Giá bán là gì? Công thức tính và xác định giá bán như thế nào?
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Tính giá bán hàng hóa là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Bởi đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các shop. Đặc biệt, với người mới bắt đầu, việc định giá bán sản phẩm như thế nào không phải là việc dễ dàng. Vậy giá bán là gì? Công thức tính giá bán thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Tìm hiểu giá bán là gì và vì sao cần xác định giá bán?
Giá bán là giá trị được quy đổi thành tiền của một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Hiểu một cách đơn giản, giá bán là số tiền mà khách hàng phải thanh toán khi chọn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nào đó.
Trong kinh doanh, việc xác định giá bán hợp lý là bước vô cùng quan trọng bởi các lợi ích sau:
Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được tỷ suất lợi nhuận và quản lý vốn chính xác, bởi giá bán là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh vì khách hàng có xu hướng so sánh mức giá trước khi lựa chọn.
Giúp định vị thương hiệu, nâng cao uy tín và có chỗ đứng trên thị trường.
2. Công thức tính giá bán được áp dụng phổ biến
Giá bán được tính theo công thức sau:
Ps = Po - CK1 - CK2 - CK3 - CK4 - CK5 |
Trong đó:
Ps: Là giá bán cuối cùng.
Po: Là mức giá bán chuẩn.
CK1, CK2, CK3, CK4, CK5: Là các khoản chiết khấu thương mại. Đây là khoản giảm giá mà doanh nghiệp áp dụng cho những đơn hàng có số lượng lớn.
Giá bán sản phẩm bao gồm tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất hoặc nhập hàng.
3. Hướng dẫn định giá bán sản phẩm đơn giản
Sau khi hiểu rõ giá bán là gì, bạn tiến hành định giá sản phẩm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn
Giá vốn (giá gốc) là tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc nhập hàng. Cụ thể, công thức tính giá vốn sản phẩm như sau:
Giá vốn (giá gốc) = Giá thành sản phẩm + Các khoản chi phí phát sinh |
Trong đó:
Giá thành sản phẩm: Là chi phí sản xuất hoặc nhập hàng.
Các khoản chi phí phát sinh: Có thể kể đến như chi phí nhân công, đóng gói, lắp ráp, khuân vác, vận chuyển, chi phí quảng cáo,...
Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng
Để định giá bán sản phẩm hợp lý, bạn cần khảo sát và nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong từng thời điểm. Sau đó, bạn xác định tệp khách hàng mục tiêu và nghiên cứu hành vi mua sắm của họ để xác định mức giá bán phù hợp. Điều này sẽ giúp đánh trúng vào tâm lý khách hàng, thúc đẩy quyết định mua sắm, từ đó tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
Bước 3: Xác định biên độ lợi nhuận mong muốn
Bước tiếp theo mà bạn cần làm là xác định biên độ lợi nhuận mong muốn. Từ đó, bạn sẽ đưa ra mức giá bán phù hợp với túi tiền của khách hàng mục tiêu, đồng thời đảm bảo biên độ lợi nhuận khi kinh doanh. Thông thường, mục tiêu biên độ lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn thường là 30 - 50% và các cửa hàng nhỏ lẻ đặt ra mức 55 - 100%.
Bước 4: Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết) cho sản phẩm
Khi đã xác định được biên độ lợi nhuận mong muốn, bạn tiến hành đặt giá niêm yết (bán lẻ) cho sản phẩm theo công thức sau:
Giá bán sản phẩm = Giá vốn + (Giá vốn x % Lợi nhuận mong muốn) |
Bước 5: Đặt giá bán sỉ cho sản phẩm
Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định giá bán sỉ để không ảnh hưởng đến biên độ lợi nhuận so với giá bán lẻ. Thực tế, biên độ lợi nhuận của giá bán sỉ cần thấp hơn bán lẻ vì khi khách hàng nhập sỉ số lượng lớn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Khi đặt giá bán sỉ cho sản phẩm, bạn cần chia ra các khung số lượng với mức chiết khấu khác nhau để phù hợp cho cả hai bên.
Ví dụ minh họa về cách định giá sản phẩm Ví dụ, chi phí nhập hàng của bạn là 100.000 VNĐ/sản phẩm cùng với chi phí vận chuyển 10.000 VNĐ/sản phẩm. Lúc này, giá gốc (giá vốn) của bạn sẽ là: 100.000 + 10.000 = 110.000 VNĐ/sản phẩm. Nếu biên độ lợi nhuận mà bạn mong muốn là 40% thì giá bán lẻ (niêm yết) được tính như sau: 110.000 + 110.000 x 40% = 154.000 VNĐ/sản phẩm. Để đặt ra mức giá sỉ, bạn cần chia ra các khung số lượng với mức chiết khấu tương ứng như:
Nếu khách hàng mua 400 sản phẩm sẽ được chiết khấu 5%, mức giá bán sỉ lúc này được tính như sau: 154.000 - 154.000 x 5% = 146.300 VNĐ/sản phẩm.
|
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán cần lưu ý
Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán bạn cần lưu ý để định giá sản phẩm phù hợp.
4.1 Yếu tố bên ngoài
Bạn cần nghiên cứu các yếu tố bên ngoài khi đặt giá bán cho sản phẩm, bao gồm:
Lượng cầu: Là số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng mua sắm trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng cầu cao đồng nghĩa với tình trạng hàng hóa khan hiếm, lúc này bạn có thể cân nhắc định giá sản phẩm cao hơn để tăng tỷ suất lợi nhuận.
Bản chất thị trường: Bạn cần xác định mức độ cạnh tranh trong từng thị trường để định giá bán sản phẩm phù hợp. Ví dụ, mức độ cạnh tranh khi kinh doanh ốp điện thoại vô cùng lớn nên nếu bạn định giá sản phẩm quá cao sẽ không bán được.
Đối thủ cạnh tranh: Bạn cần tham khảo giá bán, đồng thời nghiên cứu những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn xác định giá bán phù hợp và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
Thị phần so sánh: Nếu mới gia nhập thị trường, thị phần của bạn sẽ khá thấp nên có thể giảm giá để thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu của bạn. Nếu đã chiếm thị phần lớn, bạn nên duy trì giá bán ổn định để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh.
Một số yếu tố khác: Bạn nên tìm hiểu thêm về tình hình kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng,... để đưa ra mức giá phù hợp trong từng thời điểm.
Bạn cần nghiên cứu giá bán, lợi thế và điểm yếu của đối thủ để định giá sản phẩm phù hợp.
4.2 Yếu tố bên trong
Việc nghiên cứu các yếu tố bên trong cũng rất quan trọng trong quá trình định giá bán sản phẩm, cụ thể:
Giá vốn hàng bán: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nếu giá vốn hàng bán cao thì bạn cần đặt giá bán cao hơn nếu muốn duy trì biên độ lợi nhuận đã đặt ra trước đó. Do đó, bạn cần tối ưu quy trình sản xuất và nhập hàng để giảm giá vốn, từ đó đưa ra mức giá hợp lý để thu hút, giữ chân khách hàng.
Tính chất của sản phẩm: Nếu sản phẩm phổ thông không có sự khác biệt quá lớn thì bạn nên xác định giá bán ở mức thấp nhất hoặc cạnh tranh với đối thủ. Còn nếu sản phẩm có sự khác biệt lớn so với đối thủ thì bạn hoàn toàn có thể định giá cao hơn.
Mục tiêu marketing: Bạn nên định giá bán cao hơn nếu mục tiêu marketing là khẳng định chất lượng sản phẩm. Còn nếu muốn thu hút lượng lớn người mua thì bạn có thể cân nhắc đưa ra mức giá bán sản phẩm thấp hơn.
Chiến lược bán hàng: Tùy vào chiến lược bán hàng mà bạn sẽ định giá sản phẩm phù hợp. Bạn nên định giá bán cao nếu mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Ngược lại, mức giá bán thấp sẽ phù hợp với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường hoặc tồn tại lâu dài.
Tùy vào mục tiêu marketing là tối đa hoá lợi nhuận hay tồn tại lâu dài mà nhà bán hàng sẽ đưa ra mức giá hợp lý.
Việc hiểu rõ giá bán là gì và công thức tính sẽ giúp các shop xác định mức giá hợp lý cho sản phẩm khi đưa ra thị trường, từ đó thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng. Song, trong thời đại mua sắm trực tuyến ngày càng lên ngôi, bạn cần chú trọng đến cả khâu giao hàng. Điều này sẽ giúp tạo ấn tượng để khách sớm nhận được hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường và gia tăng doanh thu hiệu quả.
GHN sẵn sàng đồng hành cùng shop kinh doanh triệu đơn, bội thu doanh số GHN được nhiều shop tin chọn bởi có bảng cước phí siêu tiết kiệm, được thiết kế phù hợp với cả shop nhỏ và shop lớn. Với chi phí vận chuyển thấp, chủ shop tiết kiệm chi phí kinh doanh cũng như giảm bớt cước phí vận chuyển cho người nhận. Từ đó thu hút khách hàng, tăng lợi thế cho shop trước đối thủ cạnh tranh. GHN cam kết giao hàng siêu tốc, thời gian giao nhận ấn tượng ngay trong ngày với đơn nội thành và 1 - 2 ngày với đơn HN - SG. Đặc biệt, nhờ sở hữu hệ thống phân loại hàng tự động lớn nhất Việt Nam, GHN đảm bảo giao đúng đơn - đúng nơi, hạn chế tình trạng thất lạc hàng hóa, nhất là trong mùa mua sắm cao điểm. Qua đó, shop tạo dựng được sự uy tín với khách hàng, đồng thời giảm tỷ lệ hoàn hàng. GHN giao siêu nhanh với giá siêu tốt, cả người bán và người mua đều hài lòng. Với hơn 2.000 bưu cục của GHN trải dài trên toàn quốc, khách chốt đơn ở đâu shipper GHN cũng giao tận nơi. Hàng hóa đảm bảo được chuyển đến khách hàng đúng hẹn và giúp thương hiệu của chủ shop phủ sóng rộng rãi hơn. Ngoài ra, GHN còn triển khai nhiều tính năng như Chống bom hàng, Giao 1 phần - Trả 1 phần, Giao thất bại - Thu tiền,... giúp các shop tối ưu chi phí, tăng tỷ lệ giao đơn thành công, kinh doanh hiệu quả. |
Đăng ký dịch vụ giao hàng của GHN ngay tại https://sso.ghn.vn/!