B2C là gì? Đặc điểm, phân loại và lưu ý khi áp dụng

Mô hình kinh doanh B2C đang ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu mô hình B2C là gì, các đặc điểm, lợi ích cùng những chiến lược marketing hiệu quả để hiểu rõ hơn về mô hình này và áp dụng thành công vào hoạt động kinh doanh của shop bạn.

1. Mô hình kinh doanh B2C là gì?

B2C (Business to Consumer) là mô hình kinh doanh mà shop bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây là mô hình phổ biến trong bán lẻ, nơi các shop tương tác trực tiếp với khách hàng cá nhân thông qua các kênh bán hàng khác nhau như cửa hàng offline, tạp hóa, siêu thị hoặc website, mạng xã hội và các nền tảng thương mại điện tử.

Các ví dụ về mô hình B2C có thể kể đến như các cửa hàng bán lẻ trực tuyến như Tiki, Shopee, Lazada; các chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K, WinMart; các nhà hàng, quán cà phê; các dịch vụ đặt vé máy bay trực tuyến như Traveloka, Booking.com và các dịch vụ giải trí trực tuyến như Netflix, Spotify. Tất cả đều hướng đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. 

Xem thêm: D2C là gì? Đặc điểm và cách áp dụng mô hình D2C

2. Đặc điểm của mô hình bán hàng B2C là gì?

Khám phá một số đặc điểm của mô hình B2C ngay sau đây: 

2.1 Người mua chính là những người tiêu dùng cuối

Trong mô hình kinh doanh B2C, đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, shop tập trung vào việc bán sản phẩm trực tiếp cho các khách  hàng để sử dụng cho nhu cầu cá nhân, không nhằm mục đích tiếp tục kinh doanh.

2.3 Dễ bị thay thế

Thị trường nhà cung cấp B2C rất lớn, tính cạnh tranh cao, do đó việc duy trì lòng trung thành của khách hàng là rất quan trọng. Shop cần không ngừng xây dựng uy tín, đổi mới, nâng cấp sản phẩm và triển khai các chiến dịch marketing sáng tạo để tạo sự khác biệt nhằm tránh bị thay thế bởi các đối thủ khác. 

Shop kinh doanh theo mô hình B2C cần cải tiến chất lượng sản phẩm, cập nhật xu hướng liên tục để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. 

2.4 Thường bán hàng ngắn hạn

Mô hình B2C thường tập trung vào các giao dịch nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu tức thì của người tiêu dùng. Do đó, shop cần xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo dựng lòng tin để duy trì sự trung thành và phát triển bền vững.

2.5 Tính cạnh tranh cao

Thị trường B2C là một môi trường cạnh tranh khốc liệt, nơi các shop phải đối mặt với vô số đối thủ và sự lựa chọn đa dạng của người tiêu dùng. Sự bùng nổ của internet và mạng xã hội càng làm tăng thêm sức nóng của cuộc đua, khi khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và mua sắm trực tuyến chỉ bằng vài cú nhấp chuột. 

Vì vậy, các chủ shop B2C cần không ngừng đổi mới, tạo ra những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn và đầu tư vào các chiến lược marketing hiệu quả để thu hútgiữ chân khách hàng.

Xem thêm: Tham khảo các mô hình kinh doanh khởi nghiệp cho shop mới

2.6 Người bán hàng cần thường xuyên cải tiến sản phẩm

Trong thị trường B2C, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng liên tục thay đổi. Do đó, để duy trì sức hút và lợi thế cạnh tranh, chủ shop cần thường xuyên cập nhật và làm mới sản phẩm của mình. Ví dụ, một cửa hàng thời trang nữ cần liên tục cập nhật các mẫu mã mới, bắt kịp xu hướng và phù hợp với thời tiết theo mùa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

3. Lợi ích khi áp dụng mô hình B2C trong kinh doanh

Mô hình kinh doanh B2C mang đến nhiều ưu điểm quan trọng cho shop bán hàng, bao gồm:

Phạm vi tiếp cận người mua rộng lớn: Mô hình B2C cho phép shop tiếp cận trực tiếp với một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua các kênh bán hàng như cửa hàng truyền thống, website, mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. 

  • Cho phép người bán và người mua tương tác chặt chẽ hơn: B2C tạo điều kiện thuận lợi cho shop tương tác trực tiếp với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi và đáp ứng nhu cầu của họ nhanh chóng. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và tăng cường lòng trung thành đối với thương hiệu.
  • Linh hoạt hơn trong phương thức bán hàng: B2C là mô hình đa dạng hóa các kênh bán hàng và phương thức thanh toán. Do đó shop có thể đáp ứng nhu cầu, thói quen mua sắm khác nhau của khách hàng, mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện nhất. 
  • Shop dễ dàng cải tiến chất lượng sản phẩm: Nhờ có sự tương tác trực tiếp với khách hàng, chủ shop có thể thu thập thông tin phản hồi về sản phẩm, từ đó cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. 

4. Điểm danh các mô hình kinh doanh B2C

Hiện nay có nhiều mô hình B2C trực tuyến phổ biến mà hầu hết các shop đều áp dụng để nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng như: 

4.1 Người bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình phổ biến nhất, nơi các shop bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các kênh bán hàng của riêng mình. Mô hình này cho phép shop kiểm soát toàn bộ quy trình bán hàng, từ tiếp thị, quảng cáo đến giao hàng và chăm sóc khách hàng

4.2 Mô hình dựa trên quảng cáo

Trong mô hình này, shop cung cấp nội dung miễn phí (như bài viết, video, ứng dụng) cho người dùng, nhằm thu hút người truy cập vào một trang web. Sau đó, lượng lớn lưu lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ như các trang web tin tức, blog, mạng xã hội như Facebook,... có lưu lượng người truy cập lớn. 

4.3 Trung gian trực tuyến (online)

Mô hình này hoạt động như một cầu nối giữa người mua và người bán, cung cấp một nền tảng để kết nối hai bên và tạo điều kiện cho giao dịch diễn ra. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop,... là những ví dụ tiêu biểu cho mô hình này.

4.4 Người trung gian

Trong mô hình B2C người trung gian, còn được gọi là “transaction broker” đóng vai trò như một cầu nối quan trọng giữa người mua và người bán. Họ không trực tiếp bán sản phẩm, thay vào đó là hỗ trợ cả hai bên trong quá trình giao dịch từ việc chuẩn bị điều khoản, thương lượng giá cả đến đảm bảo các yếu tố pháp lý theo hợp đồng. Doanh thu của họ đến từ phí dịch vụ, thường là một khoản cố định cho mỗi giao dịch thành công.

Mô hình kinh doanh BC2 người trung gian là mô hình kết nối giữa shop và người mua. 

4.5 Mô hình dựa trên nền tảng mạng xã hội

Mô hình này tận dụng sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng. Shop có thể sử dụng các tính năng như quảng cáo, livestream, bán hàng trực tiếp trên mạng xã hội để tiếp cận và bán hàng cho khách hàng. Các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm thường sử dụng mô hình này để tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi và năng động. 

5. Những chiến lược marketing cho mô hình B2C

Để có chiến lược marketing hiệu quả cho mô hình kinh doanh B2C, chủ shop cần “bỏ túi” ngay những gợi ý dưới đây: 

5.1 Chú ý khâu vận chuyển

Chọn đối tác vận chuyển uy tín, đảm bảo giao hàng đúng hẹn là yếu tố then chốt để tạo dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Giao Hàng Nhanh (GHN) - Đối tác vận chuyển tin cậy, giao hàng nhanh chóng

GHN là đơn vị vận chuyển có tốc độ giao nhận nhanh chóng, giúp shop giao hàng đến người nhận nhanh hơn 6 tiếng so với các đơn vị vận chuyển khác. Điều này là nhờ GHN sở hữu 2 hệ thống phân loại hàng tự động 100% cùng đội ngũ shipper chuyên nghiệp, tận tâm. 

Lựa chọn Giao Hàng Nhanh, chủ shop nhận được những quyền lợi như sau: 

  • Giao hàng thần tốc: Giao nhanh trong 24 giờ đơn nội thành và 1 - 2 ngày cho đơn Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. Shipper đến lấy hàng ngay sau 3 giờ kể từ khi phát đơn hoặc theo khung giờ shop hẹn, đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

  • Cước phí tiết kiệm: GHN thiết kế bảng giá linh hoạt, phù hợp với mọi quy mô kinh doanh với mức giá tốt nhất chỉ từ 15.500 VND/đơn. Đặc biệt, đơn vị vận chuyển GHN còn có ưu đãi hấp dẫn cho các shop có trên 400 đơn/tháng.

  • Phủ sóng toàn quốc: GHN sở hữu hệ thống hơn 2000 bưu cục trải rộng khắp 63 tỉnh thành, kể cả huyện đảo xa, giúp chủ shop dễ dàng tiếp cận khách hàng trên toàn quốc.

  • Tích hợp dễ dàng: GHN dễ dàng tích hợp với các phần mềm quản lý bán hàng phổ biến hiện nay như TUHA.VN, NOBITA.PRO, TRUSTSALES,... hỗ trợ shop quản lý đơn hàngvận đơn một cách thuận tiện trên cùng một nền tảng, hạn chế sai sót. 

Giao Hàng Nhanh tự hào là dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn đến tay khách hàng trong thời gian ngắn nhất. 

> Đăng nhập/Đăng ký TẠI ĐÂY để cùng GHN giao nhận đơn hàng nhanh chóng nhé shop ơi! 

5.2 Cải tiến các kênh bán hàng trực tuyến (online)

Trong thời đại số hóa, việc tối ưu hóa các kênh bán hàng trực tuyến là chìa khóa để tiếp cận và thu hút khách hàng. Shop hãy đầu tư vào một website, trang bán hàng chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng và dễ dàng điều hướng. Bên cạnh đó, tích hợp các tính năng như thanh toán trực tuyến, theo dõi đơn hàng và hỗ trợ khách hàng trực tuyến để nâng cao trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chốt đơn. Đặc biệt, hãy tận dụng sức mạnh của các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. 

5.3 Đừng quên quảng cáo trực tuyến (online)

Quảng cáo trực tuyến là một công cụ mạnh mẽ để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng. Sử dụng các hình thức quảng cáo đa dạng như quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm và email marketing để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Hơn hết, shop hãy chú ý đầu tư vào nội dung quảng cáo sáng tạo, hấp dẫn và phù hợp để tăng hiệu quả của chiến dịch và tối ưu hóa chi phí quảng cáo. 

6. Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một vài thắc mắc thường gặp khác trong mô hình B2C cho shop tham khảo:

6.1 B2C marketing là gì?

B2C marketing là tập hợp các chiến lược và hoạt động tiếp thị nhằm mục tiêu tiếp cận, thu hút và chuyển đổi người tiêu dùng thành khách hàng. Yếu tố marketing trong B2C là tạo ra nhận thức về thương hiệu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng thông qua các kênh truyền thông. 

6.2 Khách hàng B2C là gì?

Trong mô hình kinh doanh B2C, khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng, tức là những cá nhân mua sản phẩm hoặc dịch vụ để sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc gia đình, chứ không phải để bán lại hoặc sử dụng cho mục đích kinh doanh. 

6.3 Thương mại điện tử B2C là gì?

Đây là hình thức kinh doanh mà shop bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Tik Tok Shop,... bằng cách đăng tải sản phẩm và bán hàng.

6.4 B2B khác gì với B2C?

B2B tập trung vào việc bán sản phẩm cho các doanh nghiệp/shop khác, trong khi B2C tập trung vào việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Hai mô hình này có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau về tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng. 

Hy vọng thông qua bài viết shop đã hiểu được mô hình B2C là gì, những đặc điểm của mô hình này và cách vận hành phù hợp. Đồng thời có thể áp dụng những chiến lược marketing B2C có tiềm năng để phát triển shop của mình và tăng doanh thu nhanh chóng nhé.

Các chủ đề liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập