Cách vận dụng tháp nhu cầu Maslow để shop chốt đơn nhanh gọn

Tháp nhu cầu Maslow là công cụ đắc lực giúp shop thấu hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu. Từ đó có cách chọn sản phẩm mới, phù hợp với kế hoạch kinh doanh để thu hút khách hàng hiệu quả. Vậy vận dụng tháp nhu cầu của Maslow trong bán hàng như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau! 

1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow là gì?

Thuyết nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) còn được gọi là Tháp nhu cầu Maslow, là một lý thuyết tâm lý học giải thích động lực và hành vi của con người. Theo Maslow, con người có một hệ thống các nhu cầu được sắp xếp theo thứ bậc từ cơ bản đến nâng cao. Bao gồm 5 yếu tố là nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định bản thân. 

2. Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow trong bán hàng

Trong kinh doanh, tháp nhu cầu có ý nghĩa đối với người bán và người mua như sau: 

  • Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu: Shop có thể phân tích khách hàng mục tiêu thuộc nhóm nhu cầu nào trong tháp, từ đó điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ và thông điệp tiếp thị sao cho phù hợp.
  • Hiểu rõ hành trình mua hàng của khách hàng: Nhà bán hàng sẽ xác định khách hàng đang ở giai đoạn nào trong hành trình mua hàng (nhận thức, cân nhắc, quyết định), từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy quá trình mua hàng.
  • Dễ dàng tùy chỉnh thông điệp thương hiệu, sản phẩm: Dựa vào nhu cầu của khách hàng, shop có thể tạo ra thông điệp tiếp thị đánh trúng tâm lý và nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành.
  • Xây dựng độ uy tín: Cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đồng thời thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu, giúp shop xây dựng hình ảnh đáng tin cậy trong mắt khách hàng.

3. Tháp nhu cầu Maslow có mấy bậc?

Có 5 mức độ khác nhau trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, bắt đầu từ cấp bậc thấp nhất được gọi là nhu cầu sinh lý đến cao nhất là nhu cầu được thể hiện bản thân. Cụ thể như sau:

5 cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow từ cơ bản đến nâng cao. 

3.1 Nhu cầu sinh lý

Đây là nhu cầu cơ bản của con người theo Maslow, bao gồm các nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống như hít thở, ăn uống, ngủ nghỉ, quần áo, nơi ở,... Trong bán hàng, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu này thường là thực phẩm, đồ uống, thuốc men, trang phục và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.

Xem thêm: Insight là gì? Xác định Insight khách hàng sao cho đúng cách?

3.2 Nhu cầu an toàn

Khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người sẽ quan tâm đến nhu cầu an toàn, bao gồm an ninh cá nhân, tài chính, sức khỏe và môi trường sống ổn định. Một số shop đáp ứng nhu cầu này bằng cách kinh doanh sản phẩm như bảo hiểm, hệ thống an ninh, khóa cửa thông minh, thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm tài chính. 

Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow: Một người mua bảo hiểm nhân thọ không chỉ để đảm bảo tài chính cho gia đình khi có rủi ro xảy ra mà còn để có cảm giác an tâm và ổn định hơn trong cuộc sống.

3.3 Nhu cầu xã hội

Sau khi cảm thấy an toàn và ổn định, mọi người sẽ tìm kiếm sự kết nối và thuộc về trong các mối quan hệ xã hội. Họ muốn xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình yêu, sự đồng cảm và chia sẻ từ những người xung quanh. Trong kinh doanh, nhu cầu này có thể được đáp ứng thông qua các sản phẩm và dịch vụ tạo điều kiện cho sự giao lưu, kết nối và chia sẻ như mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò, các câu lạc bộ, hội nhóm, các sự kiện cộng đồng hoặc các sản phẩm quà tặng thể hiện tình cảm. 

Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong Marketing với nhu cầu xã hội là thương hiệu tập trung vào thông điệp tình bạn, gia đình và sự kết nối nhằm tạo ra cảm giác thân thuộc và gắn kết.

3.4 Nhu cầu được tôn trọng

Sau khi các nhu cầu cơ bản và nhu cầu xã hội được đáp ứng, mọi người sẽ hướng tới việc tìm kiếm sự công nhận từ xã hội. Họ mong muốn được tôn trọng, ngưỡng mộ và đánh giá cao về thành tích, địa vị và những đóng góp của mình. Đây là lúc họ tìm kiếm những sản phẩm hoặc dịch vụ không chỉ tốt về chất lượng mà còn thể hiện được đẳng cấp và sự khác biệt.

Ví dụ về nhu cầu Maslow: Shop có thể tặng một món quà nhỏ kèm theo lời nhắn cá nhân cho những khách hàng đã mua sản phẩm của bạn nhiều lần. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn khiến họ cảm thấy mình được coi trọng và là một khách hàng đặc biệt của cửa hàng.

3.5 Nhu cầu tự khẳng định

Đây là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, đề cập đến việc thể hiện năng lực của bản thân, tự hoàn thiện và phát triển của mỗi người. Nhu cầu thể hiện bản thân thường thấy ở những người đã có thành tựu nhất định trong cuộc sống. Các sản phẩm như sách self-help, khóa học kỹ năng, các hoạt động từ thiện và các sản phẩm giúp con người khám phá bản thân đều có thể đáp ứng nhu cầu này.

Các shop thường ứng dụng tháp nhu cầu Maslow để phân tích và xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp, đồng thời xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. 

Bên cạnh đó, phiên bản mở rộng của Maslow có thể lên đến 8 bậc, bổ sung thêm 3 bậc sau:

  • Nhu cầu nhận thức: Khách hàng muốn tìm hiểu, khám phá và mở rộng kiến thức về sản phẩm, dịch vụ và lĩnh vực liên quan.
  • Nhu cầu thẩm mỹ: Khách hàng quan tâm đến vẻ đẹp, tính thẩm mỹ và sự hài hòa của sản phẩm, dịch vụ và không gian mua sắm.
  • Nhu cầu về tự tôn bản ngã: Khách hàng mong muốn vượt lên trên lợi ích cá nhân, đóng góp cho cộng đồng và tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc hơn trong cuộc sống thông qua các hoạt động mua sắm có ý nghĩa.

4. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow:

4.1 Ưu điểm

  • Tháp nhu cầu Maslow thể hiện đầy đủ nhu cầu, sở thích, thói quen của khách hàng. Giúp shop hiểu rõ hơn về động cơ thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó điều chỉnh kế hoạch bán hàng cho phù hợp.
  • Đây là tiền đề cho việc xây dựng định hướng quảng cáo sản phẩm trong tương lai bằng cách dự đoán xu hướng tiêu dùng và phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
  • Shop có thể nhắm đúng vào nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng, tạo ra thông điệp tiếp thị hiệu quả, từ đó tăng khả năng thu hút và chuyển đổi. 
  • Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm dựa trên nhu cầu của từng khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tạo sự hài lòng, trung thành. 

4.2 Hạn chế

  • Tháp nhu cầu dựa trên quan sát và đánh giá của Maslow, không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế của mọi cá nhân và nền văn hóa.
  • Mức độ thỏa mãn nhu cầu của mỗi người là khác nhau và khó định lượng một cách chính xác.
  • Mô hình bỏ qua sự linh hoạt trong thứ tự ưu tiên các nhu cầu, có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh và cá nhân. 
  • Tháp nhu cầu Maslow chỉ tập trung vào nhu cầu cá nhân, bỏ qua các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của xã hội, văn hóa và kinh tế.

Tháp nhu cầu của Maslow có các ưu và nhược điểm nhất định mà shop cần nắm rõ để ứng dụng linh hoạt theo hoàn cảnh phù hợp. 

5. Hướng dẫn cách vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow để shop bán hàng hiệu quả

Ứng dụng thuyết nhu cầu Maslow trong kinh doanh để thu hút khách hàng và tăng doanh số hiệu quả bằng các cách sau:   

5.1 Chọn dịch vụ vận chuyển tin cậy

Khách hàng mua sắm trực tuyến luôn mong muốn nhận được đơn hàng của mình càng sớm càng tốt sau khi đặt hàng. Vì vậy, việc lựa chọn một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, có tốc độ giao hàng nhanh chóng là giải pháp giúp shop đáp ứng được nhu cầu này, đồng thời tạo dựng được niềm tin và uy tín cho thương hiệu. 

Theo đó, Giao Hàng Nhanh (GHN) với cam kết về thời gian giao hàng cùng mức cước phí hợp lý là đơn vị vận chuyển phù hợp với tiêu chí của shop bởi các ưu điểm sau:  

  • Giao đơn siêu tốc: GHN giao đơn nhanh hơn các đơn vị khác 6 tiếng. Cụ thể là trong vòng 24 giờ với đơn nội thành và chỉ 1 - 2 ngày đối với đơn HN - TP.HCM. Điều này là nhờ đầu tư hệ thống phân loại 100% với công suất 2 triệu đơn/ngày, độ chính xác cao và hạn chế tối đa sai sót. 
  • Vận chuyển đơn siêu tiết kiệm: GHN cung cấp dịch vụ vận chuyển với chi phí siêu tiết kiệm, chỉ từ 15.500 VND/đơn. Đặc biệt bảng giá được thiết kế linh hoạt thay đổi khi shop có lượng đơn ổn định trên 400 đơn mỗi tháng, giúp shop giảm thiểu chi phí vận chuyển và tăng lợi nhuận hiệu quả.  
  • Nhiều tính năng hiện đại, hỗ trợ bán hàng: GHN còn trang bị nhiều tính năng hiện đại hỗ trợ quy trình bán hàng đơn giản hơn như đối soát COD linh hoạt tất cả các ngày trong tuần để xoay vòng vốn kịp lúc. Tính năng Cảnh báo bom hàng, Giao Thất Bại - Thu Tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần để hạn chế phát sinh phí do bom hàng, hoàn hàng. Hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 trên app/web giúp shop theo dõi tình trạng đơn hàng theo thời gian thực. 

Giao Hàng Nhanh (GHN) mang đến tốc độ giao nhận hàng thần tốc với mức chi phí tiết kiệm, đồng hành cùng shop gia tăng lợi nhuận. 

> Đăng nhập/ Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để trải nghiệm dịch vụ giao hàng siêu nhanh của GHN.  

5.2 Đảm bảo chất lượng hàng hóa tương xứng giá tiền

Khách hàng luôn có nhu cầu nhận được sản phẩm chất lượng tốt, tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Để đáp ứng nhu cầu này, shop cần ưu tiên lựa chọn nguồn hàng uy tín, đảm bảo sản phẩm chính hãng và có chất lượng ổn định. Một số nguồn hàng đáng tin cậy bạn có thể tham khảo như các nhà phân phối chính thức của thương hiệu, đại lý lớn, các trang thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, shop cần định giá sản phẩm hợp lý, cân bằng giữa lợi nhuận và khả năng chi trả của khách hàng nhằm mang đến mức giá phù hợp, tương xứng với chất lượng sản phẩm. 

Xem thêm: Cách tìm nguồn hàng sỉ bán online cho người mới bắt đầu. 

5.3 Đa dạng hóa sản phẩm trong kho hàng

Khách hàng thường mong muốn đặt mua nhiều sản phẩm cùng lúc tại một shop để tiết kiệm thời gian và chi phí. Để đáp ứng nhu cầu này, shop cần đa dạng hóa sản phẩm trong kho hàng, cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Một chiến lược hiệu quả là bán các sản phẩm cùng thương hiệu, ví dụ như sữa rửa mặt và kem dưỡng cùng một hãng. Ngoài ra, shop cũng có thể bán các sản phẩm thường đi cùng với nhau, ví dụ như bán giày kèm theo tất, sản phẩm làm sạch giày, dây buộc giày,... Điều này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mua sắm mà còn tạo thêm doanh thu cho shop.

Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? Hiểu rõ đễ shop tăng lợi thế cạnh tranh

5.4 Cân nhắc bán hàng đa kênh

Với xu hướng mua hàng online ngày nay, khách hàng sẽ muốn có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng trực tuyến. Họ thường tìm kiếm sản phẩm trên nhiều nền tảng khác nhau như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để so sánh giá và tìm ra nơi bán sản phẩm chất lượng với giá tốt nhất.

Để đáp ứng nhu cầu này, shop nên cân nhắc bán hàng đa kênh bằng cách mở rộng kênh bán hàng trên các nền tảng khác nhau như Facebook, Website, Shopee, TikTok,... Điều này không chỉ giúp shop tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua sắm ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào họ muốn. 

Xem thêm: Omnichannel là gì và điều nên biết để tối ưu hiệu quả

5.5 Xây dựng quy trình đặt hàng đơn giản

Khách hàng ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi và dễ dàng, hoàn tất đơn hàng càng nhanh càng tốt. Do đó một quy trình đặt hàng đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và hoàn thành giao dịch mua hàng.

Để đáp ứng nhu cầu này, shop cần tối ưu hóa quy trình đặt hàng, giảm thiểu các bước không cần thiết. Đồng thời, tích hợp nhiều hình thức thanh toán đa dạng như chuyển khoản, ví điện tử, thanh toán khi nhận hàng (COD),... Hơn nữa, hãy thiết kế giao diện thanh toán trực quan, dễ sử dụng cũng là cách hiệu quả để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Tóm lại, tháp nhu cầu Maslow gồm 5 bậc từ cơ bản đến nâng cao thể hiện mong muốn của mỗi người ở từng nhu cầu khác nhau. Shop có thể áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong kinh doanh để thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó cung cấp sản phẩm thích hợp và thu hút khách hàng hiệu quả.

Các chủ đề liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập