TOP 10+ chiến lược giá hiệu quả trong kinh doanh online

Xây dựng chiến lược định giá thông minh là một trong những yếu tố giúp shop thu hút người mua. Vậy có bao nhiêu chiến lược về giá? Hãy cùng Giao Hàng Nhanh tìm hiểu chiến lược marketing về giá trong bài viết sau nhé. 

1. Chiến lược giá là gì?

Chiến lược định giá (Pricing Strategy) là chiến lược giúp định hướng về giá thành của sản phẩm. Chiến lược này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu doanh số, nhu cầu người tiêu dùng, xu hướng thị trường,..

2. Vai trò của các chiến lược giá trong marketing

Chính sách giá trong marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ tạo ra giá trị phù hợp với nhu cầu của người mua, một chiến lược giá thông minh còn giúp tối ưu hóa lợi nhuận sản phẩm và xây dựng hình ảnh shop trong mắt người tiêu dùng.

Quy trình định giá trong marketing phụ thuộc vào định hướng của shop, xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng.

3. Các loại chiến lược giá sản phẩm nên áp dụng

Sau đây là một số phương pháp định giá trong marketing phổ biến:

3.1 Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Chiến lược giá thâm nhập thị trường là chiến lược mà shop sẽ giảm giá sản phẩm xuống thấp nhất có thể nhằm thu hút người mua. Sau một thời gian, shop sẽ nâng giá thành sản phẩm để hoàn vốn, thu lãi cũng như tăng giá trị thương hiệu. 

3.2 Chiến lược giá theo dòng sản phẩm

Chiến lược giá theo dòng sản phẩm là định giá các sản phẩm trong một dòng sản phẩm với các mức giá khác nhau. Mục đích của chiến lược này là thu hút nhiều phân khúc khách hàng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận cho shop.

3.3 Chiến lược giá hớt váng

Chiến lược giá hớt váng là một trong những chiến lược giá cho sản phẩm mới độc đáo và có nhu cầu cao từ người tiêu dùng. Với chiến lược này, shop sẽ định giá sản phẩm ở mức cao khi mới ra mắt, sau đó giảm giá sản phẩm dần. 

3.4 Chiến lược giá theo combo

Chiến lược giá theo combo là khi shop kết hợp nhiều sản phẩm có tính tương đồng hoặc bổ trợ cho nhau. Lúc này, mức giá tổng thể của combo sẽ thấp hơn so với giá của từng sản phẩm riêng lẻ. Mục tiêu của chiến lược giá này là thúc đẩy khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn.

Với chiến lược giá theo combo, khách hàng sẽ có cảm giác bản thân mua sắm “hời” hơn. 

3.5 Chiến lược giá theo tâm lý

Chiến lược giá theo tâm lý là chiến lược định giá sản phẩm dựa trên tâm lý của người tiêu dùng. Chẳng hạn, shop có thể định giá kết thúc bằng chữ số 9 bởi điều này tạo ra cảm giác giá rẻ hơn và hấp dẫn cho khách hàng, mặc dù sự khác biệt thực tế trong giá là cực kỳ nhỏ. 

3.6 Chiến lược giá khuyến mãi

Chiến lược giá khuyến mãi là sử dụng các chương trình khuyến mãi như voucher, coupon, giảm giá, quà tặng kèm,... để kích thích khách hàng mua sản phẩm. Nhờ đó mà shop sẽ bán được nhiều hàng hơn. 

3.7 Chiến lược giá cạnh tranh

Chiến lược giá cạnh tranh là chiến lược định giá sản phẩm của shop dựa trên các đối thủ cạnh tranh. Một cách phổ biến là định giá sản phẩm của shop thấp hơn hoặc bằng giá của các đối thủ cạnh tranh.

3.8 Chiến lược giá tùy theo khu vực địa lý

Nếu shop có thể áp dụng chiến lược này nếu sở hữu nhiều chi nhánh ở những khu vực khác nhau. Chẳng hạn, shop có thể định giá sản phẩm cao ở những thành phố trung tâm. Còn ở những khu vực nông thôn, shop có thể định giá thấp hơn để thu hút người mua. 

3.9 Chiến lược định giá động

Chiến lược định giá động (Dynamic pricing) là thay vì cố định giá, shop sẽ thường xuyên điều chỉnh giá sản phẩm dựa trên các yếu tố biến đổi trong thị trường như cung - cầu, sự cạnh tranh, thói quen mua sắm của khách hàng,...

3.10 Chiến lược giá theo phân khúc

Chiến lược giá theo phân khúc là chiến lược định giá sản phẩm khác nhau cho từng phân khúc khách hàng. Chẳng hạn, shop có thể định giá cao cho khách hàng cao cấp, giá trung bình cho khách hàng phổ thông và giá rẻ cho nhóm khách hàng muốn tiết kiệm chi phí. 

3.11 Chiến lược giá trả sau/trả góp

Thanh toán theo hình thức trả góp hoặc trả sau đang được nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích. Chiến lược giá marketing này được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích” khi vừa giữ chân khách hàng, vừa giúp shop tăng thêm lợi nhuận qua việc tính lãi suất trả sau.

4. Chiến lược giá nào tốt nhất?

Tùy theo thời điểm, quy mô của shop, loại sản phẩm,... mà sẽ phù hợp với những chiến lược định giá khác nhau. Sau đây là ví dụ về chiến lược định giá sản phẩm mới. 

Giả sử shop kinh doanh điện thoại, khi ra mắt mẫu iPhone 15 mới, shop có thể chọn phương pháp định giá hớt váng. Điều này có nghĩa là shop sẽ bán iPhone với giá cao trong thời gian đầu, sau đó dần giảm giá khi sản phẩm đã hết “hot”.

Bên cạnh đó, vì là sản phẩm công nghệ, có giá trị cao nên shop có thể áp dụng thêm chiến lược giá trả sau/trả góp để hỗ trợ người mua. 

Chiến lược giá sản phẩm phù hợp không chỉ giúp tối ưu chi phí mà còn giúp thu hút khách hàng. Tuy nhiên, kinh doanh online ngày càng khắc nghiệt, chủ shop cần hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín để kinh doanh thuận lợi hơn.

Xem thêm: 

Giao Hàng Nhanh - Shop an tâm lên đơn, chẳng lo về giá

Giao Hàng Nhanh tự hào là một trong những đơn vị vận chuyển được nhiều shop tin tưởng lựa chọn. Theo đó, khi đồng hành cùng GHN, shop luôn an tâm bởi:

Bật mí là còn rất nhiều đặc quyền hấp dẫn cho shop khi đăng ký tài khoản tại https://sso.ghn.vn/register/

Lựa chọn Giao Hàng Nhanh làm đơn vị vận chuyển để tận hưởng các tiện ích và ưu đãi hấp dẫn. 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập