Omnichannel là gì và 5 điều nên biết để tối ưu hiệu quả

Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh giúp định vị thương hiệu, đồng thời tạo sự gắn kết với người mua. Tuy nhiên để đạt được những lợi ích đó, các chủ doanh nghiệp hoặc chủ shop cần tìm hiểu thật kỹ để đạt hiệu quả như mong muốn.

Hình ảnh minh họa về mô hình Omni Channel được nhiều doanh nghiệp và shop online có quy mô lớn áp dụng.

Hình ảnh minh họa về mô hình Omni Channel được nhiều doanh nghiệp và shop online có quy mô lớn áp dụng.

1. Mô hình Omnichannel là gì?

Omnichannel (hay còn gọi là bán lẻ tích hợp) là phương pháp bán hàng đa kênh, mang lại trải nghiệm dịch vụ xuyên suốt cho khách hàng từ cửa hàng offline đến gian hàng online trên nhiều nền tảng như:

  • Các cửa hàng bán lẻ trực tiếp.
  • Các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, Zalo,...
  • Trang web của cửa hàng/doanh nghiệp.
  • Kênh thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki,...
  • Bán hàng thông qua cộng tác viên.

2. Omnichannel - Bán hàng đa kênh, quản lý tập trung trên một nền tảng

Omnichannel trở thành mô hình kinh doanh hiệu quả được nhiều doanh nghiệp và chủ shop lựa chọn nhờ vào các lợi ích dưới đây:

2.1. Omnichannel giúp sản phẩm hiển thị đa kênh, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng

Mô hình Omnichannel giúp mở rộng phạm vi từ đó tăng tỷ lệ tiếp cận và đưa sản phẩm/ dịch vụ đến gần khách hàng hơn thông qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu về được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

2.2. Quản lý bán hàng trên cùng một giao diện vô cùng thuận tiện

Bán hàng đa kênh OmniChannel giúp tối ưu chi phí nhân sự, tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình quản lý bởi các nền tảng đều được đồng bộ dữ liệu với nhau. Đồng thời, Omnichannel còn giúp tiết kiệm chi phí marketing và bán hàng một cách hiệu quả.

2.3. Omnichannel mang đến trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng dù mua hàng ở hình thức nào

Mô hình Omnichannel giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, đặt mua và nhận hàng, từ đó có những trải nghiệm đồng nhất khi mua hàng trên các kênh. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định tệp khách hàng nhất định.

2.4. Hỗ trợ định vị thương hiệu, tạo uy tín cho các shop

Omnichannel không chỉ là mô hình bán hàng mà còn đóng vai trò như một giải pháp marketing giúp xây dựng thương hiệu, từ đó tạo uy tín trong lòng khách hàng. Tên thương hiệu xuất hiện nhiều lần qua các nền tảng giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

2.5. Tăng chuyển đổi và tăng doanh thu

Một số nghiên cứu cho rằng lợi ích mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng nhờ Marketing Omnichannel đã giúp tỷ lệ chuyển đổi tăng gấp 3 lần. Bởi tỷ lệ tiếp cận khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc cơ hội bán hàng cao hơn so với các mô hình kinh doanh thông thường.

3. Omnichannel và Multichannel: Hiểu rõ để áp dụng đúng!

Multichannel cũng là mô hình bán hàng đa kênh nhưng có sự khác biệt so với Omnichannel. 

3.1. Omnichannel mang lại trải nghiệm liền mạch, Multichannel là bán hàng độc lập 

Định nghĩa và mục đích của Omni Channel và Multi Channel không giống nhau, cụ thể:

  • Omnichannel tạo sự liên kết liền mạch giữa các kênh bán hàng.
  • Multichannel sử dụng nhiều kênh bán hàng độc lập và không tích hợp với nhau. 

3.2. Omnichannel tập trung trải nghiệm khách hàng, Multichannel tăng lượt tiếp cận

Mô hình Omnichannel tích hợp các kênh bán hàng với mục đích nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Trong khi đó, Multichannel tập trung phát triển nhiều kênh bán hàng độc lập để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

3.3. Omnichannel đồng bộ thông tin đa kênh, Multichannel có sự khác biệt

Omnichannel luôn cố gắng đồng bộ thông tin về sản phẩm, mức giá, ưu đãi cùng lịch sử mua hàng trên nhiều kênh để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua sắm. Tuy nhiên, những thông tin này trên mô hình Multichannel có thể khác nhau tùy vào từng kênh bán hàng.

3.4. Omnichannel quản lý khách hàng tập trung, Multichannel quản lý riêng biệt

Với mô hình Omnichannel, dữ liệu khách hàng trên các kênh luôn được tích hợp và đồng bộ để dễ dàng cung cấp thông tin chi tiết. Còn Multichannel lại quản lý dữ liệu khách hàng theo từng kênh bán hàng mà không có sự liên kết với nhau.

Trong khi Omnichannel kết nối nhiều nền tảng thì Multichannel lại phát triển độc lập từng kênh.

Trong khi Omnichannel kết nối nhiều nền tảng thì Multichannel lại phát triển độc lập từng kênh.

4. TOP 4 điều không nên bỏ qua để áp dụng mô hình Omnichannel hiệu quả 

Để đạt được hiệu quả khi áp dụng mô hình kinh doanh đa nền tảng Omnichannel, bạn cần lưu ý 4 kinh nghiệm quan trọng dưới đây:

4.1. Luôn cập nhập các xu hướng mới nhất

Việc nắm bắt xu hướng mới nhất trên thị trường giúp bạn kịp thời lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Ví dụ vài năm trở lại đây, xu hướng bán hàng trên TikTok Shop ngày càng được ưa chuộng. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn thêm TikTok Shop là một kênh bán hàng trong mô hình Omnichannel, để nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả.

4.2. Tập trung vào kênh bán hàng hiệu quả

Mặc dù triển khai theo mô hình đa kênh, nhưng không nhất thiết bạn phải dàn trải đều ở các kênh. Nếu nguồn lực hạn hẹp, bạn chỉ cần tập trung vào kênh bán hàng có tiềm năng nhiều nhất. Ví dụ, nếu kinh doanh thực phẩm sạch, bạn có thể tập trung vào Facebook - mạng xã hội được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Hoặc nếu kinh doanh thời trang, bạn có thể đầu tư xây dựng nội dung trên Instagram - mạng xã hội chú trọng nội dung hình ảnh và hướng đến đối tượng người dùng có gu thẩm mỹ.

4.3. Tối ưu việc xử lý đơn hàng

Khi đơn hàng ở các kênh “về” cùng một lúc, làm sao để tránh bị sót đơn và giao hàng nhanh chóng? Bạn có thể áp dụng phần mềm bán hàng để tối ưu trong việc xử lý đơn hàng và chọn đơn vị giao hàng uy tín.

Hiện nay, Giao Hàng Nhanh (GHN) đã tích hợp trên các phần mềm bán hàng như Nobita, TPos, Tuha, Haravan,… Khi sử dụng một trong các phần mềm này, bạn chỉ cần tạo đơn trên phần mềm, sau đó đơn được tự động chuyển về GHN, shipper sẽ đến lấy hàng nhanh chóng. Như vậy, bạn chỉ cần thao tác trên cùng một nền tảng, thuận tiện tối đa.

Đặc biệt hơn, nếu bạn sử dụng phần mềm bán hàng thuộc đối tác của GHN, bạn sẽ hưởng nhiều chính sách ưu đãi độc quyền và cước phí siêu tốt. GHN cũng hỗ trợ nhiều tính năng bảo vệ quyền lợi của người bán như tính năng Chống bom hàng, Giao thất bại thu tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần,...

An tâm lựa chọn GHN trên các phần mềm bán hàng: Thao tác thuận tiện, tiết kiệm thời gian.

An tâm lựa chọn GHN trên các phần mềm bán hàng: Thao tác thuận tiện, tiết kiệm thời gian.

Với quy mô phủ sóng khắp 63 tỉnh thành và sở hữu hệ thống xử lý đơn hàng tự động bậc nhất Việt Nam, GHN đảm bảo tốc độ giao hàng nhanh chóng (chỉ trong 1 - 2 ngày) và tỷ lệ giao hàng thành công cao. Đăng ký/đăng nhập NGAY TẠI ĐÂY.

4.4. Chú ý giám sát tồn kho

Giám sát tình trạng tồn kho giúp nhận biết tình trạng hàng hoá sắp hết để lên kế hoạch nhập hàng đúng lúc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng kịp thời, tăng sức cạnh tranh trên thị trường (đặc biệt là vào mùa mua sắm cao điểm). 

Việc giám sát và quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Việc giám sát và quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm của khách hàng.

5. Một số ví dụ thành công về Omnichannel

Có rất nhiều thương hiệu lớn đã áp dụng thành công mô hình Omnichannel để mang về hiệu quả cực đáng ngưỡng mộ trong kinh doanh. Ví dụ:

- Starbucks

The Starbucks rewards là ứng dụng giúp khách hàng dễ dàng mua sắm, đồng thời nhận được thẻ tích điểm miễn phí để sử dụng cho lần trải nghiệm tiếp theo. Khách hàng có thể sử dụng tại các cửa hàng Starbucks hoặc tải về điện thoại/ máy tính để áp dụng khi mua hàng qua ứng dụng.

- IKEA

Công ty IKEA đã xây dựng ứng dụng sử dụng công nghệ VR cho phép khách hàng xem hình ảnh lắp ráp nội thất 3D trong ngôi nhà của mình. Sau đó, khách hàng có thể mua sắm trực tuyến hoặc ghé thăm cửa hàng IKEA để kiểm tra và mua sản phẩm trực tiếp.

- Topshop

Trong tuần lễ London Fashion Week, Topshop đã tung ra hàng loạt bảng quảng cáo kỹ thuật số liên kết với dữ liệu Twitter của thương hiệu. Nếu người dùng tạo Tweet với hashtag #LFW thì sẽ hiển thị ngay trên màn hình quảng cáo. Đồng thời, bảng quảng cáo còn hiển thị các sản phẩm thời trang của Topshop và khách hàng có thể dễ dàng mua sắm vì tất cả các cửa hàng chỉ cách đó 10 phút đi bộ.

- Sephora

Thương hiệu Sephora thiết kế ứng dụng nhằm kết nối các giao dịch mua hàng trực tuyến với lượt ghé thăm cửa hàng. Tại đây, khách hàng có thể xem sản phẩm hoặc quét mã để kiểm tra đánh giá cũng như xếp hạng trên ứng dụng.

Ứng dụng Sephora hỗ trợ khách hàng quét mã để xem đánh giá và xếp hạng sản phẩm.

Ứng dụng Sephora hỗ trợ khách hàng quét mã để xem đánh giá và xếp hạng sản phẩm.

Tóm lại, Omnichannel là mô hình kinh doanh hiệu quả giúp xây dựng hình ảnh và uy tín thương hiệu một cách đồng nhất trên nhiều nền tảng bán hàng. Điều này góp phần giúp thu về lượng khách hàng trung thành tiềm năng, từ đó gia tăng doanh thu nhanh chóng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Omni Channel và biết cách áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập