Conversion rate là gì? Cách tối ưu giúp shop cải thiện doanh số
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Conversion rate là gì? Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thực hiện ra sao? Là những vấn đề được nhiều chủ shop quan tâm khi lập kế hoạch bán hàng, tiếp thị hay quảng cáo. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để khám phá những cách thức hiệu quả giúp shop cải thiện kết quả conversion rate và chốt nhiều đơn hơn nhé!
1. Tìm hiểu Conversion rate là gì?
Conversion rate là tỷ lệ phần trăm chuyển đổi người mua hàng sang các hành động cụ thể như lượt tương tác, đơn hàng,... so với mục tiêu tiếp thị đề ra. Một chuyển đổi có thể là quảng cáo chuyển đổi thành doanh số; từ nội dung chuyển đổi lượt tương tác; khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng trung thành;... Tỷ lệ chuyển đổi có thể phụ thuộc vào mục tiêu bán hàng, công cụ tiếp thị sử dụng,...
Conversion rate được hiểu đơn giản là tỷ lệ chuyển đổi, có vai trò quan trọng trong đánh giá hiệu quả marketing và bán hàng.
2. Vai trò của conversion rate trong marketing bán hàng
Trong marketing, conversion rate đóng vai trò quan trọng với:
Đo lường hiệu quả bán hàng: Tỷ lệ chuyển đổi giúp chủ shop có thể đánh giá được hiệu quả kế hoạch tiếp thị, kế hoạch bán hàng. Nếu conversion rate càng cao thì hiệu quả tiếp thị càng tốt và ngược lại.
Xác định được khách hàng tiềm năng: Tiếp thị có mục tiêu tập trung thúc đẩy khách hàng hành động. Những khách hàng thực sự quan tâm sẽ đưa ra các chuyển đổi cụ thể như tương tác, nhấp vào sản phẩm, bỏ giỏ hàng, thanh toán,... Qua những tương tác này, chủ shop có thể phân tích dữ liệu khách hàng, tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng.
Tối ưu kế hoạch bán hàng: Tỷ lệ chuyển đổi mang đến cho shop thông tin quan trọng về hiệu quả bán hàng. Điều này giúp shop đưa ra định hướng mới trong bán hàng, giúp tăng trải nghiệm khách hàng, thu về lợi nhuận tốt.
Giảm thiểu chi phí marketing: Phân tích và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, shop có thể tìm ra hướng phát triển bán hàng phù hợp. Với ngân sách tương đương, shop có thể mang về nhiều khách hàng và doanh thu hơn.
Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? 5 điều cần nắm rõ để áp dụng hiệu quả
3. Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi
Tùy vào mục tiêu bán hàng mà conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) được tính khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung đều có công thức là:
Ví dụ: Kế hoạch bán hàng shop đề ra là đạt 500 triệu đồng trong 1 tháng, áp dụng quảng cáo kết hợp giảm giá. Kết quả, shop thu về 300 triệu đồng, như vậy tỷ lệ chuyển đổi từ quảng cáo và giảm giá là 60%.
4. Nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp, bán hàng không hiệu quả
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến conversion rate thấp:
Thông tin sản phẩm thiếu rõ ràng: Thông tin về sản phẩm rất quan trọng, kích thích sự tò mò, nhu cầu sở hữu của khách hàng. Do vậy, nếu thông tin sản phẩm bị thiếu, không đúng trọng tâm có thể khiến khách hàng bỏ qua, không muốn tìm hiểu sâu hơn.
Điều hướng mua hàng không thu hút: Nếu nội dung điều hướng mua hàng dài dòng, không sáng tạo thì khách hàng chỉ đọc lướt qua và bỏ qua hành động nhấp vào. Từ đó, shop sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp cận và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.
Cách thanh toán phức tạp: Quy trình thanh toán quá nhiều bước, xác thực lâu, không đảm bảo an toàn khiến khách hàng e ngại việc đặt đơn, mua sắm.
Tốc độ giao hàng chậm: Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ của shop, tăng tỷ lệ trả hàng/hoàn tiền. Từ đó ảnh hưởng đến conversion rate liên quan đến đơn hàng, doanh số.
Giao diện web/app khó sử dụng: Cấu trúc trang web/app sắp xếp không hợp lý, khó thao tác, nhiều quảng cáo,... có thể khiến khách hàng khó đọc được toàn bộ thông tin mong muốn. Từ đó dẫn đến tăng tỷ lệ thoát trang, ngừng việc tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ.
Đối tượng khách hàng không phù hợp: Nếu các công cụ tiếp thị và quảng cáo không nhắm đúng đối tượng, dù lượng người tiếp cận cao, tỷ lệ chuyển đổi vẫn có thể rất thấp.
Mục tiêu không rõ ràng, đúng trọng tâm: Xác định đúng mục tiêu trong kế hoạch bán hàng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến conversion rate. Nếu mục tiêu không cụ thể và đúng trọng tâm thì quá trình thực hiện có thể sai sót, dẫn đến gia tăng rủi ro tài chính và khó đạt được kết quả như kỳ vọng.
Nếu shop đang đối mặt với một hoặc nhiều vấn đề như trên, việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ đảm bảo hiệu quả của kế hoạch tiếp thị mà còn giảm thiểu các vấn đề phát sinh.
5. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là gì? Gợi ý 10 cách cho shop
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là những giải pháp giúp shop cải thiện khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy các hành động của họ khi thấy sản phẩm của shop (như tương tác, mua hàng,...). Để làm được điều đó, shop có thể tham khảo các cách sau:
5.1. Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Xác định đúng khách hàng mục tiêu giúp shop tối ưu thông điệp sản phẩm, mang đến hiệu quả tiếp cận khách hàng tốt hơn. Qua đó, khách hàng cảm thấy tò mò về sản phẩm, tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Theo đó shop nên phân tích chi tiết về data khách hàng, lập bảng báo cáo, từ đó đánh giá đối tượng nào phù hợp, có khả năng chuyển đổi cao. Shop tập trung đẩy bài quảng cáo, chương trình khuyến mãi,... tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, sau đó tiến hành theo dõi hiệu quả chuyển đổi để tiến hành thay đổi khi cần thiết.
Xem thêm: Cách vẽ chân dung khách hàng mục tiêu chính xác với 5 bước
Xác định đúng khách hàng mục tiêu giúp chủ shop lựa chọn đúng công cụ quảng cáo, đưa ra chương trình khuyến mãi phù hợp,... nhờ đó tăng hiệu quả chuyển đổi.
5.2. Tạo nội dung thu hút, đánh vào đúng nhu cầu khách hàng
Nội dung là ‘chìa khóa’ giúp shop truyền tải thông điệp về sản phẩm đến khách hàng. Thông qua dữ liệu từ hành vi người mua, shop có thể nhận diện được các loại nội dung khách hàng yêu thích và tương tác nhiều trên các nền tảng xã hội. Điều này giúp shop tạo ra những nội dung phù hợp, thu hút sự chú ý của khách hàng, thúc đẩy họ tìm hiểu thêm về sản phẩm/dịch vụ và mua sắm.
Tham khảo: Insight là gì? Cách xác định nhu cầu khách hàng để chốt đơn nhanh
5.3. Chia sẻ đánh giá về sản phẩm để tăng niềm tin
Đây là cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả, giúp shop gia tăng tệp khách hàng trung thành. Khi khách hàng cũ có sự tin tưởng với sản phẩm/dịch vụ, họ thường để lại những đánh giá (feedback) tốt hoặc giới thiệu cho những người thân, bạn bè.
Khách hàng cũ để lại phản hồi tích cực, shop có thể gửi họ voucher và xin phép đăng tải nội dung lên fanpage, website,... chính thức nhằm tạo dựng niềm tin cho khách hàng mới, tăng lượt chuyển đổi hiệu quả. Chẳng hạn như, shop có thể thực hiện nội dung quảng cáo với chủ đề ‘sản phẩm X được hơn 10.000 khách hàng tin chọn, đánh giá 5 sao’ để thu hút khách hàng mới tốt hơn.
Xem thêm: Cách đánh giá sự hài lòng của khách hàng
5.4. Tối ưu CTA (lời kêu gọi hành động)
Lời kêu gọi hành động thường được đặt trên các trang website dẫn về trang đích (landing page) như liên hệ tư vấn, trang mua hàng,... Những CTA có khả năng thôi thúc mạnh mẽ, đúng mục tiêu chuyển đổi có khả năng hỗ trợ tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Câu CTA nên được đặt ở vị trí dễ thấy, câu từ ngắn gọn, súc tích, tập trung vào mục tiêu chuyển đổi. Về nội dung, lời kêu gọi hành động nên sử dụng tính từ mạnh mang đến cảm giác gấp gáp, thôi thúc khách hàng. Về thiết kế, CTA nên sử dụng màu sắc nổi bật, màu nền và màu chữ có sự tương phản.
Lưu ý: Chủ shop không nên đặt nhiều CTA trên cùng một trang đích, điều này khiến khách hàng cảm thấy khó theo dõi thông tin, tăng tỷ lệ thoát trang.
Lời kêu gọi hành động thiết kế thu hút, bắt mắt, nội dung đánh đúng tâm lý khách hàng sẽ thúc đẩy họ hành động.
5.5. Dùng chatbot tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng
Để kịp thời giải đáp các vấn đề, câu hỏi của khách hàng, chủ shop đừng quên kết hợp chatbot vào website, trang bán hàng. Những công cụ này sẽ trả lời các câu hỏi của khách hàng 24/7 theo những kịch bản có sẵn. Nhờ đó khách hàng cảm thấy được quan tâm, tăng cảm giác hài lòng với dịch vụ của shop.
Một số nền tảng chatbot phổ biến hiện nay mà shop có thể tham khảo gồm Hara Funnel, Chatfuel, Facebook Messenger Chatbot,... Tuy nhiên, chủ shop nên lưu ý rằng không phải nội dung tin nhắn nào cũng nên sử dụng chatbot, bởi một số vấn đề khiếu nại, xử lý đơn hàng,... cần được giải quyết bởi con người.
Tham khảo: Chia sẻ cách tạo chatbot fanpage Facebook, website miễn phí
5.6. Tối giản quy trình mua sắm, thanh toán
Việc tối giản hóa quy trình mua sắm, thanh toán trên website bán hàng giúp tăng tỷ lệ khách hàng hoàn thành đơn hàng. Đặc biệt, trang thanh toán được cập nhật thường xuyên, hạn chế lỗi kỹ thuật, mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng.
Trang thanh toán nên hiển thị rõ các mã giảm giá và miễn phí vận chuyển, kèm theo thời gian hết hạn và số lượt sử dụng còn lại. Điều này tạo cảm giác khan hiếm và khẩn trương, phải chốt đơn ngay mới có giá ưu đãi, từ đó tăng doanh số bán hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
5.7. Hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín, giao hàng nhanh chóng
Đối với các shop kinh doanh online, hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín giúp giao hàng nhanh chóng đến tay khách hàng. Điều này không chỉ nâng cao sự hài lòng về dịch vụ, mà còn tăng cường niềm tin và tỷ lệ khách hàng quay lại mua sắm.
Vì vậy, shop nên ưu tiên lựa chọn các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, đáng tin cậy để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Ngoài ra, để tiết kiệm ngân sách kinh doanh, shop cũng nên chọn đơn vị vận chuyển có cước phí hợp lý.
Giao Hàng Nhanh: Giao đơn siêu nhanh và tiết kiệm, shop an tâm - khách hài lòng Sau nhiều năm đồng hành cùng hàng nghìn shop online trên toàn quốc, Giao Hàng Nhanh (GHN) thấu hiểu lo lắng của shop về việc tăng tỷ lệ chuyển đổi, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và giảm rủi ro trả hàng. Theo đó, đội ngũ GHN Express mang đến dịch vụ giao nhận chất lượng, giải quyết vấn đề của shop hiệu quả nhờ các ưu điểm sau:
Giao Hàng Nhanh cân mọi loại hàng hóa, đảm bảo giao nhanh - giá tốt, shop không âu lo. >> Giao Hàng Nhanh Express tự tin giao đơn nhanh chóng, tăng sự hài lòng của khách hàng, shop yên tâm kinh doanh. Nhanh tay đăng ký thành đối tác của GHN để trải nghiệm ngay shop nhé! |
5.8. Cải thiện tốc độ tải trang web/app
Theo số liệu cung cấp bởi Google, 40% người dùng thoát khỏi website có thời gian tải trang trên 3 giây. Và chỉ cần 1 giây thời gian tải trang tăng lên sẽ giảm đến 16% sự hài lòng của người dùng. Do vậy, việc cải thiện tốc độ trang web/app là vấn đề quan trọng tối ưu conversion rate hiệu quả.
Chủ shop có thể sử dụng các công cụ phân tích tốc độ tải trang, đơn cử như của Google để hỗ trợ cải thiện kỹ thuật này. Cùng với đó, shop nên đảm bảo website bán hàng tương thích với cả thiết bị di động, app trên cả hệ điều hành IOS và Android.
Tham khảo: Hướng dẫn làm website bán hàng nhanh và đẹp, tiết kiệm chi phí
5.9. Xây dựng các ưu đãi hấp dẫn, tạo sự cấp thiết
Ưu đãi là yếu tố quan trọng khuyến khích khách hàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của shop. Các khuyến mãi như giảm giá, voucher, quà tặng,... sẽ tạo cho khách hàng cảm giác mua được hàng giá tốt, từ đó kích thích họ tiến hành chốt đơn, chuyển đổi từ xem hàng sang mua hàng.
Shop có thể tạo cảm giác khan hiếm, cấp thiết trên các mã giảm giá, voucher bằng các hiển thị như ‘còn 1 lượt áp dụng’, ‘thời gian sử dụng còn 30 phút’. Ngoài ra, shop còn có thể livestream bán hàng tung mã giảm trong thời gian nhất định, tặng 1 sản phẩm cho người đã chốt đơn hàng, lên flash sale trong thời gian quy định,... Điều này đánh mạnh vào tâm lý không muốn bỏ lỡ của khách hàng, tăng tỷ lệ chốt đơn.
Tham khảo: 8 ý tưởng chương trình khuyến mãi độc đáo, giúp ra đơn ầm ầm
5.10. Chăm sóc hậu mãi chu đáo
Chăm sóc khách hàng cũ tận tâm, chu đáo sẽ giúp shop nhận được những phản hồi, đánh giá tích cực. Đồng thời tăng tệp khách hàng trung thành, quảng bá cho shop miễn phí, thu hút nhiều người mua tiềm năng hơn.
Để có kế hoạch chăm sóc hậu mãi hiệu quả, chủ shop nên tích cực đưa ra các mã giảm giá, voucher độc quyền cho khách hàng cũ. Tạo tính cá nhân hóa bằng việc gửi lời chúc cho khách hàng vào các dịp quan trọng như sinh nhật, Tết, giáng sinh,...
Tham khảo: 5 ý tưởng tri ân khách hàng giúp shop tạo ấn tượng tốt
Nhìn chung, conversion rate là gì đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên, cùng với đó là những cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi, shop nên thực hiện các bước gồm phân tích nguyên nhân, thử nghiệm các giải pháp và đánh giá hiệu quả. Qua quá trình này, shop có thể xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng hiệu quả.
Xem thêm: