B2B2C là gì? Lợi ích và thách thức khi áp dụng mô hình B2B2C

Mô hình B2B2C là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình này trong kinh doanh là gì? Là hai trong số nhiều câu hỏi được các chủ shop quan tâm khi tìm hiểu các mô hình kinh doanh cho cửa hàng của mình. Vậy trong bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà bán hàng tìm kiếm lời giải đáp chi tiết cho các vấn đề trên. Tìm hiểu ngay! 

1. Mô hình B2B2C là gì?

B2B2C là cách viết tắt của các từ Business To Business To Customer. Là sự kết hợp của 2 mô hình:

  • Mô hình B2B - Business To Business: Là hình thức kinh doanh mà các giao dịch mua bán sản phẩm/dịch vụ được diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp/tổ chức với nhau. 

  • Mô hình B2C - Business to Customer: Là hoạt động kinh doanh mà ở đó, các cửa hàng/công ty/doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. 

Hiểu một cách đơn giản mô hình B2B2C là việc doanh nghiệp A sẽ cung cấp sản phẩm đến doanh nghiệp B (B2B). Sau đó doanh nghiệp B sẽ cung cấp sản phẩm đến người mua (B2C).

Chủ shop thường gặp khái niệm này khi shop là chữ B thứ 2 trong mô hình B2B2C. Theo đó vai trò của shop là bên nhập hàng hóa từ nhà sản xuất và bán ra cho khách hàng. Việc nắm rõ mô hình B2B2C sẽ giúp người bán xác định được shop mình nằm ở đâu trong quy trình bán hàng, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với đối tác và khách hàng. 

B2B2C là sự kết hợp của hình thức B2B và B2C, với mục tiêu là tạo lợi nhuận thông qua việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng. 

2. Các lĩnh vực có thể áp dụng mô hình B2B2C

Dưới đây là một số ngành hàng kinh doanh phù hợp áp dụng mô hình kinh doanh B2B2C: 

2.1 Thương mại điện tử 

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có các cửa hàng bán online và người mua hàng, thường hoạt động theo phương thức B2B2C. Với sự hợp tác này, khách hàng có thể tiếp cận được đa dạng thương hiệu, cửa hàng cung cấp cùng ngành hàng, cùng với đó là đặt hàng - thanh toán thuận tiện, giao hàng tận nơi. Hiện nay, tại Việt Nam, Shopee, Lazada, Tiki,... là những công ty lớn hoạt động dựa trên B2B2C. 

2.2 May mặc

Đối với ngành may mặc, mô hình kinh doanh B2B2C được thực hiện như sau: xưởng may hợp tác cùng các nhà phân phối/bán lẻ; nhà phân phối/bán lẻ đưa sản phẩm ra thị trường. Việc áp dụng B2B2C vừa giúp các thương hiệu may mặc mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu và tăng doanh thu hiệu quả. 

Xem thêm: Mô hình B2B là gì? Đặc điểm lợi ích và ví dụ

2.3 Ăn uống

Khách hàng thường có nhu cầu ăn - uống kèm theo, do đó các nhà hàng, quán ăn thường nhập hàng trực tiếp các loại nước giải khát, nguyên liệu nấu ăn, gia vị,... từ các công ty các công ty. Sau đó chế biến các món ăn, thêm vào menu để khách hàng đặt món. 

3. Những lợi ích khi áp dụng mô hình bán lẻ B2B2C

Trước khi quyết định có nên áp dụng B2B2C trong bán lẻ hay không, shop đừng bỏ qua các ưu điểm của mô hình này dưới đây: 

3.1 Gia tăng doanh thu

Sự kết hợp giữa hai phương thức này giúp các đối tác bổ sung nguồn tài nguyên cho nhau như cơ sở khách hàng, dịch vụ hậu cần, uy tín doanh nghiệp,... Nếu shop tận dụng tốt những lợi thế của đối tác thì có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh, cải thiện khả năng tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Từ đó có chiến lược về giá cạnh tranh, thu hút khách hàng mua sắm hiệu quả. 

Bằng thế mạnh của cửa hàng và đối tác như hình ảnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá thành,... để tạo ra lợi thế trong kinh doanh, tăng doanh thu hiệu quả. 

3.2 Tăng sự thuận tiện cho người mua

Khách hàng thường mong chờ các sản phẩm đáp ứng được mong muốn của họ, đồng thời có sự thuận tiện. Đơn cử như việc Shopee có dịch vụ Shopee paylater - mua trước trả sau giúp khách hàng mua sắm sản phẩm thoải mái theo hạng mức có sẵn, có thể trả tiền sau trong 1 - 12 tháng tùy nhu cầu. Điều này tăng sự thuận tiện trong việc mua sắm của khách hàng, từ đó giúp thương hiệu có khách hàng trung thành.  

3.3 Tăng khả năng kết nối tới khách hàng

Áp dụng mô hình B2B2C trong kinh doanh có thể giúp cho cả hai shop/tổ chức  tiếp cận được các đối tượng khách hàng mới, tiềm năng của đối tác. Điều này thể hiện rõ ở việc, các shop/ tổ chức có thể kết hợp các dịch vụ, quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho nhau, từ đó giúp cả hai bên kết nối được những khách hàng tiềm năng

3.4 Giảm chi phí lưu trữ

Với B2B2C, shop sản xuất không cần phải lo lắng về chi phí liên quan đến hậu cần như phân phối, lưu trữ sản phẩm, tiếp thị. Bởi đối tác B2C sẽ là người chịu trách nhiệm trong vấn đề này. Từ đó giúp công ty tiết kiệm tối đa phí kinh doanh, giúp đưa ra giá cả tốt nhất cho khách hàng. 

3.5 Có thể kết hợp nhiều ngành, nghề với nhau

Mô hình B2B2C cho phép 2 shop/ tổ chức với hai ngành khác nhau có thể hợp tác, đưa ra các sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt nhất, nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ shop bán quần áo có thể kết hợp cùng với xưởng sản xuất quần áo để đưa ra các bộ sưu tập quần áo độc quyền, thiết kế độc đáo giúp thu hút khách hàng tốt hơn. 

4. Những thách thức của mô hình B2B2C

Bên cạnh những thuận lợi, việc áp dụng mô hình B2B2C trong kinh doanh có thể mang đến một số thách thức cho nhà bán hàng, đơn cử như: 

4.1 Uy tín thương hiệu

Nếu shop  hợp tác với shop/ tổ chức có uy tín thấp thì sự uy tín  của bản thân shop  cũng bị ảnh hưởng. Do đó, trước khi hợp tác cùng shop/tổ chức nào đó, người bán nên tìm hiểu chi tiết về thương hiệu, dư luận nói gì về thương hiệu đó,... nhằm hạn chế hình ảnh không tốt của đối tác ảnh hưởng đến shop sau này.  

Xem thêm: Tham khảo 7 bước tạo dựng thương hiệu chuẩn cho shop mới

Nếu hình ảnh thương hiệu của đối tác bị ảnh hưởng sẽ có tác động đến hình ảnh thương hiệu của cửa hàng. 

4.2 Khả năng tương thích công nghệ

Mô hình B2B2C giúp tối ưu hóa tiện ích mua sắm của khách hàng, đặc biệt là trên các nền tảng TMĐT, TikTok Shop, website,... Vì thế đòi hỏi shop cần có kiến thức sâu về công nghệ thông tin, dịch vụ mà cửa hàng liên kết, giúp giải quyết các vấn đề phát sinh cho khách hàng kịp thời.

4.3 Thỏa thuận pháp lý

Khi hai đơn vị hợp tác trong mô hình B2B2C, giao dịch được ký kết trên hợp đồng kinh doanh có hiệu lực pháp lý. Do đó, việc ký thỏa thuận, người bán nên nhờ đến đội ngũ pháp lý có kinh nghiệm để được tư vấn kỹ lưỡng trước khi ký vào hợp đồng. 

4.4 Quản lý và theo dõi trải nghiệm khách hàng

Đánh giá trải nghiệm khách hàng là điều quan trọng, bởi khách hàng trong mô hình B2B2C mua sản phẩm từ bên trung gian nên họ có xu hướng suy nghĩ lâu hơn trước khi mua hàng. Do đó, người bán hàng cần mất nhiều thời gian để theo dõi xem khách hàng có thực sự hài lòng với sản phẩm không, để từ đó có hướng xử lý phù hợp. 

Xem thêm: Hướng dẫn shop đánh giá sự hài lòng của khách hàng đúng cách

4.5 Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp

Nếu người bán là bên sản xuất thì việc khách hàng là những bên trung gian và họ có những tiêu chí lựa chọn sản phẩm khác nhau. Một số sản phẩm không phù hợp với hình thức B2B2C như điện tử, công nghệ, điện năng, năng lượng,... Điều này đòi hỏi bên sản xuất tìm hiểu trước nhu cầu của thị trường để đưa các sản phẩm phù hợp.  

5. Các xu hướng giúp mô hình B2B2C ngày càng phổ biến

Cùng tìm hiểu các xu hướng phát triển của mô hình B2B2C được nhiều chủ shop quan tâm dưới đây:

5.1 Khách hàng là trọng tâm

Để thu về lợi nhuận tối ưu, các nhà sản xuất đang phát triển dần theo xu hướng tạo ra các sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Với xu hướng này, nhà sản xuất thường phải nắm bắt thông tin khách hàng thông qua các báo cáo thị trường, doanh thu, công cụ phân tích khách hàng,... từ đó hiểu được mong muốn, nhu cầu của họ. 

5.2 Sự lên ngôi của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Xu hướng này mang đến nhiều lợi ích cho mô hình kinh doanh B2B2C như thanh toán qua ví điện tử, thẻ ngân hàng, nhiều chương trình khuyến mãi,... Điều này giúp tăng sự tiện lợi trong mua sắm cho khách hàng, thúc đẩy nhanh quá trình chốt đơn.

Xem thêm: Rủi ro và lợi ích của thương mại điện tử có thể các shop chưa biết

5.3 Phát triển công nghệ

Nhiều công nghệ hỗ trợ đang được phát triển để giúp nhà bán hàng xây dựng mô hình B2B2C như internet, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo (AI),... Những công cụ này hỗ trợ shop hiểu rõ về nhu cầu khách hàng, đưa ra các chương trình quảng cáo, khuyến mãi nhằm kích thích họ mua sắm và tăng doanh thu hiệu quả hơn. 

Qua bài viết này, mong rằng các nhà bán hàng đã có cho mình câu trả lời mô hình B2B2C là gì, cùng những lợi ích và thách thức khi cửa hàng kinh doanh theo mô hình này. Đặc biệt, đối với những shop kinh doanh B2B2C trên các nền tảng TMĐT, mạng xã hội thì việc hợp tác với công ty vận chuyển uy tín, chuyên nghiệp, phí vận chuyển hợp lý là rất quan trọng. Bởi shop có thể tối ưu được chi phí vận chuyển, đảm bảo thời gian khách hàng nhận đơn nhanh chóng. 

Giao Hàng Nhanh đồng hàng cùng shop phát triển mô hình B2B2C hiệu quả

GHN hiện đang là đối tác quan trọng của nhiều trang TMĐT lớn tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... giúp shop tích hợp trên kênh bán hàng dễ dàng, với nhiều ưu đãi vận chuyển hấp dẫn, từ đó tiết kiệm chi phí kinh doanh hiệu quả. 

Bên cạnh đó, GHN cũng đang  hợp tác cùng các phần mềm quản lý bán hàng như Pancake, Nobita.vn, Nhanh.vn,... nhờ đó giúp shop quản lý đơn hàng trên cùng 1 nền tảng. Đặc biệt, GHN còn có các ưu đãi độc quyền cho các shop là khách hàng của đối tác phần mềm. 

Ngoài ra, GHN có tốc độ giao đơn hàng ấn tượng, chỉ trong 24 giờ với đơn nội thành, 1 - 2 ngày với đơn Hà Nội - TP.HCM. Điều này là nhờ hệ thống phân loại hàng hóa tự động 100%, đơn cử như kho trung chuyển Xuyên Á có tốc độ xử lý đơn hàng lên tới 2 triệu đơn/ngày, cùng đội ngũ shipper chuyên nghiệp. Nhờ đó shop tăng tỷ lệ giao đơn thành công, khách hàng có thiện cảm với shop và tăng cơ hội quay lại mua sắm ở những lần sau. 

GHN hợp tác cùng với các phần mềm bán hàng giúp shop quản lý, theo dõi đơn hàng dễ dàng trên cùng 1 nền tảng.  

>> Đăng ký trở thành đối tác GHN TẠI ĐÂY giúp việc kinh doanh bán lẻ B2B2C dễ dàng. 

Các chủ đề liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập