Kinh doanh cây cảnh thế nào để thành công, thu lợi nhuận cao?
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Kinh doanh cây cảnh tuy không mới nhưng vẫn được khá nhiều người lựa chọn bởi sản phẩm ngày càng đa dạng và có thể khởi đầu với số vốn thấp. Nếu shop mới lần đầu kinh doanh thì hãy xem ngay những chia sẻ hữu ích trong bài viết sau để buôn bán thuận lợi hơn nhé.
1. Có nên kinh doanh cây cảnh không?
Mô hình kinh doanh cây cảnh giàu tiềm năng phát triển và là ý tưởng đáng để thử bởi các đặc điểm như:
Đa dạng về chủng loại và giá thành: Cây cảnh hiện nay có rất nhiều loại và mức giá, được chia theo kích cỡ, giống cây với giá thành từ thấp đến cao. Điều này giúp shop dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nguồn vốn và tệp khách hàng của mình.
Vốn đầu tư thấp: Chi phí bỏ ra để bán buôn cây cảnh không quá cao, người bán hoàn vốn khá nhanh nên cũng giảm bớt rủi ro bị lỗ vốn.
Chưa có nhiều shop phát triển thương hiệu: Nhiều cửa hàng cây cảnh nhỏ tập trung buôn bán nhưng không làm thương hiệu. Đây là cơ hội để shop đẩy mạnh thương hiệu của mình giúp việc bán hàng thêm suôn sẻ.
Xu hướng bán cây cảnh online ngày càng phát triển: Hình thức bán cây kiểng online giúp shop tiết kiệm chi phí mặt bằng, tiếp cận được lượng khách hàng lớn và xây dựng thương hiệu dễ dàng hơn.
Xem thêm: Kinh doanh phân bón với tiền vốn thấp
Kinh doanh vườn ươm cây cảnh có số vốn thấp, sản phẩm đa dạng và có thể bán hàng online để tối ưu chi phí.
2. Các loại cây cảnh phổ biến hiện nay
Có 4 loại cây kiểng chủ shop có thể tham khảo và chọn kinh doanh như:
2.1. Cây cảnh mini
Cây cảnh mini có kích thước nhỏ gọn, dễ chăm sóc và không cần quá nhiều ánh sáng hay nước. Phù hợp để trang trí trong nhà, văn phòng hay trên bàn làm việc mà không tốn nhiều diện tích. Một số loại cây cảnh mini được nhiều người mua yêu thích như sen đá, xương rồng, cẩm nhung, hoàng kim, terrarium (cây trồng trong lọ thủy tinh).
2.2. Cây cảnh để bàn
Cây cảnh để bàn thường có kích thước trung bình, dễ di chuyển và sắp xếp trên bàn làm việc, bàn ăn. Loại cây này có thể phát triển tốt trong nhà và chỉ cần lượng nước vừa phải. Gợi ý một vài loại cây cảnh để bàn cho shop tham khảo như kim tiền, lưỡi hổ, trường sinh, tuyết tùng,...
2.3. Cây cảnh giả
Cây cảnh giả được làm từ chất liệu nhân tạo như nhựa, vải hoặc lụa, có hình dáng và màu sắc giống cây thật. Loại cây này không cần chăm sóc tưới nước hay phơi nắng, thường dùng để trang trí không gian trong nhà.
2.4. Cây cảnh công trình
Cây cảnh công trình là loại cây được trồng trong các khu vực công cộng hoặc dự án lớn như công viên, khu đô thị hoặc khu công nghiệp. Loại cây này có kích thước lớn, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có tác dụng làm đẹp mỹ quan và cải thiện môi trường sống. Các cây cảnh công trình thường được sử dụng là lộc vừng, giáng hương, bằng lăng,...
3. Kinh doanh cây kiểng thế nào cho hiệu quả, lãi cao?
Để kinh doanh chậu cây cảnh hiệu quả cao và thu lời nhiều, shop cần chú ý những điều sau đây:
3.1. Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng
Nghiên cứu thị trường và xác định đúng đối tượng khách hàng giúp shop hiểu rõ xu hướng, nhu cầu và thói quen của khách hàng. Từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp, lên kế hoạch bán hàng hiệu quả để tối ưu hóa doanh số và doanh thu. Đối với sản phẩm cây kiểng thì có những đối tượng khách hàng như dân văn phòng, học sinh sinh viên, người sống ở chung cư, người có sân vườn rộng.
3.2. Xác định nguồn vốn kinh doanh
Xác định rõ nguồn vốn giúp shop lập kế hoạch tài chính chặt chẽ, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí vào những việc không cần thiết trong quá trình vận hành. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà số vốn sẽ khác nhau. Với shop vừa và nhỏ, vốn bán hàng có thể vài triệu đến vài chục triệu. Còn với shop có nguồn vốn lớn hơn thì có thể lên đến hàng trăm triệu.
3.3. Chọn hình thức kinh doanh
Có 2 hình thức kinh doanh cây cảnh là bán hàng trực tiếp và bán hàng online. Bán trực tiếp có đặc điểm là dễ kiểm tra chất lượng sản phẩm, mua ngay không cần chờ đợi nhưng chi phí mặt bằng khá cao. Còn bán hàng online có ưu điểm là không cần thuê mặt bằng, lượng khách hàng lớn, mua hàng ngay tại nhà, tuy nhiên khách hàng lại không thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua và rủi ro cây bị hư khi vận chuyển.
Tùy vào nguồn vốn và định hướng của shop mà lựa chọn mở cửa hàng trực tiếp, kinh doanh online hoặc kết hợp cả 2 hình thức bán hàng.
Buôn bán cây cảnh online là hình thức được khá nhiều shop lựa chọn khi mới kinh doanh.
3.4. Lựa chọn loại cây cảnh phù hợp và tìm nơi nhập hàng
Khi xác định được đối tượng khách hàng là ai thì shop có thể chọn được loại cây cảnh phù hợp. Ví dụ như kinh doanh cây cảnh mini, cây cảnh để bàn cho dân văn phòng, cây cảnh kích thước vừa phải cho người ở chung cư, cây kiểng lớn cho người có sân vườn rộng. Ngoài cây cảnh, shop có thể bán thêm dụng cụ trồng cây, hạt giống, đất trồng, phân bón,... để tối ưu doanh thu.
Bên cạnh đó, việc tìm đối tác kinh doanh cây cảnh uy tín cũng rất quan trọng. Shop có thể nhập cây cảnh từ các vườn ươm lớn tại nơi mình sống hoặc các tỉnh nổi tiếng như Đà Lạt; nhập khẩu cây từ nước ngoài. Lưu ý nên so sánh chất lượng sản phẩm và giá cả để tìm được nguồn hàng tốt nhé.
3.5. Chọn vị trí mở cửa hàng
Với shop bán hàng trực tiếp nên tìm mặt bằng có vị trí gần các khu dân cư, văn phòng. Không gian rộng rãi để sắp xếp cây cảnh đẹp mắt và bảo quản cây tốt hơn. Ngoài ra cửa hàng cũng cần có chỗ để xe thuận tiện khi khách đến mua.
3.6. Xác định nền tảng bán hàng
Với shop kinh doanh chậu cây cảnh trực tuyến có thể chọn các kênh bán hàng như Facebook, Instagram, TikTok, Shopee, Lazada hoặc website riêng. Những nền tảng online này có thể giúp shop tạo dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tăng sự uy tín và quản lý thông tin hiệu quả hơn.
3.7. Lập kế hoạch tiếp thị, quảng bá sản phẩm
Ngoài xác định kênh bán online phù hợp, shop cũng cần lên kế hoạch quảng cáo sản phẩm chi tiết để tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn thành công. Theo đó shop có thể chạy quảng cáo, tạo nội dung hấp dẫn, thuê KOC review sản phẩm, tổ chức chương trình khuyến mãi vào dịp lễ hay ngày đôi.
Có kế hoạch quảng bá sản phẩm chỉn chu giúp shop chốt đơn nhanh chóng hơn.
3.8. Quản lý kinh doanh với phần mềm
Các shop bán hàng hiện nay thường chọn phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp để kiểm soát tồn kho, theo dõi doanh thu, quản lý đơn hàng,... chính xác và hiệu quả. Sử dụng phần mềm giúp shop tiết kiệm thời gian và chi phí, giảm các rủi ro sai sót làm hao hụt nguồn vốn trong bán hàng.
Giao Hàng Nhanh (GHN) đã có mặt trên các phần mềm quản lý bán hàng nổi tiếng như Nhanh.vn, Sapo, TPos, Haravan,... Shop có thể lên đơn giao hàng và theo dõi tình trạng đơn hàng tại GHN ngay trên phần mềm và nhận được đầy đủ quyền lợi khi dùng dịch vụ của đơn vị. Đặc biệt, GHN còn có nhiều ưu đãi cho người bán là đối tác của phần mềm, tối ưu chi phí vận chuyển hiệu quả cho shop. |
3.9. Quy trình chăm sóc khách hàng
Quy trình chăm sóc khách hàng bài bản giúp mang đến trải nghiệm mua sắm hài lòng, giữ chân được khách hàng, tạo dựng niềm tin và uy tín cho shop. Qua đó tăng tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng và giới thiệu cho bạn bè, người thân.
Quy trình chăm sóc khách hàng bao gồm tư vấn nhiệt tình và đầy đủ thông tin về cây cảnh; hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc cây; giải quyết các khiếu nại về sản phẩm; cho đổi trả nếu cây có vấn đề; gửi các thông tin về cây cảnh mới hoặc khuyến mãi cho khách đã mua hàng.
4. Tầm quan trọng của vận chuyển khi kinh doanh cây cảnh
Khi bán cây cảnh online, vấn đề nhiều shop lo lắng thường là cây bị dập nát hoặc bể chậu khi vận chuyển, cây không còn đẹp khi đến tay khách hàng. Để hạn chế tình trạng này, shop nên chọn đơn vị vận chuyển uy tín ngay từ đầu, có chính sách giao hàng cũng như bồi thường rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Hiểu được điều này, Giao Hàng Nhanh luôn đưa ra các giải pháp vận chuyển toàn diện để shop yên tâm khi sử dụng dịch vụ như:
Giao hàng siêu tốc và an toàn: GHN cam kết giao nhanh 24 giờ (nội thành), 1 - 2 ngày (HN-SG) và giao ngay trong ngày (nội thành HN, SG). Đội ngũ shipper chuyên nghiệp đảm bảo vận chuyển cẩn thận, kiện hàng nguyên vẹn đến khách hàng.
Cước phí hợp lý: Bảng giá GHN tốt nhất chỉ từ 15.500 đồng/đơn với đơn hàng thường và từ 4000 đồng cho 20kg đầu tiên với đơn hàng nặng là cây cảnh lớn.
Bồi thường thỏa đáng nếu có lỗi hư hỏng: Chính sách đền bù GHN rõ ràng nếu cây cảnh bị hư hỏng hay thất lạc do lỗi từ phía công ty, giảm rủi ro lỗ vốn cho shop.
Theo dõi đơn hàng 24/7: Shop có thể kiểm tra và tra cứu hành trình đơn hàng GHN trực tuyến trên app/web và xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng.
Shipper nhà GHN đảm bảo giao hàng cẩn thận và đúng hẹn, shop an tâm lên đơn.
> Đăng ký TẠI ĐÂY để GHN hỗ trợ shop vận chuyển cây cảnh nhanh và an toàn đến khách hàng!
5. Những khó khăn khi kinh doanh cây cảnh
Bên cạnh lợi ích, mô hình kinh doanh cây cảnh vẫn có một vài thử thách mà shop nên biết như:
Cần có kiến thức về cây cảnh: Chủ shop cần phải có kiến thức chuyên sâu về các loại cây như cách tưới nước, bón phân và xử lý các bệnh thường gặp. Nếu không đủ kiến thức, cây dễ bị héo hoặc chết làm ảnh hưởng đến nguồn vốn. Hơn nữa, shop cũng không thể tư vấn chính xác được cho khách hàng, gây mất sự tin tưởng.
Không gian lưu trữ cây cần đảm bảo điều kiện tốt: Không gian lưu trữ cây cảnh phải đảm bảo điều kiện về ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ. Nếu không cây sẽ khó phát triển tốt, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bán ra.
Vận chuyển đi xa dễ bị hư hỏng nếu không cẩn thận: Nếu không đóng gói và vận chuyển cẩn thận cây kiểng dễ bị hư hỏng và dập nát. Do vậy shop nên chú ý chọn đơn vị vận chuyển uy tín để tránh tình trạng này.
Có thể thấy, kinh doanh cây cảnh có khá nhiều tiềm năng để shop phát triển việc buôn bán. Hãy thử áp dụng những kinh nghiệm được chia sẻ ở bài viết trên để bán hàng thuận lợi, tăng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả nhé.
Các chủ đề liên quan: