Giá cost là gì? Mách shop 4 cách tính giá cost sản phẩm
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Tính toán giá cost sản phẩm sao cho đúng nhất là điều quan trọng mà mọi shop mới đều cần nắm rõ. Vì đưa ra mức giá thích hợp giúp thu hút khách hàng mục tiêu, dễ dàng quyết định mua sắm và shop có lợi nhuận cao nhất sau khi trừ tất cả khoản phí cần thiết. Hãy để bài viết bên dưới hướng dẫn shop cách tính giá cost chuẩn xác. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Cost sản phẩm là gì?
Giá cost là giá bán niêm yết của một sản phẩm nào đó mà người mua phải chi trả để sở hữu. Ví dụ, khi bước vào siêu thị, bạn nhìn thấy bên dưới mặt hàng A có một tấm biển nhỏ ghi “5.000 đồng/cái). Điều này có nghĩa 5.000 đồng là giá cost của 1 sản phẩm A.
Theo thời gian, cost sản phẩm hoàn toàn có thể thay đổi, tăng hay giảm, tùy theo một số yếu tố cơ bản của thị trường như giá nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ…
2. Vì sao shop cần tính giá cost của sản phẩm cẩn thận?
Hiểu rõ cách tính giá cost sản phẩm vô cùng quan trọng vì:
Giá cost giúp người bán quản lý chi phí nguyên vật liệu dễ dàng, qua đó tìm được nơi nhập hàng/nhập nguyên liệu tiết kiệm nhất.
Xác định cost sản phẩm thích hợp tạo điều kiện cho shop định giá hàng hóa phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo mình có lời.
Giá cost sản phẩm hợp lý tạo cơ hội cho người bán đưa ra các chương trình khuyến mãi, voucher, giảm giá… thích hợp nhằm thu hút người mua thuận lợi.
Chủ shop theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng hiệu quả (khoản nào sinh lời, khoản nào bị thâm hụt) để thay đổi kế hoạch bán hàng khi cần thiết.
Tính toán giá cost chính xác mang lại nhiều lợi ích cho shop như theo dõi doanh thu thuận tiện, đánh giá hiệu quả của hoạt động bán hàng, cân nhắc tạo chương trình giảm giá khi cần thiết…
3. Các chi phí ảnh hưởng đến cách tính giá cost sản phẩm
Muốn tính đúng giá cost sản phẩm, chủ shop cần quan tâm những khoản phí bắt buộc bên dưới:
Chi phí cố định: Đây là khoản tiền mà người bán phải chi định kỳ (mỗi tuần, mỗi tháng). Chẳng hạn như phí thuê mặt bằng, tiền công nhân viên, chi phí nhập nguyên liệu/nhập hàng, thuế, phí vận chuyển…
Chi phí trực tiếp: Đó là khoản chi phí cần thiết để tạo ra và bảo quản sản phẩm. Ví dụ, ở cửa hàng bán quần áo, phí trực tiếp là vải, dây kéo, phí thuê xưởng sản xuất hàng hóa…
Chi phí nhân công: Đây là khoản tiền bắt buộc trả cho nhân viên mỗi tháng như lương, thưởng, tiền đóng bảo hiểm theo quy định…
Chi phí dịch vụ: Đó là khoản phí liên quan đến hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Chẳng hạn, nếu shop bán hàng online thì phí dịch vụ là tiền cải thiện tỷ lệ xuất hiện đầu tiên trên kênh bán, tiền thuê người seeding sản phẩm, tiền thiết kế hình ảnh quảng cáo sản phẩm…
Các biến phí: Đây là chi phí phát sinh bất ngờ khi sản xuất sản phẩm theo từng mùa. Ví dụ, shop bán sầu riêng nhưng chắc chắn tiền nhập sầu riêng trái mùa sẽ cao hơn trái đúng mùa, nên tất nhiên giá cost cũng theo đó tăng so với bình thường.
Chi phí phát sinh: Đó là tất cả chi phí cần thiết, phục vụ cho hoạt động bán hàng (ngoại trừ những khoản phí kể trên). Bao gồm phí đăng ký kinh doanh, phí hỗ trợ bốc dỡ hàng hóa…
Mời shop xem thêm:
4. Hướng dẫn 4 công thức tính giá cost phổ biến hiện nay
Tùy theo đặc điểm của hàng hóa mà người bán chọn một trong những cách tính cost sau đây:
4.1 Tính giá cost theo các shop khác
Nếu không có nhiều thời gian tự tính toán thì chủ shop có thể áp dụng cách tính giá cost dựa trên khảo sát từ đối thủ cạnh tranh.
Cụ thể, shop liệt kê danh sách khoảng 3 - 5 shop bán mặt hàng tương tự, thống kê bảng giá chi tiết và tính trung bình cộng của những giá cost sản phẩm mong muốn. Từ đó chọn mức giá hợp lý nhất cho cửa hàng của mình, không quá thấp cũng không quá cao so với shop khác.
Ví dụ: Shop 1 bán sản phẩm A với giá 5.000 đồng/chiếc. Shop 2 bán sản phẩm A với giá 7.000 đồng/chiếc. Shop 3 bán sản phẩm A với giá 6.000 đồng/chiếc.
Mức giá trung bình cộng của 3 shop là: (5.000 + 7.000 + 6.000) / 3 = 6.000 đồng.
Vậy shop có thể chọn mức giá 6.000 đồng/chiếc cho sản phẩm của mình, hoặc có thể là 5.500 đồng/chiếc (cao hơn shop 1) hoặc 6.500 đồng/chiếc (thấp hơn shop 3) tùy theo giá vốn của sản phẩm mà shop đang có.
Cách tính cost theo bảng giá của shop khác là phương pháp phổ biến với những shop mới.
4.2 Tính giá cost theo chi phí và lợi nhuận
Nếu có thể xác định rõ tất cả khoản phí cố định, phát sinh thì người bán thử tính toán giá cost theo công thức liên quan đến chi phí và lợi nhuận. Cách tính này giúp shop hình dung rõ mình có thể lời được bao nhiêu tiền khi bán với giá đó, nhờ vậy cân đo đong đêm thích hợp để có mức lợi nhuận ổn nhất.
P = C + (I + V)/m + X Trong đó:
V = (v+a.n.v)/n
|
Ví dụ minh họa:
Giá vốn của sản phẩm B là 50.000 đồng. Tổng chi phí quản lý, vận hành và Marketing mỗi tháng là 2.500.000 đồng. Tổng chi phí đầu tư mở cửa hàng ban đầu là 10.000.000 đồng. Lợi nhuận mong muốn là 0 đồng vì shop chỉ mới mở bán, chỉ hướng tới mục tiêu hoàn vốn. Hệ số dự trù mức doanh số bán được trong tháng là 20.000.
Cách tính giá cost = 50.000 + (2.500.000 + 10.000.000) / 20.000 = 50.625 đồng.
Vậy người bán có thể lấy giá 51.000 đồng hoặc cao hơn một chút là 55.000 đồng để rút ngắn thời gian hồi vốn.
4.3 Tính giá cost theo tiêu chuẩn thực phẩm
Trường hợp công thức tính giá cost có phần quá phức tạp với shop, bởi chưa thể tổng hợp đầy đủ phí quản lý, phí vận hành, phí marketing… thì người bán thử tham khảo thêm cách tính theo tiêu chuẩn thực phẩm.
Giá cost = Giá vốn chi phí nguyên liệu / % chi phí thực phẩm |
Với yếu tố phần trăm chi phí thực phẩm, tỷ lệ được tính toán dựa trên quy mô của nhà hàng hoặc quán cà phê, trung bình dao động từ 25% đến 55% nhưng tỷ lệ “vàng” được hầu hết các shop lựa chọn là 35%.
Ví dụ:
Giá vốn của nguyên liệu sản xuất sản phẩm C là 40.000 đồng. Chi phí nguyên liệu chiếm 35%.
Giá cost = 40.000 / 35% = 114.286 đồng.
4. Tính giá cost theo cung và cầu
Quy luật cung - cầu cũng là một yếu tố cơ bản giúp chủ shop xác định giá cost sản phẩm nhanh chóng. Nếu shop hiện độc quyền một sản phẩm nào đó, phù hợp với nhu cầu của người dùng thì người bán có thể đặt giá cost cao một chút để tăng lợi nhuận và thử trở thành nơi phân phối cho những shop khác nhằm mở rộng nguồn thu.
5. Những lưu ý khi đặt giá cost để shop thu được nhiều lợi nhuận
Không chỉ nên biết công thức tính giá cost, chủ shop cũng đừng quên lưu lại một số điều quan trọng bên dưới để thu về lợi nhuận nhiều nhất:
5.1 Cố gắng giữ giá cost cố định
Để giữ giá cost cố định, shop cần tối ưu chi phí vận hành xuống mức thấp nhất, bằng cách giảm những chi phí không cần thiết.
Chẳng hạn đối với vận chuyển, nếu xây dựng đội ngũ giao hàng riêng thì shop sẽ mất rất nhiều chi phí như phí thuê nhân công, phí đầu tư phương tiện giao nhận, phí bảo dưỡng xe cộ định kỳ… Thay vào đó, shop có thể lựa chọn hợp tác với đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, có bảng giá tiết kiệm.
Bảng cước phí tiết kiệm của Giao Hàng Nhanh tự tin giúp shop lời nhiều Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và đồng hành cùng hàng nghìn shop online lớn - nhỏ, Giao Hàng Nhanh (GHN) có thể mang lại giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả, tiết kiệm cho mọi shop. Cụ thể:
Bưu cục Giao Hàng Nhanh có mặt ở mọi tỉnh thành Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ shop mọi lúc mọi nơi.
Đừng ngần ngại đăng ký tài khoản và trải nghiệm những quyền lợi hữu ích từ GHN ngay hôm nay! |
5.2 Chú ý đến giá cost khi khuyến mãi
Nếu tận dụng chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng thì người bán nên tính toán giá cost sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi khi giá giảm vừa có lời vừa đủ lôi cuốn người mua.
Giả sử, shop muốn giảm hẳn 50% giá cost cho khách thì phần giá niêm yết ban đầu ít nhất phải gấp đôi giá vốn để khi giảm gần một nửa phần lời, người bán vẫn có lợi nhuận. Ví dụ, giá vốn sản phẩm D là 5.000 đồng thì người bán nên niêm yết 15.000 đồng. Sau khi giảm ½ giá cost (còn 7.500 đồng), chủ shop vẫn có lời 2.500 đồng.
5.3 Ưu tiên đặt giá có số “9”
Thay vì đặt giá chẵn như 10.000 đồng, 20.000 đồng, chủ shop cân nhắc tạo hiệu ứng tâm lý “giá rẻ hơn” với những con số 9 như 9.999 đồng hoặc 19.999 đồng. Đây là con số được nhiều shop chứng thực rằng có thể “hấp dẫn thị giác” của người mua nhưng không quá ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của shop.
5.4 Sản phẩm đi kèm nên có mức giá hấp dẫn
Trường hợp tạo ấn tượng với người tiêu dùng bằng các phần quà đi kèm sản phẩm chính, người bán nên lựa chọn kỹ lưỡng sao cho mang lại giá trị thiết thực, đủ sức thuyết phục. Chẳng hạn, nếu shop bán một combo áo quần giá cost 1.000.000 đồng thì cân nhắc tặng kèm phụ kiện hoặc túi xách ít nhất 200.000 hay 300.000 đồng.
5.5 Quản lý giá sản phẩm trên phần mềm bán hàng
Chắc chắn giá cost có sự thay đổi nhất định theo thời gian nên việc tổng hợp, theo dõi, đối soát… có thể gặp khó khăn. Do vậy, chủ shop cân nhắc dùng phần mềm quản lý bán hàng giúp đồng bộ hóa dữ liệu về hàng hóa chính xác, sau đó đánh giá lợi nhuận theo từng giai đoạn để chọn ra mức cost ổn định nhất.
Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ hỗ trợ shop quản trị sản phẩm thuận lợi, hiệu quả.
5.6 Đa dạng sản phẩm
Thêm một cách cải thiện lợi nhuận hiệu quả không thể bỏ qua là chủ shop nên đa dạng hóa sản phẩm và mỗi mặt hàng sở hữu một mức giá cost thích hợp. Lưu ý rằng các sản phẩm mà shop lựa chọn nên phù hợp với ngành hàng hiện tại cũng như giá gốc không quá chênh lệch lớn với phân khúc mặt hàng shop đang hướng đến.
Qua những chia sẻ kể trên, hy vọng người bán hiểu rõ hơn giá cost là gì và cách tính toán thế nào mới chuẩn. Đừng quên đón đọc thêm các nội dung tiếp theo trên website để có thêm nhiều kiến thức bán hàng hữu ích khác nhé!Các chủ đề liên quan: