Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng A - Z không lo lỗ

Vật liệu xây dựng là một trong các mặt hàng kinh doanh đầy tiềm năng hiện nay. Vì nhu cầu của khách hàng không ngừng tăng kèm theo chủng loại, nguồn nhập và phân khúc giá của nhóm hàng hóa này cực kỳ phong phú. Hãy lưu lại kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng hữu ích trong bài viết sau nếu chủ shop dự tính kinh doanh ngành hàng đó thời gian tới nhé!

1. Hiện nay có nên kinh doanh vật liệu xây dựng không?

Kinh doanh ngành vật liệu xây dựng luôn có sức hấp dẫn với nhiều shop mới vì:

  • Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng không ngừng tăng: Dù là trước đây hay bây giờ, nhu cầu xây dựng hạ tầng (ở nhiều dạng khác nhau như nhà ở, cửa hàng, bệnh viện, siêu thị…) vẫn không ngừng tăng vì mong muốn tạo ra chất lượng cuộc sống cao nhất. Điều này tạo tiền đề cho các shop buôn bán vật liệu xây dựng đạt doanh số mong muốn nhanh chóng.  

  • Mặt hàng phong phú: Nhóm hàng vật liệu xây dựng có chủng loại đa dạng gồm vật liệu xây dựng cơ bản (gồm xi măng, đất, cát, sắt, thép…), vật liệu xây dựng kết cấu (như bê tông, phụ gia xây dựng…) và vật liệu xây dựng hòa thiện (như tường, trần, sàn, vật tư nội thất và ngoại thất). Qua đó, chủ shop có thể dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu để lựa chọn nhóm vật liệu kinh doanh thích hợp.

  • Nguồn nhập hàng đa dạng: Tương tự phân loại, nguồn nhập vật liệu cũng khá phong phú, có thể lấy từ những nơi sản xuất trong nước (hay thông qua đại lý phân phối) hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, chủ shop có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp nhất với số vốn ban đầu.

  • Lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng rất hấp dẫn: Hầu hết khách hàng mua vật liệu xây dựng đều đặt số lượng lớn và nếu cảm thấy ưng ý thì sẽ tin tưởng đồng hành lâu dài. Do vậy, người bán dễ dàng thu hồi vốn trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Vốn 300 triệu nên kinh doanh gì? Gợi ý 12 ý tưởng khác biệt, lãi cao

2. Mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần những gì?

Dưới đây là tất cả kinh nghiệm hữu ích cho những ai dự định mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng sắp tới:

2.1 Chuẩn bị vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Điều bắt buộc nếu muốn kinh doanh ngành hàng này thuận lợi là chuẩn bị đủ số vốn ban đầu. Nhờ vậy, shop duy trì hoạt động ổn định trong ít nhất vài tháng (cho việc chi trả nhiều khoản phí cơ bản như nhập hàng, thuê kho bãi, thuê mặt bằng, đầu tư trang trí nội thất, thuê nhân viên…) khi mà chưa có tệp khách hàng trung thành

Trung bình, vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng rơi vào khoảng 400 - 600 triệu đồng và chi phí duy trì hoạt động dao động 50 - 100 triệu đồng hàng tháng.

Xem thêm: Vốn 200 triệu nên bắt đầu kinh doanh gì?

Tính toán và chuẩn bị đủ chi phí mở cửa hàng vật liệu xây dựng giúp cửa hàng vận hành tốt hơn.

2.2 Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu thị trường là bước tiếp theo cần làm để chủ shop nhìn nhận rõ ưu điểm - hạn chế của sản phẩm cũng như điểm mạnh - điểm thiếu sót của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ thế, người bán xây dựng kế hoạch quảng cáo bài bản giúp bán hàng thuận lợi.

Ví dụ: Thông qua phân tích thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn, chủ shop nhận thấy chi phí thuê mặt bằng thấp, thuê nhân công rẻ nhưng điều kiện vận chuyển hàng hóa (đường sá) khá khó khăn. Do đó, người bán có thể cân nhắc chi thêm một số vốn thích hợp để xây dựng đường đi giúp vận chuyển hàng dễ dàng.

Bên cạnh nghiên cứu đặc điểm thị trường như trên, shop cũng cần thấu hiểu sở thích, thói quen khách hàng mục tiêu, bằng cách thu thập thông tin trên mạng xã hội/sàn thương mại điện tử hoặc từ đối thủ cạnh tranh và phân nhóm để xác định cách tiếp cận tối ưu.

2.3 Lựa chọn nguồn hàng

Thêm một cách kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả là chọn đúng nơi nhập hàng hóa. Hiện nay, có 3 nguồn lấy hàng được nhiều shop yêu thích được gợi ý bên dưới và mỗi nguồn hàng sẽ có những ưu điểm cùng hạn chế nhất định:

  • Nhập trực tiếp từ nhà sản xuất: Có rất nhiều công ty sản xuất vật liệu uy tín tại Việt Nam với số lượng và chất lượng ổn định mà chủ shop có thể cân nhắc. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng ở nước ta cũng lựa chọn cách thức này nên độ cạnh tranh rất cao.

  • Nhập hàng từ tổng đại lý: Chủ shop dễ lấy hàng qua đại lý tin cậy của hãng sản xuất lớn nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của người mua. Mặc dù vậy, hình thức đó có thể tốn nhiều chi phí hơn vì shop không lấy trực tiếp từ nơi sản xuất mà thông qua trung gian.

  • Chủ động lấy hàng từ nước ngoài: Bên cạnh nhập hàng trong nước, chủ shop cân nhắc thêm nguồn hàng ở đơn vị sản xuất ngoài nước để có mức giá phải chăng hơn, chủng loại hàng thời trang hơn. Thế nhưng, người bán phải nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa và nộp thuế đầy đủ để kiện hàng thông quan thuận lợi.

Xem thêm: Gợi ý cách tìm nguồn hàng sỉ bán online cho người mới bắt đầu

2.4 Chọn đơn vị vận chuyển

Nhằm đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn đến tay người nhận, chủ cửa hàng nên ưu tiên đơn vị vận chuyển có kinh nghiệm giao hàng nặng ký, cồng kềnh. Đồng thời, chi phí tiết kiệm, chính sách giao nhận và đền bù thỏa đáng giúp shop tối ưu hóa kinh phí, hạn chế thâm hụt vốn.

Giao đơn nặng ký cho Giao Hàng Nhanh, shop nhẹ lòng vì phí hợp lý, kiện an toàn 

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa trọng lượng lớn của Giao Hàng Nhanh (GHN) sẵn sàng hỗ trợ các shop kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả, nhờ tất cả quyền lợi sau:  

  • Chi phí phải chăng: Với 20 kg đầu tiên, GHN thu phí đồng giá 4.000 đồng/kg và 3.500 đồng cho mỗi kg tiếp theo. Nhờ vậy, shop dễ dàng tính toán chi phí giao nhận cho từng kiện hàng và tối ưu theo nguồn vốn sẵn có, tránh thâm hụt.

  • Nhận giao hàng khắp 63 tỉnh/thành phố: Hệ thống 2.000 bưu cục của GHN phủ sóng mọi tỉnh/thành phố tại Việt Nam giúp shipper đến lấy đơn và đi giao cho người mua dễ dàng, đúng thời gian cam kết.

  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Với đơn nội thành, GHN chỉ mất 24 giờ để hoàn thành, còn đơn liên tỉnh tầm 1 - 2 ngày. Điều này sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng để tăng sự hài lòng tối đa.

  • Miễn phí thu hộ COD: GHN hỗ trợ nhận COD thay cho shop và thông tin cập nhật liên tục trên app/web để thuận tiện kiểm soát dòng tiền.

  • Chính sách đền bù thích hợp: Nếu kiện hàng không may xảy ra hư hỏng, thất thoát thì GHN chấp nhận đền bù theo quy định, lên đến 5.000.000 đồng.

GHN hết lòng giao nhanh, shop an tâm lên đơn bán hàng.

Chủ shop có thể tìm hiểu dịch vụ giao hàng nặng của GHN chi tiết tại đây và hãy nhanh tay đăng ký tài khoản online để hưởng trọn mọi đặc quyền hữu ích nhé! 

2.5 Định giá sản phẩm phù hợp

Định giá sản phẩm sao cho thích hợp với mong muốn của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo có lời cho shop vô cùng quan trọng. Các yếu tố cấu thành giá sản phẩm đưa ra thị trường thường gồm giá vốn (chi phí sản xuất hoặc chi phí nhập hàng), chi phí quảng cáo, chi phí giao dịch trên những kênh bán và chi phí vận chuyển.

Chẳng hạn, nếu người bán nhập 1 miếng gạch lót sàn giá 10.000 đồng và tổng chi phí khác là 15.000 đồng thì có thể đưa ra mức giá 30.000 đồng/miếng để đảm bảo có lợi nhuận. Đồng thời, chủ shop cũng thuận lợi cân nhắc giảm thêm một phần giá nữa khi khách hàng mua số lượng lớn (như chỉ còn 28.000 đồng/miếng khi mua 100 miếng trở lên) nhưng vẫn có lời.

> Chủ shop mới chưa biết cách định giá sản phẩm sao cho thích hợp? Xem ngay gợi ý từ GHN!

2.6 Chọn ra các mặt hàng chủ lực

Tuy chủ shop có thể cùng lúc bán nhiều mặt hàng khác nhau nhưng việc lựa chọn một (hoặc một vài) loại vật liệu xây dựng chủ lực rất cần thiết. Vì điều đó giúp xây dựng thương hiệu cho shop và khẳng định vị thế trên thị trường.

Cách xác định sản phẩm chủ lực như sau:

  • Bước 1: Khảo sát nhu cầu của thị trường và dựa trên tình hình kinh doanh để liệt kê tất cả sản phẩm có doanh thu ổn định nhất.

  • Bước 2: Xác định lợi thế cạnh tranh của mặt hàng (như giá thành, công dụng, thiết kế…).

  • Bước 3: Nghiên cứu nơi cung cấp ổn định, chất lượng.

  • Bước 4: Tối ưu quy trình mua hàng và xây dựng chiến lược quảng cáo.

  • Bước 5: Đo lường kết quả kinh doanh để cân nhắc thay đổi sản phẩm nếu cần thiết.

2.7 Chuẩn bị thủ tục mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng

Cách mở cửa hàng vật liệu xây dựng thành công là chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh với cơ quan thẩm quyền. Bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh vật liệu xây dựng.

  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (đã công chứng).

  • Bản sao công chứng các chứng chỉ hành nghề (nếu có).

  • Hợp đồng thuê nhà, mượn nhà hợp pháp hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh (nếu có).

Sau đó, chủ shop gửi hồ sơ đến Phòng Tài chính - Kế hoạch của cấp quận/huyện - nơi đặt cửa hàng kinh doanh hoặc nộp trực tuyến tại trang dịch vụ công của từng tỉnh/thành.

Chủ shop phải chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định pháp luật để mở cửa hàng.

2.8 Xây dựng chiến lược kinh doanh vật liệu xây dựng

kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng bài bản sẽ giúp người bán đánh giá hiệu suất hoạt động dễ dàng, từ đó thay đổi sản phẩm chủ lực hoặc cân nhắc nhập hàng mới/giải phóng hàng tồn khi cần thiết. Ngoài ra, các chiến lược đó còn tạo điều kiện cho xây dựng thương hiệu và tăng độ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

>> Người bán có thể tham khảo một số kinh nghiệm bán hàng hữu ích để tăng doanh số tối đa.

2.9 Trang bị phần mềm quản lý thích hợp

Sử dụng phần mềm quản lý thông minh là cách kinh doanh vật liệu xây dựng thuận lợi. Bởi lẽ, chủ shop dễ dàng theo dõi doanh thu, nguồn hàng và nhân công để lên kế hoạch thích hợp. Theo đó, một số phần mềm hiện đại, có GHN là đối tác tin cậy (tích hợp sẵn trong app) là TPos, Nhanh.vn, Suno…  

3. Một số rủi ro thường gặp khi buôn bán vật liệu xây dựng

Mặc dù kinh doanh vật liệu xây dựng có nhiều tiềm năng nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định như: 

  • Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Nhiều cơ sở cung cấp vật liệu không thể duy trì chất lượng hàng ổn định, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho shop. Do đó, trong khâu chọn nơi lấy hàng, shop phải nghiên cứu và đánh giá thực sự kỹ càng.

  • Có thể tồn đọng công nợ: Không phải khách hàng nào cũng có thể thanh toán 100% chi phí mua hàng (thay vào đó là trả góp theo quý, theo năm). Vì thế, quản lý công nợ chặt chẽ vô cùng quan trọng giúp shop không thâm hụt vốn.

  • Có khả năng tồn kho lớn: Sở thích của người mua liên tục thay đổi nên các mẫu mã vật liệu dễ lỗi thời, tỷ lệ tồn kho cao. Do vậy, chủ shop nên khảo sát thị trường kỹ càng, mỗi lần nhập chỉ nhập một lượng vừa phải và có kế hoạch giải phóng hàng tồn thích hợp (như giảm giá sốc, tặng kèm theo đơn hàng khác…).

Qua các chia sẻ từ bài viết, mong rằng bạn có thể thuận lợi kinh doanh vật liệu xây dựng trong tương lai. Tuy lựa chọn mặt hàng này đặt ra vô số thử thách cho người bán nhưng chỉ cần chuẩn bị đủ kiến thức, nghiên cứu thị trường và khách hàng kỹ lưỡng, chọn dịch vụ cung cấp và vận chuyển hàng uy tín thì khả năng đạt doanh số “khủng” rất cao.

Các chủ đề liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập