Cách kinh doanh hàng tiêu dùng hiệu quả, lời cao với vốn thấp

Bạn đang muốn kinh doanh hàng tiêu dùng nhưng vốn thấp và chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các “nhà bán hàng tương lai” những kinh nghiệm bán hàng tiêu dùng vô cùng đơn giản, chi tiết và hiệu quả. 

1. Hàng tiêu dùng là gì? Vì sao nên chọn kinh doanh hàng tiêu dùng?

Hàng tiêu dùng là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất (được bày bán) và người tiêu dùng mua loại hàng hóa này với mục đích là để sử dụng. Ví dụ một số loại hàng tiêu dùng như quần áo mặc hàng ngày, thực phẩm, gia vị, bột giặt,... Trong khi đó, những sản phẩm như lốp xe, sắt, nhôm, vải, nhựa,... chưa được sản xuất thành mặt hàng hoàn chỉnh nên không phải là hàng tiêu dùng.

Hiện nay, kinh doanh hàng tiêu dùng là một ý tưởng kiếm tiền phù hợp với nhiều người, từ người có số vốn ít đến nhiều vốn. Những ưu điểm khi kinh doanh mặt hàng này có thể kể đến như: 

  • Là sản phẩm cần thiết trong sử dụng hàng ngày: Hàng tiêu dùng là mặt hàng cần thiết trong cuộc sống của con người. Vì vậy, shop sẽ có lượng khách hàng mua sắm khá lớn.

  • Mặt hàng và giá thành đa dạng, dễ lựa chọn: Các sản phẩm tiêu dùng thường có đa dạng mặt hàng với nhiều mức giá bán, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu. Đồng thời, cửa hàng của chủ shop sẽ có nhiều loại hàng hóa khác nhau đáp ứng nhu cầu mua sắm của đa dạng đối tượng khách hàng.

  • Sản phẩm phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng: Mặt hàng tiêu dùng là sản phẩm thiết yếu của con người, vì thế dù ở bất cứ độ tuổi, giới tính và tầng lớp nào (trung lưu, thương lưu, công nhân,...) thì đều mua sắm các sản phẩm này. Do vậy, nhà bán hàng có thể dễ dàng lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của shop. 

Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng sẽ giúp nhà bán hàng tiếp cận tệp khách hàng lớn, gia tăng lợi nhuận hiệu quả. 

2. Các mặt hàng tiêu dùng phổ biến

Dưới đây là một vài gợi ý các mặt hàng tiêu dùng phổ biến mà các nhà bán hàng có thể tham khảo và lựa chọn. 

2.1 Theo độ bền

Kinh doanh hàng tiêu dùng, chủ shop có thể lựa chọn các sản phẩm dựa theo độ bền của chất liệu tạo ra chúng. Cụ thể là:

  • Hàng tiêu dùng bền: Đây là những sản phẩm người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều lần, liên tục trong thời gian dài, ví dụ như quần áo, dụng cụ nhà bếp, bàn, ghế,... Đặc biệt, hàng tiêu dùng bền thường có giá thành khá cao, nếu biết cách kinh doanh, tối ưu chi phí thì có thể mang lại khả năng sinh lời lớn cho nhà bán hàng.

  • Hàng tiêu dùng không bền: Sản phẩm có đặc điểm tiêu hao nhanh nên thường phải mua sắm thường xuyên như thực phẩm, sữa, bột giặt, mỹ phẩm, nước hoa,... Vì thế, khi kinh doanh hàng tiêu dùng không bền, nhà bán hàng cần phải nhập hàng và thay đổi mẫu mã liên tục để đáp ứng nhu cầu khách hàng. 

2.2 Theo mục đích sử dụng

Bên cạnh các mặt hàng tiêu dùng theo độ bền, nhà bán hàng cũng có thể lựa chọn buôn bán các mặt hàng dựa trên mục đích sử dụng như: 

  • Hàng tiêu dùng nhanh: Với đa dạng các sản phẩm từ thức ăn, đồ uống đến thực phẩm chức năng. Các sản phẩm tiêu dùng nhanh có giá thành hợp lý, độ phổ biến cao nên là mặt hàng được nhiều nhà bán lẻ lựa chọn. 

  • Hàng tiêu dùng mua có lựa chọn: Là những mặt hàng mà người tiêu dùng sẽ cân nhắc về mức độ phù hợp, giá cả, chất lượng,... để đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Các mặt hàng tiêu dùng mua có lựa chọn có thể kể đến như xe máy, nội thất, laptop, tivi,... 

  • Hàng tiêu dùng đặc biệt: Đây là sản phẩm có tính độc đáo cao thuộc các thương hiệu nổi tiếng mà người mua chấp nhận tìm kiếm và trả giá để có được. Thông thường, các sản phẩm này là thiết bị nhiếp ảnh, âm thanh, tranh vẽ, trang sức,...

  • Hàng tiêu dùng theo nhu cầu thụ động: Là loại hàng hóa người tiêu dùng không biết đến, không áp dụng được trong đời sống hàng ngày hoặc họ không có nhu cầu mua sắm như các loại bảo hiểm, sản phẩm y tế,... 

Nhà bán hàng có thể lựa chọn buôn bán mặt hàng tiêu dùng  tùy vào đối tượng khách hàng muốn hướng đến. 

3. Mách bạn kinh nghiệm kinh doanh hàng tiêu dùng hiệu quả, ra nhiều đơn

Để việc kinh doanh hiệu quả, giảm các rủi ro, trước khi buôn bán bạn cần phải lên kế hoạch thật chi tiết, từ bước xác định vốn, tìm nguồn cung cấp hàng hóa tới xây dựng các chương trình quảng cáo, giao hàng,... Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong những thông tin dưới đây:

3.1 Xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản

Đối với những nhà bán hàng đang có ý tưởng kinh doanh hàng tiêu dùng, việc có bản kế hoạch chi tiết, chỉn chu và bài bản sẽ giúp gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, định hình được xu hướng thị trường, thông tin về khách hàng và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.

Vậy trong kế hoạch kinh doanh, nhà bán hàng cần làm gì? Đầu tiên, chủ shop cần nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xu hướng tiêu dùng hiện nay (nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết, Giáng Sinh,...). Tiếp theo là tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, từ đó phân tích các ưu, nhược điểm của các shop khác nhằm học hỏi kinh nghiệm. Sau đó là xác định phân khúc khách hàng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, sỏ tích, nhu cầu mua sắm,...), điều này sẽ giúp shop lựa chọn được mặt hàng kinh doanh phù hợp.

3.2 Xác định số vốn cần bỏ ra

Xác định số vốn trước khi kinh doanh càng chi tiết càng tốt, vì nó sẽ giúp ích trong quá trình xoay vòng vốn và dự trù chi phí của shop. Không những thế, việc xác định số vốn cần bỏ ra giúp nhà bán hàng liệt kê được danh sách những mục phí cố định, phí phát sinh, phí nhập hàng hóa,... từ đó cân đối nguồn vốn.

Để xác định được số vốn cần bỏ ra, bạn có thể dựa vào các tiêu chí như phí kho bãi (mặt bằng kinh doanh), đồ đạc, kệ hàng, tiền nhập hàng, lương nhân viên, phí giao hàng, phí phát sinh (bom hàng, đền bù hàng hóa,...), phí cho nền tảng thương mại điện tử (nếu có),... 

Xem thêm: Cách xác định giá vôn chuẩn

Lập nên danh sách chi tiêu vốn chi tiết giúp nhà bán hàng cân đối chi phí và xoay vòng vốn hiệu quả. 

3.3 Ưu tiên chọn hình thức kinh doanh online

Đối với những nhà bán hàng mới bắt đầu khởi nghiệp, có số vốn khiêm tốn nên ưu tiên lựa chọn kinh doanh hàng tiêu dùng theo hình thức online. Theo đó hình thức này sẽ giúp chủ shop có thể tiết kiệm tối đa chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, kho bãi, trang trí cửa hàng và quản lý. 

Xem thêm: Mô hình kinh doanh phù hợp mà các chủ shop nên biết

3.4 Chọn mặt hàng tiêu dùng phù hợp

Việc lựa chọn mặt hàng tiêu dùng phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu và nguồn vốn của cửa hàng là rất quan trọng. Nếu chủ shop kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng có số vốn thấp thì nên lựa chọn bán các hàng tiêu dùng nhanh, hàng tiêu dùng bền (không bền) trong thời gian đầu. Vì các loại hàng này có độ phổ biến cao, tệp khách hàng lớn, hầu như ai cũng có nhu cầu sử dụng và giá nhập hành thấp hơn các mặt hàng tiêu dùng khác.

Nhà bán hàng có định hướng kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng với cửa hàng tạp hóa, có thể tham khảo các sản phẩm như khăn giấy, đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp, đồ ăn khô,... Hay với kinh doanh mỹ phẩm và làm đẹp, nhà bán hàng có thể chọn bán các sản phẩm như sữa tắm, dầu gội, skincare, đồ makeup,... 

Xem thêm:

3.5 Nhập hàng từ nguồn uy tín, giá thành hợp lý

Những nguồn sản phẩm chất lượng, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe giúp shop tạo dựng niềm tin của khách hàng, tăng tỷ lệ quay lại mua hàng cao hơn. Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn hàng giá thành tốt, có chương trình hậu mãi sẽ giúp sản phẩm của shop có giá bán cạnh tranh trên thị trường. Gợi ý đến shop một vài nguồn nhập hàng trong nước như tại các đại lý phân phối, chợ đầu mối, siêu thị hoặc trực tiếp các thương hiệu lớn.

Ngoài ra, để đa dạng thêm các sản phẩm, nhà bán hàng có thể nhập các mặt hàng tiêu dùng nội địa tại nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, shop nên nhập số lượng nhỏ trước và kiểm tra chất lượng trước khi nhập về số lượng hàng lớn.  

Xem thêm: 

Siêu thị, đại lý phân phối, đơn vị sản xuất trực tiếp,... là những nguồn nhập hàng tiêu dùng mà nhà bán hàng có thể tham khảo. 

3.6 Chọn kênh bán hàng online hiệu quả

Nhà bán hàng có thể lựa chọn kinh doanh online trên các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada,...), mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,...), Tik Tok Shop,... Những kênh bán hàng này có thể giúp shop tiếp cận khách hàng mục tiêu mà không bị giới hạn địa lý, đồng thời có thể thiết kế nhiều chương trình khuyến mãi phù hợp để kích cầu mua sắm.

Xem thêm: Những kênh bán hàng online hiệu quả chốt đơn ầm ầm

3.7 Lựa chọn đơn vị vận chuyển nhanh với mức phí tiết kiệm

Đối với bán hàng tiêu dùng online, vận chuyển là một trong những khâu quan trọng giúp shop tạo được thiện cảm với khách hàng, giảm nguy cơ bom hàng, hoàn hàng. Đặc biệt, việc lựa chọn đơn vị vận chuyển có cước phí phải chăng cũng giúp shop tối ưu chi phí giao hàng, từ đó có thể thiết kế giá bán phải chăng giúp tăng sức cạnh tranh cho shop.  

Xem thêm: Các đơn vị vận chuyển uy tín được nhiều chủ shop tin chọn

Giao Hàng Nhanh đồng hành cùng shop kinh doanh hàng tiêu dùng hiệu quả

Giao Hàng Nhanh hiện đang là đối tác tin cậy của nhiều trang thương mại điện tử, phần mềm quản lý bán hàng và hàng nghìn shop trên toàn quốc. Tin chọn dịch vụ ship hàng GHN, chủ shop an tâm tuyệt đối bởi: 

  • Giao hàng siêu tốc: Giao nhanh như hỏa tốc với thời gian hoàn thành đơn chỉ trong 24 giờ (nội thành) và 1 - 2 ngày (ngoại thành) giúp hàng hóa nhanh chóng đến tay khách hàng, giúp tăng sự chuyên nghiệp cho shop.

  • Cước phí tiết kiệm: Bảng giá phí ship của GHN phù hợp với các shop mới, vừa và nhỏ giúp tối ưu chi phí giao hàng hiệu quả. Cùng với đó là các chương trình khuyến mãi và đồng giá hấp dẫn, giúp shop giảm bớt chi phí giao hàng, tăng lợi nhuận thu được.

  • Đối soát COD linh hoạt các ngày trong tuần: Với tính năng đối soát COD của GHN giúp hỗ trợ chủ shop có thể chủ động quản lý chi phí từ giai đoạn đầu của đơn hàng, đồng thời tối ưu lộ trình kinh doanh. Nhờ đó, chủ shop có thể xoay vòng vốn nhanh, hạn chế các sai sót về số liệu bán hàng hiệu quả.

  • Theo dõi đơn hàng 24/7: Hệ thống quản lý trực tuyến trên app và web của GHN  giúp shop dễ dàng theo dõi tình trạng đơn hàng, xử lý các phát sinh nhanh chóng, từ đó khách hàng cảm thấy hài lòng với tốc độ xử lý vấn đề của shop. 

  • Cung cấp các tính năng hỗ trợ bán hàng: Tính năng cảnh báo bom hàng, Giao 1 phần - Trả 1 phần (hàng thời trang), Giao thất bại - Thu tiền,... giúp shop giảm chi phí phát sinh, tăng tỷ lệ giao thành công giúp kinh doanh hiệu quả.

Shop có thể tra cứu đơn hàng dễ dàng, nhanh chóng trên app điện thoại hoặc web của GHN.

Đăng ký trở thành đối tác của GHN ngay để nhận được những tiện ích hấp dẫn tại: https://sso.ghn.vn/

3.8 Có chiến lược quảng cáo để bán hàng thuận lợi

Xây dựng chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng. Vậy làm sao để thiết kế chiến dịch marketing hiệu quả? 

Nhà bán hàng có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi của sàn thương mại điện tử (siêu sale sinh nhật, flash sale, 12/12, 11/11,...), chạy quảng cáo trên mạng xã hội, livestream bán hàng giảm giá, combo quà tặng, quà tặng kèm,... 

3.9 Có quy trình bán hàng rõ ràng để chăm sóc khách hàng tốt hơn

Xây dựng quy trình bán hàng rõ ràng giúp tạo sự chuyên nghiệp cho shop và khách hàng cũng cảm thấy hài lòng khi mua sắm. Đặc biệt, trong quy trình bán hàng, shop không nên bỏ qua khâu chăm sóc khách hàng như gọi điện, nhắn tin, email marketing,... nhằm gửi đến các sản phẩm mới, voucher, khuyến mãi dành riêng cho khách hàng thân thiết. Điều này vừa giúp shop tri ân khách hàng cũ, vừa giúp tăng cơ hội quay lại mua hàng và tỷ lệ bán chéo sản phẩm (khách hàng giới thiệu người thân, bạn bè,...). 

Xem thêm: 

3.10 Đo lường hiệu quả kinh doanh và có sự điều chỉnh phù hợp

Đây là cách để giúp nhà bán hàng có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng loại mặt hàng, từ đó xác định được mặt hàng nào bán chạy và ngược lại. Nhờ vậy, nhà bán hàng có thể chủ động trong việc nhập những loại hàng bán tốt, tìm kiếm thêm những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Cách để các nhà bán đo lường hiệu quả kinh doanh là thông qua báo cáo tài chính, doanh thu bán hàng trên trang thương mại điện tử hoặc áp dụng các app quản lý bán hàng. 

Bên cạnh đó, với những mặt hàng chưa bán chạy, shop có thể đưa vào phần phân loại của mặt hàng bán chạy nhằm giảm giá bán (flash sale) để kích thích sự tò mò và nhu cầu mua sắm của khách hàng. 

Sau mỗi tháng (mỗi quý) nhà bán hàng nên đo lượng hiệu quả kinh doanh để có thể thay đổi kịp thời giúp cửa hàng phát triển. 

4. Kinh doanh hàng tiêu dùng có khó khăn gì không?

Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng có nhiều khó khăn và thách thức đối với những nhà bán hàng như thị trường, thị hiếu tiêu dùng, mô hình kinh doanh, kinh nghiệm,... Xem ngay!

  • Thị trường cạnh tranh: Hiện nay, nhiều cửa hàng kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. Vì vậy, để có thể tồn tại và thu hút được lượng lớn khách hàng, nhà bán hàng cần phải ưu tiên chú trọng chất lượng sản phẩm và nhập hàng theo thị hiếu của người tiêu dùng. 

  • Sản phẩm thay đổi liên tục: Sản phẩm tiêu dùng không bao giờ cố định mà luôn phát triển và sáng tạo thêm nhiều mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Như hiện nay, xu hướng ăn uống eat clean và healthy đang lên ngôi, vì thế nhà bán hàng có thể tận dụng cơ hội để cập nhật sản phẩm như gạo lứt, bánh ngũ cốc, rau sạch,... cho cửa hàng nhằm thu hút khách hàng.

  • Hình thức bán hàng online không ngừng đổi mới, cần khả năng nắm bắt tốt: Hiện nay xu hướng kinh doanh online phổ biến và không ngừng phát triển, đặc biệt là bán hàng đa kênh và đa nền tảng. Cho nên đòi hỏi nhà bán hàng luôn cập nhật kiến thức, đổi mới phù hợp với xu hướng, đồng thời kết hợp kinh doanh nhiều kênh (tiktok shop, instagram, Shopee,...) để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh. 

  • Cần cá nhân hóa trong trải nghiệm khách hàng: Mặt hàng tiêu dùng là các sản phẩm đại trà và phổ biến khác so với đồ handmade hay thiết kế riêng, đặc biệt là quần áo, phụ kiện thời trang,... Cho nên rất khó để có thể cá nhân hóa trong trải nghiệm mua sắm và tạo nét riêng biệt cho cửa hàng. Vì vậy, điều nhà bán hàng cần làm là nâng cao chất lượng sản phẩm và quy trình chăm sóc khách hàng để người mua cảm nhận được sự chuyên nghiệp và có trải nghiệm mua sắm trọn vẹn tại shop. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về kinh nghiệm kinh doanh hàng tiêu dùng. Mong rằng qua bài viết này, các nhà bán hàng đã có thể áp dụng được những kinh nghiệm trên vào việc xây dựng kế hoạch kinh doanh tăng thu nhập hiệu quả trong tương lai nhé!

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập