Hướng dẫn shop cách thức nhận hàng từ nước ngoài gửi về

Hiện nay, nhiều shop lấy hàng trực tiếp từ các website nước ngoài như Taobao, eBay, Amazon…  về Việt Nam để kinh doanh vì có giá vốn tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, cách thức nhận hàng từ nước ngoài gửi về có thể phức tạp hơn nội địa, nên chủ shop cần nắm rõ quy trình nhằm đảm bảo lấy hàng thuận lợi. Bài viết sau sẽ hướng dẫn shop làm thế nào nhận hàng hóa được gửi từ nước ngoài chi tiết.

1. Cách thức nhận hàng từ nước ngoài gửi về Việt Nam

Các bước lấy hàng ở nước ngoài về đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đặt hàng và xác nhận giao dịch.

Chủ shop lựa chọn đơn vị cung cấp hàng hóa yêu thích, có chính sách mua hàng minh bạch và sản phẩm phù hợp với thị hiếu của tệp khách hàng mục tiêu. Sau khi thương lượng số lượng và giá tiền kỹ càng, người bán tiến hành đặt mua theo hướng dẫn cũng như kiểm tra, xác nhận thông tin giao dịch.

  • Bước 2: Vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam.

Chủ shop theo dõi tình trạng đơn hàng dựa trên mã vận đơn mà bên bán gửi. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh (như giao chậm hơn thời gian dự kiến) thì hãy liên hệ người cung cấp xử lý càng sớm càng tốt.

Có rất nhiều hình thức gửi hàng về Việt Nam như đường bộ, đường biển, đường hàng không…

  • Bước 3: Xử lý hải quan và kiểm tra hàng hóa.

Khi kiện hàng cập cảng Việt Nam, chủ shop có thể thuê dịch vụ Logistic chuyên nghiệp để chuẩn bị chứng từ, nộp thuế… đầy đủ giúp quá trình thông quan nhanh chóng. Sau đó, người bán nhận hàng và kiểm tra số lượng, chất lượng kỹ lưỡng trước khi ký xác nhận với bên Logistic.

  • Bước 4: Giao nhận hàng hóa.

Bên dịch vụ Logistic bàn giao toàn bộ giấy tờ thông quan cho chủ shop. Đồng thời, người bán thông báo cho bên cung cấp rằng đã nhận hàng và nếu không may có sai sót thì hãy yêu cầu bồi thường theo quy định.

  • Bước 5: Thanh toán các khoản phí liên quan.

Chủ shop thanh toán toàn bộ chi phí cần thiết cho tất cả đơn vị liên quan đến việc nhận hàng, chuyển hàng về kho shop.

Hoàn tất tất cả khoản phí là điều bắt buộc nếu shop muốn lấy hàng thành công.

  • Bước 6: Kiểm tra và lưu trữ hàng hóa.

Người bán kiểm tra lại số lượng, chất lượng của kiện hàng một lần nữa trước khi nhập kho để thuận tiện thống kê doanh thu chuẩn xác sau này.

  • Bước 7: Giải quyết vấn đề hoặc khiếu nại liên quan đến hàng hóa.

Khi có vấn đề phát sinh, người bán có nghĩa vụ cung cấp tất cả hình ảnh/video, giấy tờ… cần thiết mà bên cấp hàng yêu cầu để việc xử lý đền bù diễn ra thuận lợi.

2. Nhận hàng từ nước ngoài về Việt Nam có mất phí không?

Ngoại trừ các danh mục được miễn thuế theo quy định của pháp luật, hầu hết các mặt hàng đều cần trả phí. Cụ thể, dưới đây là những sản phẩm được miễn thuế khi nhập vào Việt Nam theo khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất - nhập khẩu 2016 và Khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP:

  • Tài sản di chuyển (là đồ dùng, vật dụng phục vụ hoạt động sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức) hoặc quà tặng trong định mức được miễn thuế.

  • Tài sản di chuyển hoặc quà tặng có số lượng hoặc trị giá không vượt quá định mức miễn thuế.

  • Bên nhận tài sản/quà tặng là cơ quan, tổ chức mà nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động/được cơ quan thẩm quyền cho phép tiếp nhận/hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo.

  • Quà tặng có giá trị không quá 2.000.000 đồng hoặc hơn 2.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng.

  • Quà tặng là dược phẩm hoặc thiết bị y tế, dành riêng cho người bị bệnh hiểm nghèo, có trị giá hải quan dưới 10.000.000 đồng (được miễn thuế tối đa 4 lần/năm).

3. Các khoản phí cần nộp khi nhập hàng từ nước ngoài

Nếu kiện hàng của shop không thuộc nhóm miễn thuế kể trên thì cách nhận hàng từ nước ngoài gửi về là người bán phải thanh toán đủ các khoản thuế, phí bên dưới:

  • Thuế giá trị gia tăng: Đây là khoản thuế được tính toán dựa trên giá trị tăng thêm sản phẩm, phát sinh từ lúc sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Khoản này bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

  • Lệ phí hàng hóa: Đó là khoản tiền được ấn định cho cá nhân, tổ chức phải nộp khi sử dụng dịch vụ công do nhà nước cung cấp (ở đây là cảng nhập hàng). Theo đó, phí hải quan với hàng xuất - nhập khẩu là 20.000 đồng/tờ khai, còn lệ phí với hàng hoá quá cảnh là 200.000 đồng/tờ khai.

  • Phí bổ sung: Một số hãng vận chuyển hàng từ nước ngoài về có thể thu thêm phí nhiên liệu, phí bảo hiểm…

  • Phí lưu giữ: Đây là số tiền mà chủ shop đóng trực tiếp cho cảng khi lưu trữ kiện hàng ở cảng, dao động cao hay thấp tùy theo số lượng kiện, loại hàng hóa, địa chỉ cảng, thời gian lưu trữ… 

Nếu không thể lấy hàng ngày thì người bán cần chi thêm phí lưu giữ.

Các yếu tố quyết định đến mức phí nhận hàng từ nước ngoài

Tổng chi phí lấy hàng từ nước ngoài về Việt Nam bao nhiêu liên quan đến những yếu tố cơ bản sau:

  • Phí vận chuyển quốc tế: Tùy theo khoảng cách giữa nước xuất khẩu hàng hóa và Việt Nam, phương thức vận chuyển, số lượng kiện hàng, trọng lượng hàng hoá… mà mức phí này có sự thay đổi nhất định ở mỗi đơn hàng.

  • Phí xử lý và hải quan tại cửa khẩu Việt Nam: Muốn nhập hàng qua cửa khẩu thuận lợi, người bán cần chi trả khoản phí xử lý và hải quan. Loại phí phụ thuộc vào giá trị và loại hàng hóa cũng như các quy định, chính sách nhập khẩu tại Việt Nam.

  • Các yếu tố liên quan đến tính chất của hàng hóa: Đặc điểm của kiện hàng (như trọng lượng, kích thước, cách bảo quản…) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển và quy trình xử lý tại hải quan.

  • Loại hình vận chuyển: Nếu chủ shop lựa chọn vận chuyển bằng đường bộ, đường biển thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn đường hàng không, nhưng thời gian nhận hàng chậm hơn.

  • Đơn vị vận chuyển: Mỗi đơn vị giao nhận có một bảng biểu phí khác nhau nên tùy theo tình hình tài chính của shop mà chủ shop cân nhắc thương hiệu phù hợp.

4. Làm thế nào tối ưu hóa chi phí không mong muốn khi lấy hàng quốc tế?

Để tránh những khoản phí phát sinh khi lấy hàng từ nước ngoài, chủ shop nên lưu lại một số kinh nghiệm hữu ích sau:

  • Lựa chọn hình thức và đơn vị vận chuyển uy tín, phù hợp với tình hình kinh tế của shop.

  • Đóng gói hàng hóa đúng quy chuẩn, kỹ càng.

  • Tuyệt đối không nhập hàng cấm (theo quy định của Pháp luật Việt Nam).

  • Thương lượng cước phí vận chuyển kỹ càng với bên cung cấp dịch vụ (có giấy tờ minh chứng).

  • Theo dõi các kênh thông tin của đơn vị vận chuyển để nắm chương trình khuyến mãi sớm nhất.

5. Sau khi nhận hàng từ nước ngoài, chủ shop nên làm gì?

Khi nhập hàng xong, chủ shop nên nhanh chóng lên đơn chuẩn xác, đóng gói đơn kỹ lưỡng và bàn giao cho đơn vị vận chuyển tin cậy ở Việt Nam để giao cho khách hàng nhanh chóng, an toàn. Điều này giúp giảm thiểu tỷ lệ hoàn hàng/bom hàng (vì khách chờ đợi quá lâu) và cải thiện thiện cảm của người mua về shop.

Giao Hàng Nhanh - Đơn vị vận chuyển TOP đầu Việt Nam

Giao Hàng Nhanh (GHN) sẵn sàng đồng hành cùng các shop bán hàng online chinh phục niềm tin của khách hàng bằng những ưu điểm sau:

  • Tốc độ vận chuyển nhanh chóng: GHN nổi bật với tốc độ giao nhận ấn tượng (nhanh hơn các đơn vị khác 6 tiếng), giúp shop giao xong đơn nội thành chỉ 24 giờ và đơn liên tỉnh Sài Gòn - Hà Nội chỉ 1 - 2 ngày.

  • Ít sai sót trong việc xử lý đơn hàng: Đơn vị đầu tư hệ thống phân loại 100% tự động với năng suất 2 triệu đơn/ngày và tỷ lệ sai sót dưới 3%. Qua đó giúp đơn giao nhanh, đúng người.

  • Đội ngũ shipper chuyên nghiệp: Mọi nhân viên vận chuyển của GHN đều được đào tạo bài bản, thao tác làm việc nhiệt tình, thái độ thân thiện nên người nhận càng thêm hài lòng về shop.

  • Hệ thống bưu cục phủ sóng khắp mọi tỉnh, thành phố: Hơn 2.000 bưu cục của GHN đặt tại 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam tạo điều kiện cho shipper dễ dàng đến địa chỉ shop lấy đơn, hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, shop có thể gia tăng độ phủ sóng rộng rãi, mở rộng tệp khách hàng mục tiêu.

Lựa chọn GHN, shop an tâm lên đơn và bán hàng thành công.

> Dịch vụ vận chuyển nhanh chóng - an toàn - chất lượng của GHN hiện có rất nhiều tính năng và quyền lợi hấp dẫn cho shop. Hãy nhanh tay đăng ký ngay hôm nay!

Hy vọng rằng cách nhận hàng từ nước ngoài gửi về mà bài viết kể trên chia sẻ giúp shop rút ngắn thời gian nhập hàng đáng kể và tối ưu hóa quy trình bán hàng. Qua đó, shop thỏa sức chốt đơn, đạt doanh thu tốt trong thời gian ngắn.

Các chủ đề liên quan: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập