Thị trường ngách là gì? Gợi ý thị trường tiềm năng cho shop
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Thị trường ngách là “chìa khóa” giúp nhiều chủ kinh doanh khởi nghiệp thành công. Vậy thị trường ngách là gì? Mang lại chủ shop các lợi ích như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin về kinh doanh ngách giúp shop giải đáp các thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Thị trường ngách là gì?
Thị trường ngách (Niche Market) là một phân khúc thị trường nhỏ, không quá rộng hay phổ biến của một lĩnh vực kinh doanh. Thị trường ngách được khám phá bằng cách phân chia thị trường lớn thành nhiều nhóm nhỏ, nhằm tìm ra những nhóm khách hàng có nhu cầu cụ thể hoặc đặc biệt. Qua đó, chủ kinh doanh có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng đúng mong muốn, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu hiệu quả.
Thị trường ngách là thị trường tiêu thụ tập trung một nhóm đối tượng có cùng sở thích, nhu cầu,.... khác biệt
2. Lựa chọn thị trường ngách mang đến lợi ích gì cho shop?
Chiến lược kinh doanh ngách mang đến cho chủ shop những lợi ích như:
- Tính cạnh tranh thấp: Với niche market, shop cần cung cấp một số sản phẩm, dịch vụ khác biệt, độc đáo mà không nơi nào cung cấp. Điều này sẽ mang lại cho shop lợi thế so với shop đối thủ trong cùng lĩnh vực.
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Nhu cầu, mong muốn và hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong niche market rất cụ thể. Điều này giúp shop dễ dàng nắm bắt và đưa ra kế hoạch tiếp cận phù hợp.
- Tăng mối quan hệ với khách hàng: Khi kinh doanh trong thị trường ngách, shop sẽ tương tác với nhóm người tiêu dùng nhỏ hơn. Chính điều này sẽ giúp shop có nhiều thời gian tập trung vào chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.
- Lợi nhuận cao: Khi đáp ứng nhu cầu của thị trường ngách, shop sẽ để lại ấn tượng tốt với khách hàng và họ sẽ có xu hướng chi trả cao hơn cho những sản phẩm độc đáo đó. Qua đó, shop có thể nâng cao doanh thu và lợi nhuận hiệu quả hơn.
- Tối ưu chi phí quảng cáo: Vì shop đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng mục tiêu, shop có thể dễ dàng xác định được nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Qua đó, shop có thể đưa ra chiến dịch tiếp thị phù hợp, tỷ lệ thành công cao, tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo.
3. Tổng hợp các thị trường ngách tiềm năng cho shop
Dưới đây là một số thị trường ngách mang lại cơ hội kinh doanh thành công mà shop nên biết:
Lĩnh vực sức khỏe:
- Thực phẩm: Nhu cầu ăn uống lành mạnh tăng cao nên nhiều khách hàng có nhu cầu chọn những bữa ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Theo đó, chủ shop có thể chọn bán bữa ăn lành mạnh cho nhân viên văn phòng bận rộn; bán đồ ăn chay; bán món ăn Eat Clean,...
- Giảm cân: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao, nhiều khách hàng muốn tìm khóa tập luyện có huấn luyện 1:1 để nâng cao hiệu quả. Theo đó, chủ shop có thể kinh doanh khóa học 1: 1 như Yoga cho mẹ bầu; Yoga giảm cân; Yoga trị liệu đau vai gáy,...
- Chăm sóc da: Khách hàng có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm thân thiện với môi trường và lành tính với làn da, kể cả da nhạy cảm. Do đó, chủ shop có thể chọn kinh doanh mỹ phẩm thuần chay.
Kinh doanh mỹ phẩm thuần chay đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng yêu thiên nhiên.
Lĩnh vực thời trang:
- Thời trang bigsize: Nhằm đáp ứng nhu cầu chọn quần áo hợp vóc dáng, che khuyết điểm thân hình không cân đối. Chủ shop có thể kinh doanh quần áo bigsize; quần áo may riêng;...
- Thời trang quý ông: Nhiều khách hàng nam giới muốn theo phong cách quý ông chuẩn mực. Để đáp ứng mong muốn này chủ shop có thể lựa chọn kinh doanh suit may sẵn, kinh doanh dịch vụ thiết kế suit; kinh doanh phụ kiện thời trang như: vòng tay, đồng hồ, caravat,...
- Thời trang thiết kế: Một số khách hàng có nhu cầu chọn những trang phục độc lạ, riêng biệt. Do đó, chủ shop có thể chọn kinh doanh quần áo thiết kế sẵn; quần áo thiết kế theo nhu cầu.
Lĩnh vực mẹ và bé:
- Thời trang mẹ và bé: Mẹ và bé có nhu cầu lựa chọn quần áo đặc biệt từ thiết kế đến chất liệu. Theo đó, chủ shop có thể chọn kinh doanh quần áo trẻ em; váy bầu may từ vải cotton; tã giấy thấm hút nhanh,...
- Chăm sóc da mẹ và bé: Nhu cầu về sản phẩm vệ sinh cơ thể mẹ và bé rất đặc biệt, cần an toàn, dịu nhẹ và thân thiện với làn da. Vậy nên, chủ shop có thể chọn kinh doanh hàng tiêu dùng như sữa tắm chiết xuất từ thiên nhiên; kinh doanh dầu gội ngăn rụng tóc cho mẹ bầu; kem dưỡng ẩm cho mẹ và bé;...
- Nội thất phòng cho trẻ em: Nhiều phụ huynh có nhu cầu chuẩn bị đầy đủ nội thất trước khi sinh. Chủ shop có thể kinh doanh đồ nội thất phòng dành cho trẻ sơ sinh (nôi, ghế bập bênh, ghế cho ăn,...).
Lĩnh vực du lịch:
- Phụ kiện thông minh: Nhu cầu sử dụng phụ kiện thông minh để chuyến du lịch thêm tiện lợi của du khách tăng cao. Do đó, chủ shop có thể kinh doanh sạc dự phòng, lens chụp ảnh, túi chống nước điện thoại,...
- Sản phẩm lưu niệm: Có nhiều khách hàng có sở thích sưu tầm đồ lưu niệm ở nhiều địa điểm, nhưng họ không có thời gian đến đó. Chủ shop hãy tận dụng điều này kinh doanh các sản phẩm lưu niệm (bản đồ, túi thổ cẩm, vòng tay,...) ở nhiều nơi.
- Chăm sóc sức khỏe: Với những người thường xuyên du lịch, việc ngồi máy bay, xe hơi, tàu hỏa,... nhiều khiến họ gặp tình trạng đau vai, ngủ không ngon,... Theo đó, họ có nhu cầu tìm những thiết bị tập luyện để cải thiện tình trạng này. Vậy nên, chủ shop có thể chọn kinh doanh thiết bị tập thể thao tại nhà (máy chạy bộ, giàn tạ đa năng,...); kinh doanh thiết bị tập thể dục thực tế ảo; kinh doanh quần áo thể thao,...
4. Cách tìm kiếm thị trường ngách phù hợp với shop
Để kinh doanh thị trường ngách thành công, chủ shop có thể thực hiện như sau:
4.1. Bước 1 - Xác định lĩnh vực muốn kinh doanh
Trước tiên, chủ shop cần xác định điểm mạnh, kinh nghiệm của bản thân để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Qua đó, chủ shop mới có thể xây dựng chiến lược tiếp thị phát huy thế mạnh của sản phẩm cũng như cửa hàng.
- Ví dụ: Bạn là người khéo tay và yêu thích chế tác, sáng tạo thì nên lựa chọn kinh doanh các sản phẩm thủ công. Hoặc bạn là người có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng có thể thử sức với ý tưởng kinh doanh các sản phẩm dành cho chó mèo.
Chủ shop cần biết thế mạnh của bản thân, từ đó lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
4.2. Bước 2 - Tìm kiếm thị trường ngách
Tiếp theo, chủ shop nên nghiên cứu thị trường để tìm hiểu những nhu cầu của người tiêu dùng chưa được đáp ứng. Đây chính là ngách thị trường tiềm năng mà shop nên khai thác. Chủ shop có thể tìm kiếm, nghiên cứu các thông tin này thông qua các sàn thương mại điện tử, Google,...
- Ví dụ: Với ý tưởng kinh doanh đồ thủ công, bạn có thể thử sức với ngách “đồ thủ công từ kẽm nhung hoặc len”. Còn ở kinh doanh đồ cho thú cưng, bạn hãy thử ngách “thức ăn hữu cơ cho vật nuôi”, “GPS theo dõi thú cưng”...
4.3. Bước 3 - Xây dựng sơ đồ tư duy
Xây dựng sơ đồ tư duy giúp shop tạo ra các ý tưởng sản phẩm một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, shop còn có thể khám phá các con đường kinh doanh phù hợp khác. Chủ shop có thể sử dụng một công cụ trực tuyến miễn phí như Text2MindMap để tạo một sơ đồ tư duy đơn giản, hiệu quả. Với từ khóa chính của sơ đồ, chủ shop hãy thêm thuật ngữ, hình ảnh,... liên quan để sơ đồ có tính khả thi cao hơn.
- Ví dụ: Khi lập sơ đồ tư duy cho kế hoạch kinh doanh đồ thủ công từ kẽm nhung, shop đặt từ khóa chính ở giữa. Sau đó thêm các thông tin mô tả khách hàng mục tiêu (là ai, nhu cầu thế nào, độ tuổi…), mức giá sản phẩm, mẫu mã thiết kế…
4.4. Bước 4 - Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một bước không thể bỏ qua giúp chủ shop tiếp cận thị trường ngách thuận lợi. Thông qua từ khóa, chủ shop có thể phân tích và đưa ra chiến lược để đánh trúng tâm lý của khách hàng mục tiêu. Chủ shop nên ưu tiên chọn từ khóa có tần suất tìm kiếm cao để giúp sản phẩm tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn.
- Ví dụ: Với mặt hàng đồ handmade sẽ có những từ khóa liên quan như “đồ handmade tặng bạn gái, đồ handmade bán chạy nhất, đồ handmade bảo vệ môi trường, đồ handmade cho người yêu, đồ handmade cho valentine…”. Shop nên chọn lọc từ khóa được nhiều khách hàng quan tâm để lập kế hoạch kinh doanh và chiến lược quảng cáo giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng quyết định đến sự thành công của kế hoạch tiếp cận thị trường ngách.
Xem thêm: 6 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả, có ví dụ dễ hiểu
4.5. Bước 5 - Đánh giá và kiểm tra tính khả thi
Cuối cùng, chủ shop cần đánh giá và kiểm tra tính khả thi của thị trường ngách đó. Những thông tin cần kiểm tra bao gồm tính khả thi về kinh tế, khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng phát triển trong tương lai và những rủi ro có thể xảy ra. Qua đó, chủ shop có thể quyết định có tiếp cận và kinh doanh thị trường ngách này hay không.
- Ví dụ: Để đánh giá ý tưởng kinh doanh thị trường ngách đồ thủ công bằng kẽm nhung/len có khả thi không, shop có thể dựa vào các tiêu chí:
- Kinh tế: Sản phẩm có mức giá tầm trung, dễ tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng từ học sinh, sinh viên đến người đi làm.
- Khả năng sinh lời: Nhu cầu khách hàng lớn - chi phí nguyên vật liệu đầu vào thấp - giá thành bán ra ổn định nên shop có thể an tâm sẽ sớm đạt được lợi nhuận như ý.
- Khả năng phát triển trong tương lai: Các mẫu mã thiết kế đồ thủ công rất đa dạng, bạn có thể học hỏi thêm từ mạng Internet để sáng chế ra sản phẩm độc quyền cho shop mình.
- Rủi ro: Một số mặt hàng đồ handmade bằng kẽm nhung có thể bị hỏng, gãy trong quá trình vận chuyển nên cần chọn đơn vị giao hàng uy tín, chuyên nghiệp.
5. Kinh doanh thị trường ngách có hạn chế gì không?
Thị trường ngách tuy sở hữu nhiều tiềm năng kinh doanh, nhưng vẫn còn một số hạn chế như:
- Khó tăng trưởng và mở rộng: Thị trường ngách có quy mô nhỏ hơn so với thị trường chung. Điều này có thể khiến shop bị hạn chế trong quá trình tăng trưởng và mở rộng mô hình kinh doanh.
- Tìm kiếm khách hàng khó khăn hơn: Kinh doanh ngách hướng đến tệp khách hàng nhỏ, nên để tìm kiếm và tiếp cận được đúng nhóm đối tượng cũng khó khăn.
- Cần có chuyên môn, kiến thức: Thị trường ngách chuyên biệt hơn nên đòi hỏi chủ kinh doanh phải có kiến thức chuyên môn sâu và vững vàng. Qua đó, shop mới có thể lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp, tư vấn sản phẩm cho khách hàng.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến chủ shop các thông tin liên quan đến thị trường ngách. Khi kinh doanh trong thị trường ngách, shop có thể chọn kinh doanh online, offline hoặc cả hai. Nếu chọn kinh doanh online - xu hướng được nhiều shop lựa chọn hiện nay thì ngoài thị trường ngách phù hợp, shop cũng cần hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín.
Giao Hàng Nhanh - Đồng hành cùng shop kinh doanh triệu đơn mỗi ngày
Giao Hàng Nhanh (GHN) - đơn vị vận chuyển được hàng triệu shop bán hàng online ở quy mô lớn và nhỏ tin chọn nhờ sở hữu các ưu điểm dưới đây:
- Giao siêu nhanh, giá siêu tốt: Giao hàng nhanh (nội thành 24 giờ, HN-SG chỉ 1 - 2 ngày) nhờ hệ thống phân loại tự động xử lý gần 2 triệu đơn/ngày giúp đơn hàng được giao nhanh chóng, an toàn. Bên cạnh đó, GHN cung cấp bảng cước phí hợp lý cùng nhiều chương trình đồng giá giúp shop tối ưu chi phí kinh doanh.
- Đối soát COD linh hoạt: GHN cung cấp tính năng đối soát COD các ngày trong tuần giúp shop xoay vòng vốn nhanh, tránh các sai sót về số liệu và chủ động kiểm soát các chi phí dịch vụ phát sinh tốt hơn (xem chi tiết).
- Quản lý đơn hàng dễ dàng: GHN tích hợp phần mềm quản lý bán hàng như Pancake, Nobita, Sapo,... giúp shop thao tác chốt đơn, vận chuyển dễ dàng trên 1 nền tảng, tiết kiệm thời gian và hạn chế sót đơn. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 cũng giúp shop theo dõi tình trạng đơn hàng dễ dàng trên app và website, từ đó có thể xử lý các phát sinh nhanh chóng.
GHN mang đến khách hàng trải nghiệm giao nhận nhanh như hỏa tốc, tiết kiệm chi phí.
> Đăng ký sử dụng dịch vụ giao hàng siêu tốc của GHN ngay tại https://sso.ghn.vn/!
Xem thêm: