Các loại chi phí Marketing cơ bản & cách tiết kiệm cho shop
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Marketing là hoạt động không thể thiếu nếu shop muốn sản phẩm của mình tiếp cận khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, shop mới có thể gặp khó khăn khi hoạch định chi phí Marketing bao nhiêu là hợp lý. Hãy để bài viết bên dưới liệt kê các chi phí phổ biến cũng như hướng dẫn chủ shop tính toán và tối ưu hóa hiệu quả nhé!
1. Chi phí Marketing là gì?
Chi phí Marketing (Marketing Cost) là toàn bộ khoản phí shop sử dụng cho hoạt động tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Không có số tiền cố định cho một chiến dịch Marketing, mà có thể dao động từ vài triệu đồng đến vài trăm triệu đồng tùy quy mô thực hiện.
Marketing Cost là tất cả chi phí cần thiết cho hoạt động tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.
2. Chi phí Marketing bao gồm những loại nào?
Sau đây là các loại chi phí Marketing phổ biến shop nên nắm rõ:
2.1 Chi phí nghiên cứu thị trường, khách hàng
Thấu hiểu nhu cầu khách hàng, đặc điểm thị trường mục tiêu rất quan trọng. Vì điều này giúp shop chọn sản phẩm kinh doanh thích hợp cũng như triển khai chiến dịch Marketing hợp lý. Do đó, đây là khoản phí để người bán có dữ liệu thị trường, khách hàng mới nhất, độ tin cậy cao.
2.2 Chi phí tạo nội dung quảng cáo
Chiến dịch tiếp thị thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào nội dung quảng cáo. Theo đó, chủ shop có thể chi một khoản phí phù hợp để thuê chuyên viên xây dựng nội dung Marketing thú vị, ý nghĩa.
2.3 Chi phí đăng tải nội dung tiếp thị trên kênh bán
Đăng bài quảng cáo trên website uy tín (như báo chính thống, trang web chuyên review sản phẩm,...) là cách giúp shop mới xây dựng sự tin tưởng để khách hàng sẵn sàng đặt mua. Vì vậy, các shop có thể chi một khoản tiền phù hợp để đăng tải nội dung tiếp thị.
Chi phí Marketing bao gồm khoản chi trả cho phí đăng bài viết lên một website/tài khoản chính chủ nào đó.
2.4 Chi phí xây dựng và phát triển phòng ban Marketing
Một trong các loại chi phí Marketing trực tiếp quan trọng là thuê nhân sự tiếp thị. Họ là người đảm nhiệm hoạt động quảng cáo cho sản phẩm, thương hiệu từ những ngày đầu tiên. Theo đó, số lượng nhân viên không cố định mà thay đổi tùy theo định hướng phát triển và kinh phí của shop.
2.5 Chi phí bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng tại cửa hàng hoặc kênh bán online. Thông thường, với shop quy mô nhỏ, một nhân viên có thể thực hiện toàn bộ quy trình này. Tuy nhiên, shop quy mô lớn hơn thường phải thuê nhiều nhân viên hơn.
2.6 Chi phí xây dựng website bán hàng
Các shop bán hàng online cần chi thêm một khoản cho việc thiết kế website. Trang web càng trực quan, đẹp mắt thì độ uy tín của shop càng cao, tỷ lệ đặt hàng càng nhiều. Tùy theo sở thích, yêu cầu của chủ shop mà chi phí dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
Xem thêm: Hướng dẫn làm website bán hàng nhanh và đẹp, tiết kiệm chi phí
2.7 Chi phí tổ chức sự kiện xây dựng quan hệ công chúng
Đây là khoản phí liên quan đến việc quản lý hình ảnh thương hiệu. Ví dụ, đăng bài đính chính thông tin sai lệch, đăng bài trên báo chính thống điều hướng dư luận về giá trị của sản phẩm,...
Xem thêm: Brand Marketing là gì? Hiểu rõ để phát triển thương hiệu tốt nhất
2.8 Một số chi phí khác
Ngoài các khoản như trên, chi phí Marketing có thể bao gồm thêm:
Chi phí nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Chi phí nghiên cứu sản phẩm mới.
Chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (như logo, bao bì,...).
Chi phí trưng bày sản phẩm ở hội chợ, triển lãm.
Chi phí SEO website.
3. Hướng dẫn cách tính chi phí Marketing chuẩn xác
Dưới đây là các công thức tính chi phí tiếp thị dễ dàng được nhiều shop sử dụng:
3.1 Dựa trên doanh số hàng tháng/quý/năm
Nếu chủ shop ghi chép doanh số trước đó kỹ càng thì hãy thử công thức sau:
Chi phí Marketing = Doanh số x % chi cho hoạt động Marketing |
Lưu ý: Chi phí chi cho Marketing không nên vượt quá 10% doanh số.
Ví dụ: Doanh thu trung bình 3 năm gần nhất của shop là 500.000.000 đồng. Phần trăm chi cho phí Marketing mong muốn là 5%. Vậy, chi phí Marketing dự kiến là 500.000.000 x 5% = 25.000.000 đồng.
3.2 Dựa theo doanh thu dự kiến của chủ shop
Người bán còn có thể dự trù chi phí Marketing trực tiếp qua mong muốn doanh thu đạt được trong quý hoặc trong năm. Cụ thể:
Chi phí Marketing = Doanh số dự kiến x % chi cho hoạt động Marketing |
Lưu ý: Chi phí Marketing không nên vượt quá 10% doanh số.
3.3 Dựa trên số vốn hiện có
Dựa vào nguồn vốn hiện tại (sau khi trừ tất cả chi phí nhập hàng, thuê kho,...), người bán cũng xác định được chi phí Marketing. Công thức là:
Chi phí Marketing = Vốn sẵn có x % chi cho hoạt động Marketing |
Lưu ý: Cách tính phù hợp với shop mới bán hàng, chưa có thông tin doanh thu chính xác. Đồng thời, tỷ lệ phần trăm lý tưởng là 5 - 10%.
Tùy theo số vốn hiện có là bao nhiêu, người bán cân nhắc khoản phí Marketing thích hợp.
3.4 Dựa theo chi phí Marketing của đối thủ
Chủ shop thuận tiện tính chi phí Marketing dự kiến bằng cách dựa vào khoản chi của đối thủ cùng ngành, cùng quy mô để tiết kiệm thời gian, công sức tính toán. Tuy nhiên, với trường hợp ngân sách của shop không thể đáp ứng thì hoàn toàn cắt giảm được nhưng tất nhiên kết quả có khả năng không đạt hiệu quả tương tự.
4. Bảng chi phí Marketing lý tưởng cho shop online
Số tiền lý tưởng để chi cho từng khoản phục vụ hoạt động Marketing như sau:
Chi phí tối ưu SEO website: Dao động 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng/năm.
Chi phí thuê nhân viên Marketing: Khoảng 5.000.000 đồng đến 20.500.000 đồng/người/tháng (theo vị trí, kinh nghiệm,...).
Chi phí thiết kế website: 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
Chi phí viết bài quảng cáo: Từ 60.000 đồng/1000 chữ (bài SEO).
Chi phí nghiên cứu thị trường: Trung bình 16.000 USD (tương đương 400.000.000 đồng).
Chi phí chạy quảng cáo: Từ 3.5 đồng/lượt hiển thị (trên Facebook).
5. Làm thế nào để tối ưu các loại chi phí Marketing tối đa?
Shop mới dễ dàng tiết kiệm chi phí tiếp thị với các “bí quyết” sau:
5.1 Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu kỹ càng
Dù Marketing Online hay Marketing Offline, chủ shop đều phải nghiên cứu đặc điểm thị trường, khách hàng. Qua đó, người bán lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp và có hướng tiếp cận, giới thiệu tối ưu.
Người bán hãy dành thời gian nghiên cứu khách hàng, sản phẩm, khách hàng,... kỹ càng trước khi thực hiện quảng cáo.
5.2 Tận dụng các công cụ Marketing miễn phí
Các shop online mới kinh doanh dễ dàng tối ưu hóa chi phí tiếp thị bằng cách những công dụng miễn phí. Ví dụ, SEO website có thể dùng các ứng dụng như Google Search Console, Keywordtool,... hay tạo nội dung tiếp thị với ChatGPT.
5.3 Phát triển nội dung tiếp thị chất lượng, mang lại giá trị
Nội dung quảng cáo không chỉ thể hiện rõ ưu điểm của sản phẩm, mà còn phải mang lại giá trị cho người xem. Do đó, chủ shop cân nhắc ý tưởng kết hợp nhiều dạng nội dung như hình ảnh, video,... để tăng tính thu hút trong mỗi chiến dịch Marketing.
Xem thêm: 5 cách thu hút khách mua hàng nhiều hơn để ‘bùng nổ’ doanh số
5.4 Chăm sóc khách hàng nhiệt tình
Với các shop đầu tư chi phí bán hàng cá nhân, chủ shop nên xây dựng quy trình chuyên nghiệp và đào tạo nhân viên kỹ càng. Điều này giúp khách hàng hài lòng, tăng thiện cảm với shop. Ngoài ra, người bán cần chăm sóc khách hàng cũ tận tình bằng cách tặng voucher mua sắm, gửi lời cảm ơn sau khi mua sắm,...
5.5 Cân nhắc Marketing đa kênh
Để tận dụng tối đa chi phí Marketing Online, người bán không thể bỏ qua ý tưởng Marketing đa kênh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng ở mỗi kênh bán, yêu cầu quảng cáo có sự khác biệt nên shop hãy tìm hiểu kỹ càng để tránh bị báo cáo và xóa kênh nhé.
Marketing đa kênh là cách tối ưu hóa chi phí Marketing từ lúc bắt đầu triển khai tiếp thị sản phẩm.
5.6 Áp dụng Marketing Automation
Marketing Automation là cách tiếp thị tự động với chi phí minh bạch mà shop nên cân nhắc để tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin và chăm sóc mua hàng tự động. Tất nhiên, người bán có thể triển khai chiến lược tiếp thị này trên tất cả kênh online giúp đạt hiệu quả quảng cáo cao nhất.
5.7 Đẩy mạnh SEO trên website bán hàng
Triển khai SEO website chỉn chu góp phần đẩy thứ hạng xuất hiện nội dung quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Nhờ thế, khách hàng chú ý đến shop nhanh chóng và có lượt truy cập, tương tác nhiều, hiệu quả lâu dài.
5.8 Lựa chọn dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp
Một cách Marketing thú vị khác với chi phí phải chăng mà shop online thường không quan tâm nhiều là chọn đơn vị giao hàng uy tín. Khi giao hàng nhanh và an toàn, khách hàng cảm thấy hài lòng, sẵn sàng mua hàng lại nhiều lần. Hơn thế, họ sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân (hay còn gọi là cách thức Marketing truyền miệng) trải nghiệm sản phẩm từ shop.
Shop tìm dịch vụ giao hàng siêu tốc, giá siêu tốt - Giao Hàng Nhanh đến ngay! Sau hơn một thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, công ty Giao Hàng Nhanh (GHN) cực kỳ tự hào với thành tích hoàn thành hơn 20.000.000 đơn mỗi tháng. Đồng thời, đơn vị hiện là đối tác tin cậy của hơn 100.000 shop online và doanh nghiệp. Những thành tựu ấn tượng này có được là nhờ các ưu điểm sau:
GHN áp dụng bảng giá siêu ưu đãi cho shop online.
>> Hãy đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ GHN ngay hôm nay để tận hưởng các quyền lợi đặc biệt kể trên nhé! |
5.9 Theo dõi và điều chỉnh kinh phí Marketing thường xuyên
Chủ shop nên theo dõi hiệu quả của chiến dịch Marketing để kịp thời thay đổi chiến lược, điều chỉnh kinh phí khi cần thiết. Nhờ vậy hạn chế nguy cơ lãng phí vốn cho những dự án Marketing không mang lại kết quả khả thi.
Trên đây là tất cả chi phí Marketing cơ bản mà chủ shop nhất định phải biết. Nhìn chung, có những khoản chủ shop tối ưu được nhưng còn một số chi phí không thể cắt giảm. Tùy theo nguồn vốn hiện tại, người bán “cân đo đong đếm” thích hợp, đảm bảo kết quả tiếp thị như mong đợi nhé.
Xem thêm: