D2C là gì? Lợi ích và lưu ý khi áp dụng mô hình D2C

Trước khi bắt đầu kinh doanh, để có thể tìm kiếm được đối tượng khách hàng phù hợp thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh là rất quan trọng. Trong đó D2C là một trong những mô hình được nhiều nhà bán hàng quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết D2C là gì? Vì vậy, trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp chi tiết.

1. Mô hình kinh doanh D2C là gì?

D2C là từ viết của Direct to Customer - nghĩa là trực tiếp đến người tiêu dùng. Từ ý nghĩa này có thể hiểu rằng mô hình D2C là một phương thức kinh doanh mà các công ty sản xuất/nhà cung cấp sẽ trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua các kênh bán lẻ/nhà phân phối. 

Chủ shop có thể gặp khái niệm này khi nhập hàng sỉ kinh doanh online. Lúc này, các nhà cung ứng sẽ trực tiếp bán hàng hóa do họ sản xuất (thường là dệt may, thực phẩm, đồ gia dụng,...) cho chủ shop. Vì vậy, việc nắm rõ mô hình D2C giúp shop phân biệt được với mô hình B2B, từ đó tìm kiếm nguồn hàng chất lượng do chính nhà sản xuất cung cấp mà không phải qua bên thứ ba. 

Mô hình kinh doanh D2C được hiểu là công ty sản xuất trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng, không qua bên trung gian. 

2. Lợi ích của mô hình D2C

Việc kinh doanh dựa trên phương thức D2C giúp shop nhiều trong tăng lợi nhuận, cụ thể là: 

2.1 Không cần phụ thuộc vào kênh trung gian

Chủ shop có thể kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất, lưu kho, phân phối đến bán hàng. Nhờ đó, người bán không cần phụ thuộc vào các kênh phân phối, từ đó có thể tự do trong việc thay đổi giá cả, chiến dịch tiếp thị để thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả. 

2.2 Gia tăng sự hài lòng của người mua

Bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng, mô hình D2C tạo nên sự giao tiếp giữa khách hàng và người bán. Điều này giúp shop dễ dàng thu thập các thông tin, phản hồi của khách hàng, từ đó đưa ra các cải tiến trong sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng mong đợi, nhu cầu của họ. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với sản phẩm, tăng tỷ lệ trở thành khách hàng trung thành

2.3 Giảm chi phí hiệu quả

Bằng việc loại bỏ bớt các chi phí trung gian, chủ shop tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Từ đó có thể đưa ra chiến lược giá cả có mức độ cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, thúc đẩy các khách hàng mới chốt đơn trải nghiệm sản phẩm. 

3. Lĩnh vực nào có thể áp dụng phương thức D2C?

Các ngành hàng như thời trang, công nghệ, thực phẩm, gia dụng,... rất thích hợp để shop áp dụng mô hình D2C. Theo đó: 

3.1. Thời trang và làm đẹp

Nhu cầu thời trang, làm đẹp của khách hàng ngày càng lớn, do đó để tối ưu về giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, các shop thường áp dụng mô hình kinh doanh D2C. Bên cạnh đó, chủ shop có thể tận dụng website bán hàng, kênh bán hàng online,... giúp quảng bá sản phẩm, tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng

Thời trang, làm đẹp nên kinh doanh theo mô hình D2C, bởi nhà sản xuất có thể tận dụng thế mạnh như cải tiến sản phẩm, giảm giá thành,... thu hút khách hàng hiệu quả.  

3.2. Công nghệ và điện tử

Trong ngành công nghệ và điện tử, việc loại bỏ bớt các kênh phân phối, nhà bán lẻ giúp người bán tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Điều này giúp shop thu thập thông tin khách hàng hiệu quả, từ đó cải tiến sản phẩm, nền tảng phù hợp với thị hiếu.   

3.3. Thực phẩm và đồ uống

Khi thực hiện kinh doanh với D2C, các doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng các sản phẩm tươi ngon, giá cả phải chăng, đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng, bảo quản. Ngoài ra, các shop có thể xem xét tận dụng các website/app đặt hàng trực tiếp - giao hàng tận nơi để tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng

3.4. Đồ gia dụng

Các sản phẩm gia dụng như đồ dùng bếp, đồ dùng nhà tắm,... được nhiều khách hàng quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, sự tiện lợi nhằm tạo không gian ngôi nhà hiện đại. Việc tự cung cấp sản phẩm cho khách hàng sẽ đảm bảo người bán có thể kiểm soát toàn bộ quy trình từ sản xuất đến bán hàng. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu nhận được sản phẩm chất lượng và nguyên vẹn của khách hàng, tăng tỷ lệ quay lại mua sắm và trở thành khách hàng trung thành. 

3.5 Các sản phẩm có thể tùy chỉnh theo sở thích.

Đây là các ngành hàng đặc biệt, có khả năng tùy chỉnh theo ý thích như trang sức, sản phẩm nội thất, đồ thủ công,... Bằng việc sử dụng mô hình D2C, người bán có thể tạo nên trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa, khách hàng tương tác với người bán. Nhờ đó, khách hàng có thể hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình, tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, xây dựng tệp khách hàng trung thành hiệu quả. 

4. Những lưu ý khi triển khai mô hình D2C là gì?

Dưới đây là một số lưu ý mà shop cần biết trước khi triển khai hoạt động kinh doanh dựa trên phương thức D2C: 

4.1 Quản lý kho hàng và giao nhận

Shop cần đảm bảo có hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả, quy trình đóng gói và giao hàng chuyên nghiệp nhằm giúp khách hàng nhận được sản phẩm nhanh chóng, đúng hẹn, giữ nguyên chất lượng. Đối với shop kinh doanh online thì có thể tối ưu chi phí giao hàng bằng việc lựa chọn hợp tác cùng các đơn vị vận chuyển có thời gian hoạt động lâu dài, quy trình vận hành chuyên nghiệp.  

Giao Hàng Nhanh giúp shop giải quyết nỗi lo giao đơn siêu tốc, giá siêu tốt

Với kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 100.000 shop online lớn nhỏ, Giao Hàng Nhanh (GHN) hiểu được nỗi lo về tốc độ giao hàng và cước phí của shop, giao nhanh nhưng chi phí phải tiết kiệm. GHN đã giải quyết bài toán này bằng cách đầu tư hệ thống phân loại 100% tự động với công suất lên đến 2 triệu đơn ngày, rút ngắn tối đa thời gian giao hàng. Theo đó đơn hàng của shop sẽ được giao siêu tốc trong vòng 24 giờ (nội thành) và chỉ 1 - 2 ngày (HN-SG), nhanh hơn các đơn vị khác 6 tiếng. 

Bên cạnh đó, GHN còn xây dựng bảng cước phí phù hợp với các shop online có quy mô từ lớn đến nhỏ. Đặc biệt, GHN có chương trình đồng giá cước phí trên toàn quốc chỉ từ 15.500 đồng/đơn. Điều này giúp shop tiết kiệm tối đa chi phí kinh doanh, nhờ đó tăng lợi nhuận hiệu quả. 

GHN với cước phí siêu tốt chỉ từ 15.500 đồng giúp shop giao đơn nhanh khắp 63 tỉnh thành. 

>> Trở thành đối tác của GHN TẠI ĐÂY để trải nghiệm dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp shop nhé! 

 

4.2 Hiểu rõ người mua hàng

Đây là lưu ý rất quan trọng trong việc áp dụng mô hình D2C, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của shop. Theo đó, việc hiểu rõ nhu cầu, sở thích mua sắm, mong muốn và hành vi mua sắm của khách hàng, giúp shop tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng trải nghiệm mua sắm dành cho người mua. 

4.3 Đừng quên áp dụng các phương thức quảng cáo online (trực tuyến)

Các hình ảnh, video ngắn quảng cáo trên mạng xã hội, thương mại điện tử có màu sắc sinh động, sắc nét giúp khách hàng có thể nhìn thấy hình ảnh tương tự thực tế. Ngoài ra, tốc độ truyền tải thông tin trực tuyến rất cao, đặc biệt nếu video quảng cáo của shop lên xu hướng hoặc có nhiều người thực hiện tiếp thị liên kết sẽ giúp shop tăng khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả.  

4.4 Thường xuyên cải tiến sản phẩm và dịch vụ

Việc cải tiến sản phẩm/dịch vụ liên tục giúp shop tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng đối với các thương hiệu khác. Đồng thời, các khách hàng cũ sẽ quay lại mua sắm bởi sản phẩm đáp ứng đúng những nhu cầu và kỳ vọng của họ, giúp shop xây dựng tệp khách hàng trung thành lớn. 

5. Những câu hỏi thường gặp

Cùng tìm hiểu một số câu hỏi được nhiều chủ shop quan tâm về mô hình D2C giúp shop hiểu hơn về phương thức này trong quá trình kinh doanh: 

5.1 D2C khác gì B2C?

D2C và B2B khác nhau ở mục tiêu, cách thức vận hành mô hình kinh doanh và khách hàng mục tiêu. Theo đó, đối tượng khách hàng mục tiêu của D2C là người tiêu dùng có nhu cầu mua sản phẩm, còn với B2B khách hàng là các doanh nghiệp. Về mục tiêu thực hiện, D2C chú trọng đến việc đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, bỏ qua khâu trung gian để giảm chi phí bán hàng. Trong khi đó B2B phân phối sản phẩm theo nhiều kênh, với số lượng lớn nhằm giảm chi phí hoạt động. 

Xem thêm: B2C là gì? Đặc điểm, phân loại và rủi ro khi áp dụng

D2C và B2B có nhiều điểm khác biệt, trong đó phải kể đến hệ thống kênh phân phối sản phẩm. 

5.2 Nhược điểm của mô hình D2C là gì?

D2C cũng có một số điểm hạn chế như ngành hàng bị giới hạn, bởi một số sản phẩm người tiêu dùng tin tưởng mua tại các kênh truyền thống hơn là công ty D2C, đơn cử như hàng tạp hóa, dược phẩm,... Ngoài ra, mô hình kinh doanh D2C còn khó mở rộng thị trường, việc quản lý phức tạp, môi trường cạnh tranh không lành mạnh,... 

5.3 D2C Ecommerce là gì?

D2C Ecommerce là hình thức mà shop sẽ bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng từ cửa hàng online của mình qua app, website,... Mô hình này cũng tương đồng với mô hình D2C truyền thống khi không đưa hàng hóa qua các bên trung gian. 

Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp chủ shop tìm được lời giải đáp cho vấn đề D2C là gì, cùng những lợi ích, ngành hàng nên áp dụng mô hình kinh doanh D2C. Để tìm hiểu thêm nhiều tips bán hàng hữu ích khác, giúp shop kinh doanh hiệu quả, chủ shop có thể tham khảo các bài viết khác trên website của GHN nhé!

Các chủ đề liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập