Định vị thị trường là gì? Hướng dẫn shop các bước chi tiết

Định vị thị trường là một bước tiền đề quan trọng cho việc xây dựng những chiến lược kinh doanh và quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Vậy định vị thị trường là gì, cách thực hiện thế nào? Hãy đọc bài viết sau để biết chi tiết, shop nhé!  

1. Bạn có biết: Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường (Market Positioning - MP) là quá trình xác định những đặc điểm nổi bật nhất (Unique Selling Points - USPs) của sản phẩm/dịch vụ tại một thị trường nào đó so với các đối thủ cạnh tranh. 

Đây là quá trình bắt buộc phải có trước khi bắt đầu lên kế hoạch Marketing. Nếu định vị chính xác thị trường phù hợp thì tỷ lệ bán hàng thành công cao hơn.

2. Các mức độ định vị thị trường phổ biến

Định vị thị trường thường giới hạn trong 4 nhóm cơ bản gồm:

2.1 Định vị địa điểm

Đây là cách định vị dựa trên vị trí địa lý, có thể là một châu lục, một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia nào đó.

Ví dụ: Xác định đặc điểm sản phẩm ở thị trường Việt Nam, trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

2.2 Định vị ngành

Mỗi doanh nghiệp trong một ngành sẽ sở hữu những điểm khác biệt nhất định (như về quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu…).

Ví dụ: Cùng một lĩnh vực sản xuất nước mắm, nhưng có đơn vị chọn nguyên liệu cá cơm, còn đơn vị khác chọn cá thu. 

2.3 Định vị doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quy mô, lịch sử hoạt động, định hướng vận hành và kỹ thuật sản xuất khác nhau. Chủ doanh nghiệp có thể dựa vào các thông tin đặc biệt này để định vị doanh nghiệp trên thị trường mong muốn.

Ví dụ: TH True Milk xây dựng câu chuyện về dòng sữa “sạch”, lấy trực tiếp từ trang trại hiện đại do chính thương hiệu đầu tư.

2.4 Định vị sản phẩm

Chủ shop cân nhắc hướng định vị sản phẩm trên thị trường với các yếu tố đơn giản như giá thành, công dụng, chất lượng, giá trị thương hiệu…

Ví dụ: Giữa thị trường thời trang cạnh tranh gay gắt, UNIQLO để lại ấn tượng với khách hàng trên khắp thế giới bằng sứ mệnh “Made For All” (trang phục cho mọi người), tuyệt đối không chạy theo thời trang xu hướng và cam kết mức giá bình dân.

Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu có những gì?

3. Vì sao shop phải thực hiện định vị thị trường?

Bước định vị thị trường mang lại rất nhiều lợi ích cho shop như:

  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Khi chủ shop nhận ra điểm mạnh của sản phẩm/thương hiệu với các đối thủ thì có thể lựa chọn cách quảng bá phù hợp để tạo sự khác biệt, gây ấn tượng cho khách hàng tiềm năng.
  • Xác định đối tượng mục tiêu dễ dàng: Thông qua quy trình định vị thị trường, người bán dễ dàng nhận diện đâu là tệp khách hàng mục tiêu thích hợp nhất với sản phẩm và xây dựng lộ trình chăm sóc bài bản.
  • Thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn: Chính nhờ tiếp cận đúng khách hàng đích, áp dụng đúng chiến lược quảng bá, chăm sóc, người mua dần có thiện cảm, cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ. 
  • Tạo nền tảng phát triển sản phẩm mới thuận lợi: Không chỉ nhìn ra điểm mạnh của sản phẩm hiện tại, chủ shop còn biết được điểm thiếu sót so với các thương hiệu khác, từ đó cân nhắc nâng cấp hoặc phát triển mặt hàng mới trong tương lai.

Định vị thị trường càng chuẩn xác, tỷ lệ kinh doanh thành công càng cao.

4. ‘Bật mí’ những chiến lược định vị thị trường nổi bật hiện nay

Sau đây là các loại định vị thị trường thường gặp để shop mới tham khảo:

4.1 Dựa trên giá trị sản phẩm

Đây là chiến lược định vị đánh vào tâm lý khách hàng, có thể giải quyết một nhu cầu thiết yếu nào đó trong cuộc sống. Điều này thúc đẩy khách hàng sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn nhanh chóng cho một sản phẩm.

Ví dụ: Bạn kinh doanh sản phẩm nội thất cho văn phòng như bàn làm việc, kệ sách,... Các sản phẩm luôn được chú trọng vào chất lượng như dùng gỗ cao cấp, thiết kế thông minh và tiện lợi,... giúp khách hàng có trải nghiệm sử dụng tốt nhất. Điều này làm nên giá trị của sản phẩm và dù cho sản phẩm có giá cao hơn so với mặt bằng chung thị trường thì khách hàng vẫn tin tưởng và lựa chọn. 

4.2 Dựa trên giá thành sản phẩm

Tùy theo đặc điểm của từng phân khúc khách hàng mục tiêu về kinh tế, thương hiệu xây dựng sản phẩm có mức giá tương ứng.

Ví dụ: Bạn kinh doanh đồ secondhand với sản phẩm đa dạng mẫu mã, chất lượng tạm ổn và có mức giá thành hợp lý dành cho các bạn học sinh - sinh viên có thu nhập không quá cao. 

4.3 Dựa trên công dụng sản phẩm

Đây là chiến lược định vị thị trường tập trung vào những điểm đặc trưng nhất của sản phẩm, sau đó xây dựng quảng cáo, thiết kế bao bì…

Ví dụ: Khi kinh doanh cơm văn phòng tốt cho sức khỏe, bạn sẽ tập trung vào điểm đặc trưng là sản phẩm tươi sạch, chế biến ít gia vị và tốt cho sức khỏe. 

Các phần cơm đẹp mắt và giàu dinh dưỡng giúp khách hàng hài lòng và nhớ đến bạn mỗi khi cần đặt đồ ăn.

Xem thêm: Các bước lập kế hoạch kinh doanh

4.4 Dựa trên chất lượng sản phẩm

Dựa trên chất lượng sản phẩm mà thương hiệu sở hữu và so sánh với các đối thủ khác, doanh nghiệp tìm cách làm nổi bật yếu tố đó hoặc tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng và gia tăng độ cạnh tranh. Thông thường, các đơn vị định vị theo yếu tố chất lượng đều đi kèm với giá thành (chẳng hạn chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế nhưng giá thành phải chăng). 

Ví dụ: Xuất phát từ sản phẩm giày bánh quế và hướng đến các vận động viên chuyên nghiệp, Nike sau đó mở rộng sang tệp khách hàng có nhu cầu luyện tập thể thao chăm sóc sức khỏe (lấy ý tưởng khỏe mạnh như những vận động viên bằng cách sử dụng sản phẩm chất lượng cao mà họ lựa chọn) và dần khai thác thêm nhóm sản phẩm trang phục và thiết bị thể thao. Tất cả tạo ra trải nghiệm rèn luyện sức khỏe hoàn hảo mà người mua chỉ cần tìm ở một cửa hàng duy nhất. 

4.5 Dựa trên nhân khẩu học

Thông qua phân tích các yếu tố tuổi tác, giới tính…, doanh nghiệp lựa chọn loại hàng mà nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu mua sắm nhiều nhất để phát triển/nhập hàng.

Ví dụ: Levents là một local brand quần áo hướng đến tệp khách hàng là các bạn trẻ yêu thích phong cách đơn giản, năng động. Vì vậy mà các sản phẩm của Levents có thiết kế không quá cầu kỳ, dễ phối đồ và không bị lỗi thời, đáp ứng đúng nhu cầu tệp khách hàng mục tiêu.

5. Các bước định vị thị trường nhanh chóng, chuẩn xác

Không quá khó để định vị thị trường thành công nếu chủ shop tham khảo quy trình 5 bước sau:

5.1 Nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ là quá trình phân tích đặc điểm của đối thủ cạnh tranh kỹ càng. Từ đó, người bán hiểu rõ về sản phẩm, cách bán hàng, chiến lược tiếp thị của họ để học hỏi và phát triển sản phẩm chất lượng.  

Một số lưu ý quan trọng bạn cần nắm trước khi bắt tay nghiên cứu đối thủ là:

  • Lập danh sách ít nhất 7 đơn vị để thu được kết quả chuẩn xác.
  • Các tiêu chí lựa chọn đối thủ là tương đồng về sản phẩm/dịch vụ, quy mô, mô hình kinh doanh, khách hàng mục tiêu và lịch sử hình thành.
  • Tìm hiểu doanh nghiệp đối thủ trên mọi phương diện như lịch sử hình thành, sản phẩm (về bao bì, công dụng, thành phần…), kênh phân phối (online hay offline)...
  • Quá trình phân tích đối thủ có thể mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì.

Nghiên cứu đối thủ kỹ lưỡng giúp người bán có cơ hội hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ của mình.

5.2 Xác định vị trí của thương hiệu trên thị trường

Nhận ra vị trí thương hiệu ở thị trường mục tiêu vô cùng quan trọng vì tạo điều kiện phát triển sản phẩm mới (hoặc nâng cấp sản phẩm đã có) phù hợp, cân nhắc chiến lược quảng cáo lý tưởng và lựa chọn tệp khách hàng thích hợp.

Chủ shop dễ dàng xác định vị trí hiện tại của thương hiệu qua các tiêu chí như:

  • Chất lượng.
  • Giá trị.
  • Tính năng.
  • Công dụng.
  • Vấn đề và Giải pháp.
  • Mối quan hệ.

Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? 9 chiến lược định vị shop nên biết.

5.3 Tìm hiểu sự khác biệt của thương hiệu

Xác định thương hiệu có điểm gì mới mẻ hơn các đơn vị khác giúp tăng mức độ cạnh tranh và tạo điểm nhấn với khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, shop duy trì số lượng đơn hàng và doanh thu ổn định.

Dưới đây là những câu hỏi có thể cho người bán nhận ra cửa hàng của mình có điểm khác biệt gì:

  • Tính năng sản phẩm thế nào?
  • Sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu thiết yếu nào của khách hàng tiềm năng?
  • Bao bì sản phẩm có gì độc đáo (về màu sắc, hình ảnh, slogan…)?
  • Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng có điểm gì nổi bật?

5.4 Lựa chọn chiến lược định vị thị trường thích hợp

Khi tổng hợp đầy đủ thông tin hữu ích kể trên, chủ shop bắt đầu lựa chọn chiến lược định vị phù hợp với đặc điểm sản phẩm và tình hình thực tế của shop (về nhân sự, vốn…). Nhờ đó, shop mới thuận lợi tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng mà không phải chi trả quá nhiều chi phí.

5.5 Đánh giá hiệu quả chiến lược và điều chỉnh nếu có

Đánh giá hiệu quả chiến lược là một bước không thể thiếu vì giúp người bán nhận định chiến lược định vị có thành công không và có thể tiếp tục áp dụng hay cần thay đổi. Sau đó, chủ shop cân nhắc chọn chiến lược khác hoặc điều chỉnh hướng tiếp cận tùy theo đặc điểm thị trường.

Nhìn chung, định vị thị trường là “chìa khóa” giúp shop mới thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài. Vì thế, đừng ngần ngại lưu lại những kiến thức hữu ích bên trên để cải thiện tỷ lệ kinh doanh thành công nhé!

Ngoài ra, chủ shop mới muốn thu hút khách hàng tiềm năng đừng quên đầu tư thêm trải nghiệm giao hàng nhanh chóng nhằm đảm bảo khả năng người mua trở lại mua sắm nhiều lần cao hơn. Với kinh nghiệm nhiều năm đồng hành cùng hàng trăm shop kinh doanh online quy mô lớn lẫn nhỏ, Giao Hàng Nhanh (GHN) sẵn sàng đồng hành cùng cửa hàng mọi lúc, mọi nơi để bán hàng thuận lợi hơn.

Một số tính năng nổi bật ở GHN mà mọi shop đều đánh giá cao là:

  • Tốc độ giao nhận nhanh chóng: GHN cam kết đơn nội thành hoàn thành trong vòng 24h và đơn liên tỉnh chỉ 1 - 2 ngày. Điều này giúp shop tạo thiện cảm tốt đẹp với khách hàng mua sắm lần đầu.
  • Chi phí vận chuyển tiết kiệm: GHN thiết kế bảng giá phải chăng (chỉ từ 15.5K/đơn) để shop tối ưu chi phí kinh doanh. Đặc biệt, những shop duy trì 400 đơn/tháng còn có cơ hội nhận được vô số ưu đãi khác.
  • Độ chính xác cao: GHN đầu tư hệ thống xử lý đơn hàng tự động 100% với tỷ lệ sai sót dưới 3%. Do đó, hàng hóa không chỉ vận chuyển nhanh mà còn chuẩn xác, tránh thất lạc.
  • Cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ hiện đại: GHN không ngừng phát triển những tính năng hữu ích như Cảnh báo bom hàng, Giao 1 Phần - Trả 1 Phần, Giao Thất Bại - Thu Tiền… Nhờ vậy, cửa hàng mới cải thiện tỷ lệ vận chuyển đơn thành công cao nhất và chủ shop tối ưu chi phí, thu hồi vốn nhanh.

Không chỉ có các ưu điểm ấn tượng như trên, đội ngũ shipper GHN vì shop hết mình, sẵn sàng lấy đơn vận chuyển nhanh chóng.

>> Nhanh tay đăng ký tài khoản https://sso.ghn.vn/register và trải nghiệm ngay shop nhé!

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập