Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp shop mới nên cân nhắc
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp ngay từ đầu là yếu tố giúp shop có đủ sức cạnh tranh với các đơn vị lâu năm, gia tăng tỷ lệ thành công và hồi vốn nhanh. Vậy đâu là mô hình phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại? Cùng tìm hiểu một số gợi ý thú vị trong bài viết này nhé!
1. Tìm hiểu mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình sản xuất kinh doanh được hiểu là một bản thiết kế hoàn chỉnh về sản phẩm/dịch vụ shop dự định cung cấp, cách cửa hàng hoạt động, đặc điểm thị trường mục tiêu, dự trù kinh phí tổng thể… Nhờ đó, chủ shop có thể nắm rõ số vốn ban đầu cần chuẩn bị, đồng thời có định hướng phát triển rõ ràng để đạt thành công như mong đợi.
2. Các lợi ích nổi bật khi xác định đúng mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Xác định mô hình kinh doanh thích hợp mang lại nhiều lợi ích cho chủ shop, điển hình như là:
- Hoạch định rõ chiến lược kinh doanh ngắn hạn, dài hạn để người bán xây dựng cách thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ dễ dàng.
- Thấu hiểu sâu sắc đặc điểm khách hàng mục tiêu giúp chủ shop xây dựng giá sản phẩm/dịch vụ, hình thức quảng cáo,... phù hợp nhu cầu người mua, giúp tỷ lệ chốt đơn cao. Thông qua sự am hiểu về sở thích, nhu cầu, mong muốn… của khách hàng tạo điều kiện cho người bán dễ dàng thiết lập và duy trì mối quan hệ mua bán bền vững.
- Phân tích mô hình kinh doanh thích hợp với kinh phí của cửa hàng sẽ hạn chế tình trạng shop hụt vốn, không kịp xoay vòng vốn.
- Chủ shop thuận lợi tối ưu hóa hiệu quả nguồn vốn, nhân lực trong giai đoạn đầu, thích hợp với tình hình kinh doanh thực tế.
- Góp phần khẳng định vị trí và làm nổi bật điểm độc đáo của cửa hàng trên thị trường đầy cạnh tranh.
Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? Lý do shop mới nên tìm hiểu
3. Tổng hợp các mô hình kinh doanh khởi nghiệp lý tưởng hiện nay
Dưới đây là các loại mô hình kinh doanh đầy tiềm năng mà chủ shop mới hãy mạnh dạn tiếp cận, khai thác:
3.1 Mô hình bán lẻ B2B2C
Mô hình B2B2C là cách kinh doanh kết hợp những ưu điểm nổi bật giữa hai loại mô hình B2B (Business To Business - từ nhà sản xuất đến người bán sỉ, bán lẻ) và B2C (Business To Customer - từ nhà sản xuất đến khách hàng). Cụ thể, khi ứng dụng B2B2C, shop trở thành đơn vị trung gian lấy hàng trực tiếp từ nơi sản xuất, sau đó đưa đến tận tay khách hàng, bỏ qua người trung gian khác để giảm thiểu chi phí chênh lệch tối đa.
Trong mô hình B2B2C, shop trở thành “trung tâm” nhận hàng từ nhà sản xuất và bán trực tiếp cho người mua.
Ví dụ: Chủ shop lấy hàng gia dụng từ những nhà sản xuất uy tín như Lock&Lock, Inochi… và bán hàng cho người mua. Khách hàng có thể đến mua sắm trực tiếp ở cửa hàng hoặc đặt mua online trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… của shop.
3.2 Nhượng quyền - Một trong các mô hình kinh doanh khởi nghiệp đầy tiềm năng
Nhượng quyền là hình thức kinh doanh mới dựa trên độ uy tín sản phẩm/dịch vụ mà người bán xây dựng. Theo đó, thay vì chủ shop tự mở chi nhánh mới rồi trực tiếp quản lý, khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và có nhu cầu kinh doanh, sẽ thỏa thuận hợp đồng mua lại tên thương hiệu để buôn bán trong một khoảng thời gian với chi phí nhất định.
Ví dụ: Số lượng chi nhánh bán cà phê muối Chú Long không ngừng tăng tại TP. Hồ Chí Minh. Song song, chủ thương hiệu còn cải thiện độ nhận diện bằng chính sách nhượng quyền cho nhiều khách hàng ở khắp quận/huyện lớn tại Việt Nam.
3.3 Mô hình kinh doanh trả phí Freemium
Một trong những mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam chủ shop khởi nghiệp nên thử sức là Freemium (kết hợp từ Free - Miễn phí và Premium - Cao cấp). Cách thức hoạt động rất đơn giản là người bán cung cấp cho người dùng một số tính năng nổi bật hoàn toàn miễn phí và kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách trả tiền cho những tính năng cao cấp hơn.
Freemium là mô hình miễn phí tính năng cơ bản, bán tính năng cao cấp/bổ sung.
Ví dụ: Nếu cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa thì bạn có thể miễn phí cho người sử dụng đăng ký tài khoản quản lý tình trạng đơn hàng nhưng yêu cầu trả phí cho các dịch vụ quan trọng như đối soát COD, thu thập thông tin khách hàng tự động, mở rộng số lượng đơn vị giao nhận…
3.4 Một trong các mô hình kinh doanh ở nông thôn đáng cân nhắc: Mô hình cho thuê
Cho thuê là mô hình người cung cấp bán sản phẩm/dịch vụ sẵn có trong một khoảng thời gian nhất định cho người mua. Thông thường, các sản phẩm/dịch vụ cho thuê như thế sẽ có mức giá khá cao nếu muốn sở hữu hoàn toàn nên một số tệp khách hàng ưu tiên lựa chọn hình thức thuê tạm thời để tiết kiệm chi phí.
Ví dụ: Cá nhân đại diện cho người cho thuê phòng trọ quảng cáo chuỗi phòng bình dân, tìm khách thuê phòng và chia hoa hồng với chủ nhà khi ký kết hợp đồng xong.
3.5 Xây dựng mô hình kinh doanh online
Bán hàng online tuy không phải là mô hình kinh doanh mới lạ nhưng chưa bao giờ hết cơ hội sinh lời. Người bán chỉ cần lựa chọn thị trường thích hợp (như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website bán hàng…), đăng tải hình ảnh/video sản phẩm, tư vấn, chốt đơn và gửi hàng mà không phải đầu tư quá nhiều chi phí cho mặt bằng, nội thất, nhân viên… như cách bán hàng truyền thống.
Kinh doanh trực tuyến là mô hình sinh lợi nhuận nhanh chóng cho các shop mới khởi nghiệp.
Ví dụ: Các shop đăng ký tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, sau đó đăng sản phẩm, tư vấn cho khách và chốt đơn nhanh chóng, hoàn toàn trực tuyến.
Có thể bạn chưa biết: 9 ý tưởng kinh doanh online tại nhà giúp tăng thu nhập nhanh.
3.6 Bán hàng trực tiếp - Một trong các mô hình khởi nghiệp ở nông thôn được ưu tiên
Dù kinh doanh online không ngừng phát triển, mở rộng nhưng với thị trường nông thôn, người người nhà nhà vẫn yêu thích mua sắm sản phẩm/dịch vụ trực tiếp. Bởi lẽ, người mua có thể tận mắt, tận tay chọn mặt hàng mong muốn và thương lượng với người bán để có mức giá tốt nhất.
Ví dụ: Các dịch vụ bán hàng trực tiếp ở nông thôn phổ biến như tạp hóa, quán ăn, quán cafe, quán karaoke…
Xem thêm: Ở nông thôn nên kinh doanh gì? Gợi ý một số ý tưởng độc đáo dành cho bạn
3.7 Mô hình doanh thu đăng ký
Xây dựng mô hình kinh doanh theo hình thức thu đăng ký có nghĩa là người bán sẽ cho phép người mua truy cập vào toàn bộ hệ thống dữ liệu sẵn có bằng cách đăng ký gói dịch vụ theo tuần/theo tháng/theo năm. Loại hình này rất phù hợp với những ai dự định kinh doanh nội dung số (như phim ảnh, bài báo, sách, tạp chí, video bài học…).
Thu lợi nhuận từ việc đăng ký sử dụng dịch vụ dài hạn có thể mang lại nguồn thu cao cho người bán.
Ví dụ: Bạn có thể tạo một website lưu trữ tất cả sách giáo khoa, sách tham khảo của 13 môn học trong 12 năm học, từ tiểu học đến trung học phổ thông và cho phép người truy cập xem mọi loại sách giáo khoa miễn phí. Tuy nhiên, bạn đề xuất khách hàng đăng ký tài khoản, mua gói dịch vụ để truy cập toàn bộ phần sách tham khảo còn lại.
3.8 Mô hình kinh doanh sản phẩm dưới dạng dịch vụ
Mô hình kinh doanh sản phẩm dưới dạng dịch vụ P2S (Product To Service) là cách sinh lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ trên chính sản phẩm người bán sản xuất thay vì bán nguyên sản phẩm đó. Điểm nổi bật của hình thức này là tận dụng tối đa giá trị mặt hàng vì cùng một hàng hóa có thể tái sử dụng nhiều lần.
Ví dụ: Bạn cân nhắc ý tưởng tổng hợp sách nói điện tử ở nhiều thể loại khác nhau lên một website, sau đó cho phép mọi người thuê sách trực tuyến với mức giá hợp lý.
3.9 Mô hình 1 đổi 1
1 đổi 1 (One For One) là một trong các mô hình kinh doanh hiện nay tập trung trực tiếp vào những giá trị nhân văn ý nghĩa nên kích thích nhu cầu mua sắm dễ dàng. Cụ thể, khi khách hàng mua 1 sản phẩm/dịch vụ nào đó, đơn vị cung cấp thực hiện theo 1 yêu cầu nhất định như đã thông báo - thường đánh trúng tâm lý muốn chia sẻ, đồng cảm của mọi người.
Ví dụ: Bạn cân nhắc tạo chiến dịch mua 1 đơn hàng trị giá 500.000 đồng để quyên góp 1 bộ sách cho trẻ em vùng sâu vùng xa được đi học.
3.10 Mô hình tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết (Affiliate) là “bí kíp” tăng doanh thu bán hàng tối đa cho shop khởi nghiệp ở nhiều phương thức khác nhau (như tính hoa hồng dựa trên lượt truy cập, lượt nhấn mua, lượt đặt hàng…) ngoài cách tư vấn, chốt đơn thông thường. Các ưu điểm nổi bật của mô hình này là tăng độ nhận diện và uy tín của thương hiệu cũng như mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng tối đa.
Affiliate Marketing dần trở thành xu hướng kinh doanh được ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Ví dụ: Người bán có thể trở thành cộng tác viên tiếp thị liên kết cho các sàn thương mại điện tử như Shopee, TikTok… và sở hữu thu nhập ổn định mỗi tháng.
3.11 Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc
Kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc nghĩa là người bán chủ động theo dõi tình hình sản xuất, lựa chọn đơn vị phân phối và xác định nhóm khách hàng tiềm năng. Nhờ vậy, chủ shop dễ dàng hoạch định định hướng kinh doanh và chi phí mà không phải chịu nhiều rủi ro.
Ví dụ: Bạn tự tìm nơi nhận sản xuất xà phòng thiên nhiên (hoặc có thể tự mở xưởng làm) và quyết định cách thức phân phối (như thông qua nhập sỉ, bán lẻ hay đăng ký bán online).
3.12 Mô hình thu lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm
Thay vì tập trung hoàn toàn vào việc thu lợi nhuận từ một sản phẩm, nhiều shop hướng đến mô hình kinh doanh mặt hàng đi kèm. Theo đó, mặt hàng đi kèm thường bổ trợ cho sản phẩm chính, giúp gia tăng trải nghiệm sử dụng nhưng chi phí không quá đắt đỏ nên có tiềm năng sinh lời cao.
Ví dụ: Bạn mở cửa hàng bán trà sữa đồng giá 12.000 đồng/ly size M và sáng tạo nhiều loại thạch khác nhau. Điều này thúc đẩy người mua chọn thêm thạch để tròn vị hơn vì giá gốc ly trà sữa, toppings ăn kèm không quá cao.
3.13 Khám phá mô hình doanh thu ẩn
Mô hình kinh doanh doanh thu ẩn là hình thức kinh doanh kiếm lời mà ở đó người trải nghiệm dịch vụ trực tiếp của shop không phải thanh toán bất kỳ khoản phí nào, thay vào đó là một bên thứ ba khác cần đến nhóm khách hàng đó chi trả.
Ví dụ: Bạn tạo một website cung cấp phim miễn phí, nhưng yêu cầu người xem phải đăng ký tài khoản bằng số điện thoại và ký chấp thuận cho trang web được dùng dữ liệu với mục đích thương mại hợp pháp. Sau đó, bạn bán danh sách thông tin khách hàng này cho đơn vị nào cần để có doanh thu duy trì hoạt động trang web.
Đến đây, hy vọng rằng chủ shop có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất với mình và hiện thực hóa ước mơ đạt lợi nhuận “khủng” nhanh chóng. Thế nhưng, dù lựa chọn mô hình doanh nghiệp là gì, chủ shop đều cần nghiên cứu thị trường, chân dung khách hàng kỹ càng, từ đó lựa chọn sản phẩm, đơn vị vận chuyển, lập kế hoạch bán hàng thích hợp nhất.
Trong đó, nếu kinh doanh online, ngoài quan tâm đến chất lượng hàng hóa, chăm sóc khách hàng, chủ shop cần chú trọng đơn vị vận chuyển uy tín, giao nhanh và có cước phí tiết kiệm để tạo ấn tượng tốt đẹp, tăng thiện cảm.
Có Giao Hàng Nhanh đồng hành, vận chuyển hàng “siêu tốc” tới tay khách là chuyện nhỏ! Thấu hiểu chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp khách hàng mới ấn tượng, khách hàng cũ hài lòng, Giao Hàng Nhanh (GHN) không ngừng cải tiến bằng các công nghệ nổi bật như:
Ngoài ra, GHN còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
Chọn GHN chính là chọn dịch vụ vận chuyển siêu nhanh, siêu chất lượng. >> Người bán đừng ngần ngại trải nghiệm dịch vụ ấn tượng của GHN bằng cách đăng ký tài khoản online ngay hôm nay!
|