phổ biến hiện nay

Dưới đây là các loại kênh phân phối phổ biến trong marketing:

3.1 Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp cho phép người tiêu dùng mua hàng từ nhà sản xuất. Có 2 loại:

  • Kênh phân phối trực tiếp truyền thống: Đây là kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không cần thông qua bất kỳ kênh trung gian nào.
  • Kênh phân phối trực tiếp hiện đại: Kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng thông qua nền tảng internet bao gồm Facebook, sàn TMĐT, website,...

Ví dụ kênh phân phối trực tiếp:

Những thương hiệu lớn tiêu biểu như chuỗi cửa hàng Trung Nguyên hay Vinamilk hiện đã áp dụng hình thức phân phối sản phẩm trực tiếp qua kênh phân phối trực tiếp hiện đại. Theo đó, thương hiệu mở các store online chính hãng trên các nền tảng mua sắm trực tuyến uy tín như Lazada, Shopee,...

3.2 Kênh phân phối gián tiếp

Kênh phân phối gián tiếp là thương hiệu sẽ phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các kênh trung gian như nhà bán lẻ, đại lý ký gửi,... Hiện nay, kênh phân phối gián tiếp gồm 3 cấp độ:

  • Cấp 1: Nhà sản xuất - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng.
  • Cấp 2: Nhà sản xuất - Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng.
  • Cấp 3: Nhà sản xuất - Môi giới - Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng.

Ví dụ:

Các thương hiệu mỹ phẩm lớn đã áp dụng mô hình kênh phân phối gián tiếp thông qua các chuỗi cửa hàng chăm sóc sắc đẹp như Guardian, Hasaki, Watsons,... giúp người mua dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

3.3 Kênh phân phối tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing

Kênh phân phối tiếp thị liên kết cho phép chủ shop đặt sản phẩm/dịch vụ tại facebook, Instagram, TikTok,... trên các bài viết của cộng tác viên, KOL/KOC. Khi người tiêu dùng truy cập vào đường liên kết mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ thì cộng tác viên sẽ nhận được tiền hoa hồng từ những lượt truy cập đó.

Ví dụ: 

Các thương hiệu son Black Rouge gửi link sản phẩm trên các bài đăng video của các KOL/KOC trên TikTok. Qua đó, người tiêu dùng truy cập đường liên kết và đặt hàng thành công, dễ dàng. Xem thêm TẠI ĐÂY.

Kênh phân phối tiếp thị liên kết không chỉ giúp shop tăng doanh số mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường hiệu quả.

3.4 Kênh phân phối đa cấp

Kênh phân phối đa cấp là dạng phân phối mà trong đó người tiêu dùng đóng vai trò như một cấp phân phối sản phẩm đến cho người mua tiếp theo. Hình thức phân phối này sẽ giúp thương hiệu tối ưu chi phí cho quá trình kinh doanh.

Ví dụ:

Nhà sản xuất thuốc/thực phẩm chức năng gửi sản phẩm cho người tiêu dùng 1. Khi có người khác cần mua, người tiêu dùng 1 sẽ bán sản phẩm cho họ và nhận hoa hồng (%).

4. Cách xây dựng kênh phân phối hiệu quả

Để xây dựng hệ thống kênh phân phối hiệu quả, chủ kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn các bước dưới đây.

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Đây là bước quan trọng giúp shop xác định đúng mục đích kinh doanh, từ đó lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Để xác định khách hàng mục tiêu, chủ shop cần trả lời các câu hỏi:

  • Đối tượng khách hàng hướng đến là ai, đặc điểm về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,... của họ thế nào?
  • Khách hàng có xu hướng mua hàng tại đâu: cửa hàng tạp hóa, siêu thị hay đặt hàng online,...?
  • Thói quen, sở thích của đối tượng khách hàng ra sao?
  • Ở những địa điểm khác nhau thì hành vi tiêu dùng của người mua các khác như thế nào?
  • Tần suất tiêu dùng sản phẩm và tiềm năng mua hàng trong tương lai của họ ra sao?

Khi có đáp án của những câu hỏi này, shop được thông tin để làm cơ sở xác định mục tiêu. Qua đó, shop lựa chọn được kênh phân phối phù hợp.

Bước 2: Lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng

Sau khi xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, chủ shop tiến hành tìm hiểu, đánh giá thông tin. Sau đó, shop lên danh sách kênh phối phối phù hợp với chiến lược kinh doanh và nguồn vốn ban đầu.

Shop phân tích thông tin khách hàng mục tiêu rồi lên danh sách kênh phân phối phù hợp.

Bước 3: Đánh giá và lựa chọn kênh phân phối

Dựa trên danh sách kênh phân phối, chủ shop tiến hành đánh giá và lựa chọn kênh phân phối thích hợp với shop để hợp tác. Kênh phân phối cần đảm bảo có sự tương đồng về thị trường, khách hàng mục tiêu, đáp ứng được thỏa thuận về giá cả, lợi nhuận, khả năng hợp tác lâu dài.

Bước 4: Phát triển và kiểm soát kênh phân phối

Sau khi hoàn thành việc chọn kênh phân phối, chủ shop tập trung vào hoạt động chăm sóc, phát triển kênh. Việc này sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ổn định, từ đó mở rộng hệ thống phân phối giúp sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn. Các hoạt động phát triển và kiểm soát kênh mà chủ shop có thể tham khảo như:

  • Tổ chức khảo sát.
  • Lấy ý kiến đơn vị phân phối trung gian và khách hàng.
  • Tổ chức các chương trình đào tạo về sản phẩm, cách trưng bày, kỹ năng bán hàng,...

5. Mẹo bán hàng thành công với kênh phân phối

Bên cạnh xác định kênh phân phối phù hợp, chủ shop cần quan tâm chất lượng sản phẩm, xây dựng chính sách khuyến mãi, hậu mãi phù hợp,... Đặc biệt, việc lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, giao hàng thần tốc cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng sự hài lòng của khách hàng, nâng cao khả năng quay lại mua sắm.

Hiện nay, Giao Hàng Nhanh (GHN) là một trong những đơn vị hiếm hoi trên thị trường có tốc độ giao hàng siêu nhanh, được hàng triệu shop online lựa chọn hợp tác. Chỉ cần shop lên đơn, shipper GHN sẽ nhanh chóng đến tận nơi lấy hàng, sau đó giao hàng trong ngày (với đơn nội thành) và giao trong 1-2 ngày (với đơn liên tỉnh). Nhờ đó, người mua có thể nhanh chóng nhận được món hàng đã đặt và đánh giá cao về dịch vụ của shop.

Bên cạnh đó, GHN còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Bảng giá tối ưu chỉ từ 15.500 đồng/đơn và có thể linh hoạt điều chỉnh bảng giá ưu đãi hơn khi shop có lượng đơn hàng tháng lớn (từ 400 đơn trở lên). Điều này giúp shop tối ưu chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận hiệu quả.
  • GHN sở hữu hệ thống hơn 2000 bưu cục toàn quốc, kể cả các huyện đảo xa. Qua đó, đơn hàng được giao nhận dễ dàng, nhanh chóng ngay cả ở những khu vực giao thông không thuận lợi, đồng thời tăng độ phủ sóng cho shop.
  • Đối soát COD linh hoạt các ngày trong tuần giúp shop chủ động quản lý chi phí từ giai đoạn đầu tiên của đơn hàng, tối ưu lộ trình kinh doanh của shop.

Shipper GHN chuyên nghiệp, tận tâm đảm bảo giao hàng nhanh chóng, an toàn đến mọi địa điểm nhận hàng trên toàn quốc.

>> Khách hàng có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ giao nhận tin cậy của GHN hãy nhanh tay đăng ký tài khoản tại https://sso.ghn.vn/register/!

Hy vọng những chia sẻ thú vị trong bài viết giúp chủ shop hiểu rõ hơn về kênh phân phối và cách xây dựng kênh hiệu quả. Qua đó, shop có thể tự tin kinh doanh, thu về doanh số và lợi nhuận “khủng”. Đừng quên theo dõi website chính thức GHN để cập nhật thêm nhiều kiến thức bán hàng hữu ích khách shop nhé!

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập