Chiến lược cạnh tranh là gì? Vì sao shop bán hàng cần đặc biệt chú ý?

Chiến lược cạnh tranh là gì? Vì sao lại quan trọng trong kinh doanh? Là hai trong số nhiều câu hỏi được các chủ shop quan tâm xoay quanh vấn đề này. Trong bài viết sẽ giúp shop hiểu hơn về chiến lược cạnh tranh trong tiếp thị, từ đó có thể áp dụng hiệu quả trong kinh doanh online của mình. Tìm hiểu ngay! 

1. Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là một kế hoạch dài hạn của tổ chức/công ty nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh. 

Các chiến lược cạnh tranh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố có liên quan đến chiến lược sản phẩm (giá, chất lượng, quảng cáo, tiếp thị,...), điểm mạnh của thương hiệu, kênh phân phối, kênh bán hàng, phương thức tiếp cận khách hàng,... Qua đó giúp tổ chức/công ty giữ vững được vị thế trên thị trường, tăng trưởng doanh số hiệu quả. 

 

Chiến lược Marketing cạnh tranh là gì? Đây là một kế hoạch dài hạn kết hợp yếu tố về sản phẩm, kênh phân phối, khách hàng,... để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 

2. Lợi ích khi shop xây dựng chiến lược cạnh tranh

Xây dựng được một chiến lược cạnh tranh hiệu quả sẽ góp phần giúp shop phát triển kinh doanh hiệu quả. Theo đó, chiến lược này mang đến nhiều lợi ích như: 

  • Tạo lợi thế cạnh tranh trước các shop kinh doanh khác: Trong quá trình kinh doanh online, shop đã tổng hợp và phân tích được các điểm mạnh - hạn chế, dịch vụ/sản phẩm nổi trội, quy trình chăm sóc khách hàng,... của shop so với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó tìm ra được “điểm đặc biệt” mà đối thủ không có (không thể bắt chước được) giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh, giữ vững hoặc mở rộng thị phần kinh doanh. 
  • Tìm ra cơ hội phát triển mới: Việc thực hiện chiến lược cạnh tranh có thể giúp shop tìm hiểu sâu về nhu cầu, tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Điều này giúp shop cải tiến sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, từ đó tăng cơ hội tiếp cận tệp khách hàng mới và tìm thêm được nhiều sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu của họ.  
  • Tăng trưởng doanh số: Với các chiến lược cạnh tranh hiệu quả sẽ là động lực giúp thúc đẩy doanh số shop tăng trưởng một cách tốt nhất. 

3. Top 4 chiến lược cạnh tranh phổ biến shop cần biết

Để xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, việc vận dụng kế hoạch phù hợp với mục tiêu chiến dịch, khả năng tài chính, khách hàng,... là rất quan trọng. Dưới đây là các chiến lược cạnh tranh mà shop nên biết:    

3.1. Chiến lược dẫn đầu chi phí

Ví dụ: Shop bán Combo 2 bộ đồ ngủ, vải lanh với mức giá 100.000VNĐ (điều kiện là shop có xưởng sản xuất riêng và số lượng đơn hàng muốn bán ra là hơn 1000 sản phẩm, suy ra shop có thể lời khoảng 2.000.000VNĐ), trong khi đó các shop khác bán sản phẩm tương tự với giá thấp nhất chỉ là 110.000VNĐ.

Theo đó có thể hiểu, chiến lược dẫn đầu chi phí có nghĩa là người bán sẽ bán ra sản phẩm có giá thấp nhất trên thị trường. Vì thế, chiến lược này thường phù hợp với những shop kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh trong các ngành hàng như đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn vặt,...

Để đạt được hiệu quả với chiến lược này đòi hỏi các shop phải tập trung vào bán số lượng sản phẩm, đa dạng kênh phân phối, từ đó hạ giá thành sản phẩm đến mức tối ưu nhất. Qua đó tạo lợi thế cạnh tranh rõ ràng với đối thủ, thúc đẩy khách hàng chốt đơn và shop sẽ kiếm lợi nhuận dựa trên số lượng sản phẩm bán ra (sản phẩm bán càng nhiều, lợi nhuận càng cao).

Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về giá là cách nhà bán hàng đưa ra mức giá thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.  

3.2. Chiến lược tập trung chi phí

Ví dụ điển hình cho chiến lược này là: Shop kinh doanh mỹ phẩm nội địa Hàn Quốc, tập trung vào phân khúc bình dân với mức giá không quá cao, sản phẩm đa dạng với chất lượng đảm bảo, thu hút đối tượng là các bạn học sinh - sinh viên có nhu cầu chăm sóc da nhưng có thu nhập thấp. 

Chiến lược tập trung chi phí khá tương đồng với chiến lược dẫn đầu chi phí về việc dẫn đầu giá cả sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là chiến lược tập trung chi phí sẽ tập trung xây dựng kế hoạch về giá, chương trình giảm giá phù hợp nhằm vào một phân khúc thị trường cụ thể. Bằng chiến lược này, shop có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu, tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy họ mua sắm sản phẩm.

3.3. Chiến lược phân biệt

Ví dụ: Bạn và shop khác cùng kinh doanh quần áo, cùng đánh vào phân khúc bình dân. Để tăng lợi thế cạnh tranh với shop kia, bạn cung cấp thêm dịch vụ custom (chỉnh sửa) áo quần theo yêu cầu, phù hợp với tâm lý thích sự khác biệt, thể hiện cá tính của các bạn trẻ gen Z. 

Chiến lược phân biệt cho phép shop tìm ra được ưu điểm nổi bật của thương hiệu/sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường khi cùng đánh vào một phân khúc sản phẩm. Động lực tạo nên sự thành công của chiến lược phân biệt là dựa trên giá trị của sản phẩm/thương hiệu mà đối thủ chưa có. Tuy nhiên, để duy trì được lợi thế này lâu dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực của đối thủ, khả năng thay đổi của thương hiệu, tiềm lực tài chính,...

Sử dụng sơn hoặc màu là một trong những cách custom quần áo được nhiều bạn trẻ yêu thích.

3.4. Chiến lược tạo sự khác biệt

Ví dụ: Với sản phẩm giày da, để tạo sự khác biệt với các shop khác, bạn có thể thiết kế đế giày riêng và độc nhất, chỉ có ở thương hiệu của bạn. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm của bạn thông qua thiết kế đế giày đặc trưng.  

Trong các chiến lược cạnh tranh, chiến lược tạo sự khác biệt có khả năng mang lại hiệu quả tối ưu và lâu dài cho shop. Bởi đây là chiến lược cho phép thương hiệu của shop nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Để áp dụng thành công chiến lược tạo sự khác biệt đòi hỏi shop phải xác định được điểm độc đáo của thương hiệu/sản phẩm mà đối thủ không có và không thể bắt chước (hay còn gọi là “điểm bán hàng độc nhất” - Unique Selling Point). 

Ngoài ra, shop còn có thể thực hiện chiến lược này dựa trên những điểm đột phá, nghiên cứu đặc biệt hay dẫn đầu xu hướng sản phẩm trên thị trường nhằm tạo dấu ấn đặc biệt với khách hàng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của ngành và sự hoạch định chiến lược cạnh tranh. Shop nên biết để có thể đề ra các kế hoạch cụ thể nhằm đạt được kết quả và mục tiêu như kỳ vọng:

  • Người mua: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định, kế hoạch của shop trong hoạt động tiếp thị, bán hàng, định giá,... Bởi khách hàng là những người trực tiếp tạo nên lợi nhuận cho shop. Chính vì vậy, để tăng tỷ suất lợi nhuận và khả năng cạnh tranh thì việc thỏa mãn nhu cầu, mong muốn khách hàng thông qua sản phẩm là điều nên được quan tâm hàng đầu.
  • Đối thủ: Tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào số lượng đối thủ trong ngành. Đặc biệt khi các đối thủ mạnh, có tiềm lực kinh tế cao, sức sáng tạo và nguồn lực lớn gia nhập thị trường có thể làm giảm tính cạnh tranh của shop. 
  • Sản phẩm thay thế: Việc không ngừng phát triển, sáng tạo ra các dòng sản phẩm mới sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Theo đó, khi sản phẩm cũ không có nhiều giá trị về cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường, sản phẩm thay thế sẽ giữ nhiệm vụ này.
  • Nhà cung cấp: Là những người cung ứng các yếu tố đầu vào cho việc hoạt động kinh doanh của shop (nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm). Các nhà cung cấp có thể là doanh nghiệp, xưởng may, chủ thương,... và họ cũng có nhu cầu thu về nhiều lợi nhuận, Do đó, việc thương lượng với nhà cung cấp rất quan trọng giúp shop nhập hàng được với giá tốt nhất, giảm thiểu chi phí đầu vào, nhờ đó tăng lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường.

Khách hàng, đối thủ, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế là những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của các chiến lược cạnh tranh. 

Tóm lại, việc xây dựng chiến lược cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng giúp shop giữ vững được thị phần, tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Ngoài ra, đối với lĩnh vực kinh doanh online cạnh tranh như hiện nay, việc tối ưu tốc độ và chi phí giao hàng là một trong những cách tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả mà shop không nên bỏ qua. Bởi điều này giúp khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ của shop, từ đó tăng niềm tin với thương hiệu so với đối thủ khác.

Giao Hàng Nhanh (GHN): Đồng hành cùng shop tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường kinh doanh online

Nếu shop vẫn chưa tìm được đối tác vận chuyển có dịch vụ giao hàng nhanh chóng, cùng bảng cước phí siêu tốt thì đừng bỏ qua Giao Hàng Nhanh. Tự hào là đơn vị vận chuyển được hàng nghìn shop kinh doanh online thuộc quy mô từ lớn đến nhỏ, Giao Hàng Nhanh không ngừng nỗ lực để hoàn thiện các ưu thế: 

  • Cước phí siêu tiết kiệm tích hợp cùng nhiều tính năng nổi bật: GHN thiết kế bảng phí ship linh hoạt, giá tốt phù hợp với cả shop lớn và shop nhỏ. Cùng với đó, shop có thể đối soát COD linh hoạt vào tất cả các ngày trong tuần và sử dụng tính năng Giao Thất Bại - Thu Tiền của GHN. Thông qua những ưu điểm này, GHN hỗ trợ shop tối ưu chi phí kinh doanh hiệu quả, xoay vòng vốn nhanh chóng, qua đó tự tin triển khai nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi thu hút khách hàng mua sắm.
  • Giao hàng nhanh chóng: Hợp tác với GHN, khách hàng của shop sẽ nhận được hàng siêu tốc, kiện hàng nguyên vẹn với đơn nội thành chỉ trong vòng 24 giờ, đơn Hà Nội - Sài Gòn chỉ 1 - 2 ngày. Nhờ đó khách hàng có ấn tượng tốt với shop, đồng thời đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, tăng khả năng quay lại mua sắm. Đặc biệt là giúp shop tăng khả năng cạnh tranh với các shop khác trong cùng ngành hàng. 

Giao Hàng Nhanh có tốc độ giao hàng nhanh chóng, đội ngũ shipper chuyên nghiệp giúp shop tạo ấn tượng tốt với khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh. 

>> Đăng ký trải nghiệm dịch vụ giao hàng siêu tốc, siêu tiết kiệm của GHN tại https://sso.ghn.vn/register.  

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập