Brand Marketing là gì? Hiểu rõ để phát triển thương hiệu tốt nhất

Hiện nay nhiều shop tập trung làm Brand Marketing để phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy chính xác Brand Marketing là gì? Brand Marketing là làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Shop hãy tham khảo nhé!

1. Brand Marketing là gì?

Tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) là chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu để tạo ra sự nhận diện, giá trị và lòng trung thành từ khách hàng. Hiểu đơn giản hơn, Brand Marketing là chiến lược quảng bá nhằm tăng độ nhận diện của thương hiệu, từ đó làm người tiêu dùng nhớ, tin tưởng, gắn bó với shop.

Để hiểu rõ hơn về tiếp thị thương hiệu, shop có thể tham khảo ví dụ minh họa dưới đây:

  • Chiến lược: Cocoon triển khai các chiến dịch Brand Marketing để nhấn mạnh mình là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam 100% thuần chay, cam kết các sản phẩm không có thành phần từ động vật và không thử nghiệm trên động vật.

  • Chiến dịch nổi bật: Ngoài các giải thưởng và chứng nhận bởi tổ chức The Vegan Society trên bao bì, mới đây Cocoon phối hợp cùng Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) thực hiện chiến dịch “Chung tay cứu trợ chó mèo lang thang” hướng tới 3 mục tiêu quan trọng: Trao tặng lương thực, các vật dụng cần thiết và hỗ trợ các phúc lợi về y tế cho các trạm cứu hộ chó mèo tại Việt Nam; triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại cho chó mèo trong cộng đồng; lan tỏa về lòng yêu thương và ý thức trách nhiệm khi nhận nuôi chó mèo.

Để thực hiện các mục tiêu này, Cocoon cho ra mắt 10 phiên bản giới hạn của sản phẩm Cà Phê Đắk Lắk Làm Sạch Da Chết Cơ Thể in hình của 10 em chó mèo khác nhau trên bao bì. Với mỗi sản phẩm giới hạn được bán ra, Cocoon sẽ trích 10.000đ vào quỹ AAF để thực hiện chiến dịch này.

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu là gì? Tip tạo dựng thương hiệu đúng cách

Marketing Branding là gì? Đây là quá trình phát triển thương hiệu nhằm tăng độ nhận diện, gia trị và lòng trung thành từ khách hàng.

2. Phân biệt Brand Marketing và Trade Marketing 

Trong quá trình tìm hiểu tiếp thị thương hiệu, shop sẽ dễ dàng bắt gặp thuật ngữ Trade Marketing - một lĩnh vực Marketing mà nhiều người dễ nhầm lẫn với tiếp thị thương hiệu. Vì vậy, để có thể đạt được đúng mục tiêu tạo dựng lòng trung thành của khách hàng, chủ shop cần phân biệt rõ hai lĩnh vực Marketing này.

Dưới đây là bảng so sánh cho shop tham khảo

Tiêu chí

Brand Marketing

Trade Marketing

Đối tượng

Người tiêu dùng

Người mua hàng và đối tác (nhà phân phối, nhà bán sỉ/lẻ)

Mục tiêu

- Xây dựng nhận thức về thương hiệu.

- Tăng cường sự gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu.

- Tạo dựng lòng tin và uy tín cho thương hiệu.

- Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ.

- Nâng cao giá trị thương hiệu.

  • Tác động đến hành vi của người mua hàng tại điểm bán.
  • Giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. 

Tiếp xúc với khách hàng

Tiếp xúc gián tiếp qua các phương tiện truyền thông

Tiếp xúc trực tiếp tại điểm bán

Vai trò

Giúp shop gia tăng số lượng khách hàng

Giúp shop tăng số lượng hàng hóa được bán ra.

Hoạt động triển khai

Brand Marketing tập trung vào các hoạt động như quảng cáo, TVC, tổ chức sự kiện PR, digital,...

Trade Marketing tập trung thực hiện các hoạt động nhắm đến người mua hàng tại điểm bán, chương trình khuyến mãi sản phẩm, giảm giá hay các hoạt động phát triển ngành hàng tại điểm bán.

Phạm vi tác động

Dài hạn

Ngắn hạn

Xem thêm: Tổng quan kiến thức Digital Marketing cho shop mới

Dù khác nhau ở nhiều tiêu chí, nhưng cả 2 có mối quan hệ mật thiết trong chiến lược phát triển tổng thể của shop. Bởi cùng mục tiêu đưa sản phẩm của shop tiếp cận với khách hàng mục tiêu, tăng doanh số và lợi nhuận. Do đó, tùy theo tình hình tài chính, mục tiêu kinh doanh mà shop có thể thực hiện 1 trong 2 hoặc kết hợp cả 2 để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Brand Marketing là làm gì?

Tùy theo từng cấp bậc và quy mô kinh doanh của shop mà quá trình làm Brand Marketing có sự khác nhau.

3.1 Ở cấp chuyên viên Brand Marketing

Ở cấp này, người làm Brand Marketing sẽ tập trung vào các công việc như:

  • Đề xuất phương án phát triển shop đến chủ shop thông qua kết quả phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh.

  • Theo sát và báo cáo ngân sách sử dụng cho chiến lược Brand Marketing theo giai đoạn tháng, quý hoặc năm.

  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gồm slogan, logo, hình ảnh, màu sắc,... cho các sản phẩm, dịch vụ của shop.

  • Quản trị các kênh truyền thông của sản phẩm, dịch vụ như website; mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok,...);...

  • Thực hiện các hoạt động tiếp thị thương hiệu đã được phê duyệt thông qua việc liên hệ và làm việc với các đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí,...

3.2 Ở cấp bậc Brand Manager

Ở cấp bậc này, người làm Brand Manager sẽ tập trung vào việc định hướng phát triển thương hiệu trong thời gian dài, cụ thể như:

  • Nghiên cứu thị trường, lên các hoạt động cụ thể và chi tiết rồi báo cáo với chủ shop để có thể triển khai kế hoạch.

  • Hoạch định mục tiêu, định hướng phát triển shop trong thời gian dài hạn.

  • Quản trị nguồn ngân sách cho hoạt động thương hiệu trong dài hạn.

  • Quản trị nguồn nhân lực của shop.

  • Trao đổi, báo cáo trực tiếp kế hoạch và kết quả liên quan đến thương hiệu với chủ shop hoặc đối tác của shop.

  • Đảm bảo tiến độ thực thi các hoạt động phát triển thương hiệu giữa các phòng ban nội bộ cũng như với đối tác diễn ra đúng tiến độ.

Xem thêm: Top 8 cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả

4. Cách làm Brand Marketing hiệu quả shop nên biết

Dưới đây là một số bí quyết hữu ích giúp kế hoạch tiếp thị thương hiệu đạt thành công:

4.1 Xác định rõ mục đích của thương hiệu

Để tiếp thị thương hiệu thành công, trước tiên shop phải biết rõ mục tiêu kinh doanh của mình dựa vào các câu hỏi sau:

  • Đâu là lý do mà doanh nghiệp của bạn cần phải tồn tại?

  • Shop có điểm gì nổi bật so với đối thủ trong cùng lĩnh vực?

  • Thương hiệu khiến họ cảm thấy gì?

  • Thách thức mà thương hiệu cần giải quyết?

  • Tại sao khách hàng nên quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu của shop thay vì của đối thủ?

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, shop đã có thể làm bắt đầu vạch ra một kế hoạch phát triển thương hiệu chi tiết bao gồm thông điệp, tầm nhìn và giá trị cốt lõi. Bên cạnh đó, khi đi sâu vào những câu hỏi, shop càng thấy rõ những lợi thế mà shop đang có và tập trung phát triển chúng. Nhờ đó, shop có thể tạo ra điểm độc đáo, khác biệt và thu hút khách hàng hiệu quả.

Xác định mục tiêu thương hiệu giúp shop lên kế hoạch Brand Marketing đúng hướng, đạt hiệu quả cao.

4.2 Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Trước tiên, shop cần xác định đúng đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Theo đó, khi kinh doanh shop phải đối mặt với 3 nhóm đối thủ gồm:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Có sản phẩm tương tự với sản phẩm của shop trong cùng một ngành hàng. Ví dụ: Juno, Lesac, Hapas,... là đối thủ cạnh tranh của nhau trong ngành hàng túi xách.

  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Có sản phẩm khác đáp nhu cầu mà khách hàng mục tiêu của shop đặt ra. Ví dụ: Shop kinh doanh túi da đựng vật dụng cá nhân, tuy nhiên vẫn có sản phẩm khác giải quyết nhu cầu đó của người tiêu dùng như shop bán túi tone, shop bán balo.

  • Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Nhóm đối thủ này thường xác định dựa trên quan điểm của người tiêu dùng. Chẳng hạn, nhiều người có thể nghĩ rằng thay vì thực phẩm chức năng hỗ trợ ngủ ngon giấc thì họ sẽ thay thế bào túi trà thảo mộc giúp ngủ ngon.

Sau đó xác định đối thủ cạnh tranh, shop bắt đầu nghiên cứu và phân tích đối thủ dựa trên các câu hỏi:

  • Thông điệp và tầm nhìn mà đối thủ đặt ra có phù hợp với họ không?

  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của đối thủ như thế nào?

  • Qua những ý kiến đánh giá trên các kênh truyền thông của đối thủ, shop học được gì?

  • Cách thức hoạt động thị trường của đối thủ diễn ra như thế nào?

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, shop có thể biết được điều gì mang lại thành công và thất bại cho những thương hiệu đó, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, shop có thể sáng tạo ra những điều khác biệt cho thương hiệu mình, thuyết phục khách hàng tại sao nên sử dụng sản phẩm của shop thay vì đối thủ.

Xem thêm: Phân tích thị trường là gì? Hướng dẫn cách thực hiện cực dễ

4.3 Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu

Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu giúp shop dễ dàng tìm ra sứ mệnh và thông điệp muốn truyền tải. Đồng thời, shop có thể dễ dàng nhận ra lợi thế cạnh tranh của thương hiệu mình so với đối thủ, giúp quá trình định vị thương hiệu diễn ra thuận lợi. Theo đó, để xác định chân dung khách hàng mục tiêu, chủ shop cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Họ là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Giới tính của họ là gì?

  • Địa điểm sinh sống của họ ở đâu?

  • Thu nhập của họ như thế nào?

  • Trình độ học vấn của họ ra sao?

  • Mục tiêu trong cuộc sống và công việc của họ là gì?

Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Cách xác định đơn giản cho shop

4.4 Tuyên bố thông điệp của thương hiệu

Khi làm Brand Marketing, shop cần phải định hình cho mình thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng, khiến khách hàng tin tưởng. Theo đó, để có được thông điệp thu hút, nổi bật shop cần trả lời các câu hỏi như:

  • Thương hiệu của shop là gì?

  • Thương hiệu của shop cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nào cho khách hàng?

  • Đâu là điều mà thương hiệu muốn cống hiến cho xã hội, cộng đồng thông qua các sản phẩm? 

Bên cạnh thông điệp, shop cũng nên chú ý xây dựng logo, slogan, hoạt động thường nhất của shop,... thú vị để có thể thu hút khách hàng cũng như gây được ấn tượng với họ.

(*) Lưu ý:

  • Thông điệp cần đi theo shop trong suốt các chiến dịch Marketing trong tương lai nên shop.

  • Logo, slogan cần nhất quán với thông điệp mà shop muốn truyền tải.

Ví dụ, thông điệp chung tay chấm dứt cưỡi voi để giúp Cocoon ‘ghi điểm’ trong mắt khách hàng, hỗ trợ quảng bá sản phẩm phiên bản mới thuận lợi, thành công.

4.5 Xây dựng câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu giúp kết nối shop với khách hàng mục tiêu, từ đó tạo ra lòng trung thành của khách hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn thành công. Do đó, shop nên dành thời gian để tạo ra câu chuyện thương hiệu thu hút, hấp dẫn có tất cả các yếu tố như nhân vật, xung đột, cách giải quyết. Để xây dựng câu chuyện thương hiệu thành công, shop có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

4.6 Tạo các nguyên tắc thương hiệu

Nguyên tắc thương hiệu là bảng hướng dẫn bao gồm những quy định về quảng bá thương hiệu. Theo đó, shop nên tạo các nguyên tắc thương hiệu trong việc thiết kế logo bao bì, ấn phẩm truyền thông, xây dựng website, các chiến dịch quảng bá,... sao cho đồng nhất với thông điệp shop muốn truyền tải. Điều này giúp shop thể hiện được sự chuyên nghiệp, chỉn chu, từ đó ‘ghi điểm’ với khách hàng tốt hơn.

Trên đây là tất cả thông tin cơ bản nhất về Brand Marketing. Hy vọng mang đến nhiều điều hữu ích cho các shop. Sau khi thực hiện tiếp thị thương hiệu thành công, chốt đơn thuận lợi, chủ shop nên đóng gói và giao hàng nhanh chóng nhằm tạo được thiện cảm và giữ chân khách hàng tốt hơn. Tốt nhất, chủ shop nên chọn đơn vị vận chuyển uy tín, có đội ngũ shipper chuyên nghiệp để đảm bảo giao hàng nhanh chóng, an toàn.

Giao Hàng Nhanh (GHN) tự hào là đơn vị đáp ứng tốt những yêu cầu trên vì đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Khi lựa chọn hợp tác cùng GHN, shop có thể an tâm với các ưu điểm sau:

  • Giao hàng siêu nhanh, giá siêu tốt: GHN cam kết giao hàng siêu tốc trong 24 giờ (đơn nội thành), 1 - 2 ngày (đơn HN-SG) với mức giá tiết kiệm, thiết kế phù hợp với cả shop lớn và shop nhỏ. Nhờ đó, shop có thể tối ưu chi phí kinh doanh mà vẫn đảm bảo đơn hàng được giao nhanh chóng, an toàn.

  • Hệ thống bưu cục rộng khắp toàn quốc: Hiện Giao Hàng Nhanh có hơn 2.000 bưu cục gửi và nhận hàng trên toàn quốc, hệ thống rộng khắp 63 tỉnh thành, kể cả huyện đảo xa xôi. Điều này giúp shop có thể giao thành công mọi đơn hàng đến bất kỳ đâu, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu dễ dàng (Xem bưu cục gần nhất)

  • Quản lý đơn hàng thuận tiện: Không chỉ có hệ thống quản lý trực tuyến 24/7, GHN còn mang đến cho chủ shop app quản lý đơn hàng trên điện thoại tiện lợi. Nhờ đó, chủ shop có thể dễ dàng tạo đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý dòng tiền COD một cách linh hoạt và xử lý nhanh các vấn đề phát sinh (nếu có).

  • Chính sách bồi thường minh bạch, rõ ràng: Trường hợp hàng hóa giao đến người nhận trễ hơn so với thời gian toàn trình, GHN sẽ không tính Cước phí Dịch vụ của Đơn hàng bị trễ giúp shop an tâm lên đơn. Chủ shop có thể tham khảo thêm chính sách này TẠI ĐÂY.

Với tôn chỉ ‘Giao siêu nhanh, Giá siêu tốt’, GHN tự tin giúp shop tối ưu hóa quy trình giao nhận, tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa.

>> Shop nhanh tay đăng ký tài khoản qua https://sso.ghn.vn/register/ để hợp tavs cùng GHN ngay nào!
Các chủ đề liên quan:
← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập