Nắm kiến thức nguồn vốn kinh doanh để tối ưu chi phí, thu lời cao
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Chuẩn bị đủ vốn kinh doanh cần thiết, ít nhất trong vài tháng đầu, là nền tảng đảm bảo shop có thể tập trung xây dựng thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng trung thành và bán hàng ổn định. Do thế, bài viết sau đây sẽ cung cấp “tất tần tật” thông tin cần thiết nhất về nguồn vốn và cách tính chuẩn xác cho shop mới tham khảo. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Vốn kinh doanh là gì?
Nguồn vốn kinh doanh là tất cả tài sản mà chủ shop cần có để bắt đầu bán hàng, tạo ra doanh thu. Trong đó, vốn có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, vàng, cổ phiếu, máy móc, thiết bị, hàng hóa… hoặc nguồn tiền lấy từ nhà đầu tư, chủ nợ, vay của ngân hàng…
2. Nguồn vốn kinh doanh bao gồm những gì?
Trước khi biết cách tính nguồn vốn kinh doanh sao cho chuẩn xác, người bán nên hiểu rõ các loại vốn cơ bản.
2.1 Xét theo nguồn gốc hình thành
Nếu dựa trên cách vốn hình thành thì có thể chia thành 2 phần cơ bản là vốn do chủ shop sở hữu và phần nợ phải trả. Cụ thể:
Vốn do chủ shop sở hữu: Được chia thành 3 loại là vốn góp (do người bán đóng góp ban đầu để mở shop và bổ sung thêm trong khi vận hành), lợi nhuận chưa phân phối (là khoản lợi nhuận hiện có nhưng chưa được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào) và vốn của người đồng sở hữu khác (có thể là nguồn vốn từ người góp vốn kinh doanh cùng chủ shop, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng…).
Phần nợ phải trả: Là khoản tiền mà chủ shop vay mượn từ các tổ chức (như ngân hàng, công ty cho vay…) hoặc cá nhân (bạn bè, người thân) để bắt đầu hoạt động bán hàng. Trong đó, vốn vay mượn lại được chia thành 2 loại nhỏ hơn gồm ngắn hạn (khoản nợ có thời hạn trả dưới 1 năm) và dài hạn (khoản nợ có thời hạn trả trên 1 năm).
Xem thêm: Điểm hòa vốn là gì? Shop mới nên tìm hiểu để tối ưu hiệu quả bán hàng
Vốn để bán hàng có thể đến từ việc vay mượn ngân hàng hoặc công ty tài chính.
2.2 Xét theo thời gian huy động vốn
Nếu người bán xét theo thời gian huy động vốn (*) thì nguồn vốn kinh doanh được phân chia thành 2 loại khác nhau là:
Vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có thể sử dụng trong vòng 1 năm để bán hàng, tạo ra lợi nhuận.
Vốn tạm thời: Là nguồn vốn có thời gian sử dụng ngắn, được dùng để chi trả các khoản phát sinh bất ngờ.
(*) Huy động vốn là việc chủ shop cố gắng tìm kiếm nơi cung cấp vốn để hỗ trợ và duy trì các hoạt động kinh doanh của mình.
2.3 Xét theo chu kỳ luân chuyển nguồn vốn
Dựa trên chu kỳ luân chuyển (*), nguồn vốn kinh doanh bao gồm:
Vốn cố định: Là loại vốn có giá trị lớn, được sử dụng trong thời gian dài như máy móc, thiết bị…
Vốn lưu động: Là loại tài sản có giá trị thanh khoản cao như tiền mặt, vàng…
(*) Chu kỳ luân chuyển bắt đầu được tính từ người bán mua nguyên vật liệu, thiết bị… và sản xuất, bán sản phẩm đến khi nhận được tiền từ các sản phẩm bán ra.
3. Các đặc điểm quan trọng của nguồn vốn kinh doanh
Hầu hết các shop mới đều có một số nhầm lẫn phổ biến về đặc điểm của vốn để bán hàng, dẫn đến tính toán chưa chuẩn xác. Vậy nên, hãy cùng điểm qua những điểm nổi bật của nguồn vốn ngay bên dưới:
Không phải tài sản nào cũng được xem là vốn. Thực chất, một khoản tiền được nhận định là vốn chỉ khi tạo ra lợi nhuận cho shop.
Tiền vốn chỉ được sử dụng cho mục đích bán hàng và sinh lời.
Mọi shop đều phải chuẩn bị sẵn một nguồn vốn trước khi bắt đầu hoạt động bán hàng để đăng ký kinh doanh với nhà nước.
Vốn chỉ được dùng trong một chu kỳ bán hàng cụ thể (thường là 1 năm) và tính toán, thu hồi lại sau khi kết thúc chu kỳ đó.
Trong nguồn vốn kinh doanh ban đầu nên bao gồm một khoản vốn dự phòng nhằm hạn chế nguy cơ shop rơi vào tình trạng hụt vốn, phá sản trong những tháng đầu kinh doanh.
Giá trị của vốn thay đổi theo thời gian vì chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như lạm phát, chi phí cơ hội, chi phí ẩn…
Hiểu rõ đặc điểm của nguồn vốn kinh doanh giúp người bán tận dụng nguồn vốn tốt, mang lại lợi nhuận cao.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vốn kinh doanh của shop online
Nguồn vốn kinh doanh liên tục thay đổi qua mỗi năm bán hàng, có thể tăng hoặc giảm, tùy theo các yếu tố tác động cơ bản bên dưới:
4.1 Nhân tố bên ngoài
Chính sách kinh tế của Nhà nước như Chính sách tiền tệ, Chính sách đầu tư, Chính sách thuế…
Sự thay đổi chính sách của bên cho vay vốn (như ngân hàng hay công ty tài chính).
Sự tăng trưởng của thị trường qua từng giai đoạn.
4.2 Nhân tố bên trong
Mô hình kinh doanh: Mô hình bán hàng càng phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu, tỷ lệ tiếp cận nhiều khách hàng và thúc đẩy thao tác đặt hàng càng cao. Từ đó, quy mô mở rộng nhanh chóng nên nguồn vốn cũng theo đó tăng lên.
Mặt hàng kinh doanh: Tương tự mô hình kinh doanh, nếu sản phẩm đáp ứng tốt mong muốn của người mua thì khả năng bán được hàng rất cao. Nhờ vậy, nguồn vốn tăng lên nhanh chóng.
Tốc độ tăng trưởng: Nếu lợi nhuận của shop tăng trưởng ổn định qua từng tháng thì tất nhiên vốn đầu tư cũng được cải thiện để có thể nhận về doanh thu cao hơn nữa.
Chu kỳ sống của sản phẩm: Một mặt hàng có chu kỳ sống càng dài, nguồn vốn của shop phải càng tăng nhằm đảm bảo nhập hàng liên tục, cung cấp đủ cho khách hàng.
5. Công thức tính nguồn vốn kinh doanh
Cách tính nguồn vốn kinh doanh đơn giản như sau:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Vốn của chủ sở hữu + Nợ cần phải trả |
Ví dụ minh họa: Chủ shop A có một khoản tiền tiết kiệm 5.000.000 đồng, vay mượn được từ công ty tài chính 15.000.000 đồng trong 6 tháng và người thân là 4.500.000 đồng trong 12 tháng.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 5.000.000 + 15.000.000 + 4.500.000 = 24.500.000 đồng.
6. Cách có vốn kinh doanh và xoay vòng vốn nhanh nhất
Chuẩn bị đủ nguồn vốn kinh doanh càng nhanh, người bán có thể bắt đầu bán hàng càng sớm. Do vậy, những phương án huy động vốn nhanh - gọn - lẹ cho shop mới tham khảo:
6.1 Lấy vốn từ số tiền tiết kiệm hoặc lương/thưởng từ công việc chính
Nếu đang có một khoản tiền tiết kiệm nhưng chưa biết làm gì để sinh lời nhanh thì bạn hãy cân nhắc ý tưởng dùng cho việc kinh doanh. Ngoài ra, bạn có thể lấy thêm vốn từ một phần lương hàng tháng nếu đang có công việc fulltime ổn định cộng với tiền làm thêm part-time nhằm đảm bảo vừa đủ vốn, vừa có khoản dự phòng.
Cần lưu ý rằng bạn nên ghi chép lại tất cả khoản tiền một cách chi tiết để đánh giá khả năng sinh lời của từng nguồn vốn trong tương lai.
6.2 Xoay vốn từ bạn bè, người thân
Nếu lấy vốn từ chính bản thân nhưng vẫn chưa đủ thì bạn nên đề xuất ý tưởng góp vốn kinh doanh cùng bạn bè, người thân tin cậy. Khi kinh doanh có lời, bạn sẽ chia phần lời tương xứng với số tiền họ đóng góp vào vốn (theo tỷ lệ phần trăm).
6.3 Tận dụng nguồn vốn từ thẻ tín dụng ngân hàng
Vốn tín dụng ngân hàng là khoản tiền ngân hàng chấp nhận cho bạn vay mượn trong một khoảng thời gian nhất định (như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…) với lãi suất minh bạch, theo quy định.
Ưu điểm của cách lấy vốn này là thời gian giải ngân nhanh, có thể lấy tiền trong ngày; thủ tục đơn giản; hạn mức hấp dẫn… Tuy nhiên, người bán phải nắm rõ ngày hoàn trả để không bị “đánh” lãi phạt cao, có thể gấp đôi hay gấp ba mức lãi thông thường, khi trả đúng hạn.
Nếu lấy vốn từ cá nhân hoặc người quen vẫn chưa đủ thì bạn hãy thử cách dùng thẻ tín dụng của ngân hàng.
6.4 Cân nhắc vay vốn kinh doanh từ ngân hàng uy tín
Tương tự vay vốn từ thẻ tín dụng, bạn có thể lấy thêm vốn từ các ngân hàng uy tín với nhiều điểm nổi bật. Bao gồm hạn mức cho vay cao (có thể vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng), thời gian hoàn trả dài (lên đến vài năm), hồ sơ rõ ràng và đúng pháp luật… Thế nhưng, cách huy động vốn này vẫn tồn tại một vài hạn chế như thủ tục chứng minh khả năng vay khá phức tạp và phần lãi hàng tháng có thể khá cao.
Theo đó, một số điều kiện vay vốn từ ngân hàng cơ bản là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có thu nhập ổn định hàng tháng (hoặc có thể chứng minh khả năng trả nợ đảm bảo), có điểm hồ sơ tín dụng tốt…
6.5 Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận
Chủ shop hoàn toàn có thể bỏ phần lợi nhuận hàng tháng vào nguồn vốn của mình. Để có lợi nhuận cao nhất, người bán hãy chủ động giảm thiểu tối đa các chi phí liên quan như phí vận chuyển, phí đóng gói, chi phí sản xuất, phí lưu trữ hàng hóa…
Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Shop nên biết để tối ưu hoạt động kinh doanh
Có vốn kinh doanh không khó khi có Giao Hàng Nhanh đồng hành Với kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 100.000 shop online, công ty Giao Hàng Nhanh (GHN) sẵn sàng mang lại dịch vụ vận chuyển không chỉ nhanh, chuẩn xác mà còn hết sức tiết kiệm. Điều này giúp shop tối ưu hóa chi phí đầu tư, từ đó thu về lợi nhuận cao và hoàn vốn trong thời gian ngắn. Cụ thể hơn, GHN sở hữu nhiều lợi thế nổi bật sau đây, chắc chắn sẽ làm người bán lẫn người mua hài lòng:
GHN đồng giá từ 15.5K cho đơn dưới 20 kg giúp shop an tâm ship hàng muôn nơi với phí hợp lý.
GHN luôn trong tâm thế sẵn sàng đồng hành cùng mọi shop, còn chần chờ gì nữa mà chủ shop không đăng ký tài khoản ngay hôm nay! |
Tóm lại, nguồn vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng mà chủ shop nên nắm rõ đặc điểm và sử dụng cách tính thuần thục. Nhờ thế linh động phân bổ vốn vào các khoản chi thích hợp cũng như linh động xoay vòng vốn khi cần nhằm đảm bảo hoạt động bán hàng thuận lợi, sinh lời ổn định.
Các chủ đề liên quan: