Định vị thương hiệu là gì? 9 chiến lược định vị shop nên biết

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, bên cạnh thiết kế bộ nhận diện thương hiệu theo đúng tinh thần và giá trị của shop, định vị thương hiệu cũng là một bước cực kỳ quan trọng. Bởi đây được xem là yếu tố hàng đầu giúp shop ghi dấu ấn rõ nét trong lòng khách hàng, từ đó biến họ trở thành khách hàng trung thành. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm cũng như chiến lược định vị thương hiệu. Bài viết sau đây sẽ giúp chủ shop hiểu hơn về vấn đề này!

1. Thế nào là định vị thương hiệu?

Dựa theo định nghĩa của Philip Kotler, định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích xác lập cho sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong lòng khách hàng. 

Theo đó, shop có thể hiểu đơn giản, định vị thương hiệu là tạo dựng những nét riêng, khác biệt so với các thương hiệu khác. Từ đó có một vị trí nhất định trên thị trường và nhận được sự yêu thích, công nhận của khách hàng.

Chiến lược định vị thương hiệu là gì? Đây là các hoạt động nhằm tạo dựng vị trí vững chắc trong lòng khách hàng.

2. Tầm quan trọng của việc xây dựng định vị thương hiệu

Từ khái niệm có thể thấy định vị thương hiệu là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến ấn tượng và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu. Đồng thời tạo chỗ đứng cho thương hiệu trên thị trường. Cụ thể là:  

2.1 Xác định được xu hướng thị trường

Định vị thương hiệu là một quá trình lâu dài, phát triển tương ứng với tiến trình phát triển của thương hiệu. Để thương hiệu giữ vững vị thế, shop cần không ngừng nghiên cứu về thị trường và các chiến dịch nổi bật của đối thủ. Nhờ đó shop dễ dàng xác định được lợi thế cạnh tranh mới, nâng cấp thương hiệu phù hợp với xu hướng thị trường và tâm lý khách hàng. 

2.2 Tạo chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu

Tạo được định vị thương hiệu tốt sẽ giúp shop có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như trong tâm trí của khách hàng. Nhờ đó, shop sẽ xây dựng được tệp khách hàng ổn định và sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm sản phẩm, điều này được thể hiện rõ nét trong số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu. Đặc biệt, sau khi thương hiệu có chỗ đứng vững chắc, shop sẽ có đòn bẩy mở rộng cửa hàng trong tương lai, không tốn quá nhiều chi phí quảng bá thương hiệu nhưng vẫn tăng doanh số hiệu quả. 

2.3 Xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng

Người tiêu dùng ngày càng thông thái và yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm và dịch vụ. Do đó, để tăng lợi thế cạnh tranh và tạo dựng lòng tin với khách hàng, shop cần có chiến lược định vị thương hiệu tốt, đặt nền tảng cho sự phát triển vững chắc và ổn định trong tương lai. Và khi shop đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng sẽ kéo theo mức độ uy tín tăng lên. 

 

Việc xây dựng thương hiệu giúp shop có được định hướng phát triển kinh doanh trong tương lai, cùng với đó là tạo ra giá trị thiết thực cho khách hàng. 

3. Các chiến lược định vị thương hiệu phổ biến

Mỗi shop đều có một cách nhìn nhận về thị trường, khách hàng và thương hiệu khác nhau, do đó việc áp dụng các cách định vị thương hiệu cũng có sự khác nhau. Cùng tìm hiểu danh sách các chiến lượng định vị thương hiệu phổ biến hiện nay: 

3.1 Chiến lược dựa vào chất lượng

Đây được xem là chiến lược cơ bản tạo nên vị thế lâu dài và bền bỉ cho thương hiệu. Theo đó, để thực hiện, shop cần phải tập trung đầu tư trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy sẽ mất khá nhiều thời gian để khách hàng kiểm định và tin tưởng chất lượng sản phẩm, nhưng một khi đã chinh phục được khách hàng, định vị đúng giá trị của sản phẩm thì thương hiệu của shop sẽ phát triển lâu dài. Ví dụ, thương hiệu Sony định vị thương hiệu theo hướng chất lượng với các sản phẩm ra đời đều có độ bền cao, đồng thời tuân theo tôn chỉ “sản phẩm cần có chất lượng từ trong ra ngoài”. 

3.2 Định vị dựa vào giá trị

Giá trị được hiểu là những điều mà thương hiệu có thể mang lại cho khách hàng, so với những điều mà họ muốn bỏ ra. Chính những điều “vượt hơn” những mong đợi của khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy hài lòng và tạo sự gắn kết với thương hiệu. Điển hình như các thương hiệu giày nổi tiếng như Adidas, Nike, New Balance,... bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu đi lại và tính thời trang, các thương hiệu này mang lại cho khách hàng cảm giác của sự sang trọng và thời thượng. 

3.3 Chiến lược dựa vào cảm xúc

Đây là một trong các chiến lược định vị thương hiệu đặc biệt, có thể mang lại hiệu quả cao. Bởi nó đánh mạnh vào cảm xúc, tâm trí của khách hàng thông qua nhu cầu, tâm lý mua sắm, sở thích,... của họ.  

Ví dụ điển hình cho chiến lược này là sự thay đổi slogan mới của GHN: “Giao Hàng Nhanh, Giá siêu tốt” - đặt mục tiêu cải thiện tốc độ giao nhận nhanh chóng với mức cước phí tối ưu nhất thị trường. Sự định vị thương hiệu này dựa trên nhu cầu của đối tượng khách hàng (chủ shop, người mua hàng) mong muốn đơn hàng được giao nhận nhanh chóng và có mức cước phí thấp để tối ưu chi phí kinh doanh, tăng trưởng doanh thu hiệu quả. 

Bên cạnh đó, GHN còn tập trung cải tiến công nghệ, hệ thống vận hành để tối ưu tốc độ và chi phí, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho chủ shop và người mua. Qua đó, GHN tạo dựng lòng tin về thương hiệu trong tâm trí khách hàng là một thương hiệu đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng nhanh chóng, cước phí siêu tiết kiệm cùng sự tận tâm đồng hành cùng shop.

Thương hiệu GHN có sự thay đổi khi logo thay thành gói hàng và slogan là “Giao siêu nhanh, Giá siêu tốt” thể hiện rõ tinh thần của thương hiệu, đánh mạnh vào nhu cầu của chủ shop. 

3.4 Chiến lược dựa vào vấn đề, giải pháp

Mô hình định vị thương hiệu này dựa trên việc nhắc đến các vấn đề khách hàng thường gặp phải, sau đó đưa ra các giải pháp thông qua điểm mạnh của sản phẩm/dịch vụ. Đây là phương pháp phù hợp với các ngành hàng như giải pháp số, dược phẩm, da liễu (spa, trị mụn,...), bảo hiểm, dịch vụ tài chính,... Tuy nhiên, nếu thương hiệu quyết định thực hiện chiến lược này thì đòi hỏi phải cập nhật liên tục nhu cầu của khách hàng, cũng như cải tiến sản phẩm phù hợp với các yêu cầu đó. 

3.5 Định vị thương hiệu dựa vào tính năng

Tính năng trong sản phẩm là những yếu tố thường được sử dụng triệt để trong việc định vị thương hiệu. Bởi các tính năng được phát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tạo sự tò mò của khách hàng, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Tuy nhiên, kế hoạch định vị thương hiệu này có thể bị ảnh hưởng nếu trên thị trường có sản phẩm/dịch vụ có các tính năng tương tự hoặc hoàn thiện hơn so với shop. 

Ví dụ như shop buôn bán các sản phẩm ốp lưng có đa dạng tính năng như chống thấm nước, có thể làm giá đỡ điện thoại, có gương,... nhưng các shop khác lại không có những tính năng đó. Do đó, cơ hội khách hàng chốt đơn của shop sẽ cao hơn. 

3.6 Chiến lược dựa vào đối thủ

Để thực hiện chiến lược định vị thương hiệu này đòi hỏi shop phải phân tích được đối thủ cạnh tranh thông qua điểm mạnh - điểm yếu trong sản phẩm, hiệu quả tiếp thị, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của họ,... Từ những phân tích này, shop tập trung vào các điểm mạnh của thương hiệu mà đối thủ không có, nhờ đó tạo nên sự khác biệt thu hút khách hàng. Tuy nhiên đây không phải là cách định dạng thương hiệu tối ưu nhất, bởi nếu quá lạm dụng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu do khách hàng sẽ đánh giá shop đang hạ thấp đối thủ. 

BMW và Mercedes là những thương hiệu xe nổi tiếng và thường sử dụng định vị thương hiệu dựa vào đối thủ để tạo ra nét độc đáo cho dòng sản phẩm mới. 

3.7 Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào mong ước

Xây dựng định vị thương hiệu bằng cách khơi gợi mong ước được sở hữu sản phẩm của khách hàng. Nhờ đó sản phẩm có thể tạo được những dấu ấn trong tâm trí khách hàng, đồng thời tạo nên động lực để họ ra quyết định mua sắm. Chiến lược này thường được thực hiện cho các sản phẩm đặc biệt hoặc hàng giới hạn. Ví dụ đặc trưng nhất cho chiến lược này là các sản phẩm album giới hạn của các ca sĩ nổi tiếng. 

3.8 Định vị thương hiệu dựa vào công dụng

Đây là phương pháp phù hợp với những sản phẩm mang tính ứng dụng cao, dễ dàng áp dụng và  nhận được lòng tin từ khách hàng. Đặc biệt, chiến lược này nếu được kết hợp cùng với chiến lược dựa vào chất lượng sẽ mang đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, shop nên lưu ý rằng, nếu đối thủ cạnh tranh thực hiện theo và có những đột phá mới mẻ hơn thì thương hiệu của shop có thể bị ảnh hưởng.   

3.9 Chiến lược dựa vào trải nghiệm mua hàng

Khi kinh doanh online, việc tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng là cực kỳ quan trọng. Bởi đây là điều có thể ảnh hưởng đến quyết định chốt đơn và quay lại mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, những trải nghiệm mua hàng hài lòng của khách hàng cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của những người khác. Do đó, chiến lược trải nghiệm mua hàng là việc tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của shop, đồng thời tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp của hai bên. 

Đơn cử như, thương hiệu Mcdonald's đã quảng bá về dịch vụ vượt trội và hệ thống menu đa dạng, thống nhất tại các cửa hàng. Cùng với đó, quy trình từ gọi món, nhận món đến phục vụ đều được rút ngắn tối ưu và chuyên nghiệp, giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng thoải mái và vui vẻ hơn.  

Trải nghiệm mua sắm tốt hay xấu là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chốt đơn và khả năng quay lại mua sắm của khách hàng. 

4. Các bước định vị thương hiệu chi tiết

Để thực hiện hiệu quả các chiến lược, tạo dấu ấn trong lòng khách hàng, shop đừng nên bỏ qua các bước trong quy trình định vị thương hiệu dưới đây: 

  • Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu

Chủ shop cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu đang quan tâm đến vấn đề gì, họ cần giải pháp hỗ trợ nào, đặc điểm nhân khẩu học ra sao, sở thích cá nhân,… Từ đó phác họa nên chân dung khách hàng chi tiết, từ đó lựa chọn chiến lược định vị phù hợp và hiệu quả.

Xem thêm: Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng giúp shop tăng doanh thu

  • Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc nắm rõ đối thủ cạnh tranh là ai, điểm nổi bật của họ sẽ giúp shop xác định được những ưu điểm và hạn chế của họ trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Từ đó shop có thể xây dựng được nét đặc trưng, khác biệt so với đối thủ, tặng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu. 

  • Bước 3: Tìm hiểu điểm nổi bật của sản phẩm

Hiểu rõ các điểm nổi trội và hữu ích của sản phẩm giúp shop tạo nên những nét riêng biệt, đặc trưng cho thương hiệu, chiến dịch tiếp thị. Theo đó, shop có thể dựa trên “điểm bán độc nhất” của thương hiệu (USP - Unique Selling Point) để chỉ đặc tính nổi bật nhất của sản phẩm đáp ứng đủ 3 yêu cầu là giải quyết vấn đề của khách hàng, thương hiệu có và đối thủ không có. 

  • Bước 4: Chọn chiến lược định vị thương hiệu

Chủ shop dựa vào mục đích, đặc điểm shop cùng đối tượng khách hàng mục tiêu để chọn chiến lược định vị phù hợp. Theo đó, nếu shop kinh doanh mặt hàng thời trang thì có thể cân nhắc đến chiến dịch dựa vào giá trị, cảm xúc hoặc chất lượng. 

  • Bước 5: Định vị thương hiệu

Sau khi đã chọn được chiến lược định vị phù hợp, chủ shop bắt đầu xây dựng những chiến dịch truyền thông nhằm khẳng định hình ảnh, thông điệp của thương hiệu với khách hàng một cách rõ ràng và dễ nhớ nhất. Bước này giúp hình ảnh thương hiệu, sản phẩm lưu lại trong tâm trí khách hàng. 

Hy vọng rằng, qua bài viết này shop đã hiểu hơn về định vị thương hiệu cũng như quy trình xây dựng chiến lược chi tiết để áp dụng vào kế hoạch kinh doanh online. Bên cạnh việc tìm hiểu cách định vị thương hiệu, chủ shop cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như quảng cáo, tiếp thị, đặc biệt là trong khâu vận chuyển. Có như vậy thì hành trình kinh doanh và phát triển thương hiệu của chủ shop mới suôn sẻ và thuận lợi.

Giao Hàng Nhanh đồng hành cùng shop giao đơn siêu nhanh, cước phí cực tốt

Hiện nay, Giao Hàng Nhanh là một trong những đối tác vận chuyển đáng tin cậy được hàng nghìn shop kinh doanh online lựa chọn bởi các ưu điểm sau: 

  • Giao hàng nhanh chóng: GHN giao nhanh trong vòng 24 giờ (nội thành) và 1 - 2 ngày (Hà Nội - Sài Gòn) nhờ hệ thống phân loại tự động 100% có khả năng xử lý gần 2 triệu đơn/ngày giúp rút ngắn thời gian giao hàng, hạn chế tỷ lệ sai sót đơn. Qua đó, đơn hàng được giao đúng nơi, đúng thời gian dự kiến, tăng độ uy tín và sức cạnh tranh cho shop. 
  • Cước phí giá tốt: GHN có bảng giá cước siêu tiết kiệm chỉ từ 15.500 đồng/đơn và có thể linh hoạt điều chỉnh mức phí ship ưu đãi dành cho các shop có lượng đơn hàng tháng lớn (từ 400 đơn trở lên). Điều này giúp shop tối ưu chi phí kinh doanh, từ đó có thêm chi phí đầu tư vào xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, chiến lược tiếp thị,... đạt được hiệu quả như mong đợi. 
  • Bưu cục trải dài khắp cả nước: Hiện nay, GHN có hệ thống hơn 2000 bưu cục trên toàn quốc, kể cả các huyện đảo xa giúp đơn hàng của shop giao nhận dễ dàng trên toàn quốc, đồng thời tăng độ phủ sóng cho thương hiệu hiệu quả. 
  • Nhiều tính năng hỗ trợ shop bán hàng online hiệu quả: Shop có thể tận dụng triệt để các tính năng hỗ trợ của GHN nhằm giảm chi phí phát sinh khi kinh doanh online, đồng thời tăng tỷ lệ giao thành công và tối ưu lợi nhuận. Một số tính năng nổi bật mà shop có thể tham khảo như Cảnh báo chống bom hàng, Giao thất bại - Thu tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần,...

Giao Hàng Nhanh tự hào là đơn vị được nhiều chủ shop lựa chọn, giúp tăng hiệu quả kinh doanh online tối ưu. 

>> Đăng ký sử dụng dịch vụ giao hàng siêu nhanh của GHN tại https://sso.ghn.vn/register/.

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập