Giá vốn hàng bán là gì và làm sao để tính giá vốn chuẩn?

Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, nhà bán hàng cần hiểu rõ giá vốn hàng bán là gì để có cái nhìn bao quát hơn về hiệu quả và lợi nhuận khi kinh doanh. Công thức tính giá vốn chuẩn xác dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình theo dõi hiệu quả kinh doanh!

1. Tìm hiểu giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình sản xuất hoặc nhập sản phẩm. Mức giá này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển hàng hóa,...

Tìm hiểu thêm: Giá bán là gì? Công thức tính và cách xác định giá bán như thế nào?

2. Vì sao cần biết cách tính giá vốn hàng bán?

Sau khi hiểu giá vốn là gì, bạn cần nắm rõ cách tính giá vốn bán hàng vì những lợi ích sau:

  • Giúp định giá sản phẩm dễ dàng, đồng thời phản ánh chính xác giá trị hàng hóa tại thời điểm nhập kho.

  • Giúp quản lý chi phí một cách hiệu quả và chính xác.

  • Giúp xác định lợi nhuận gộp nhanh chóng để theo dõi hiệu quả kinh doanh một cách chính xác nhất.

3. Chia sẻ công thức tính giá vốn hàng bán được áp dụng phổ biến

Bên cạnh cách tính giá vốn hàng bán, bạn cần nghiên cứu để lựa chọn phương pháp tính phù hợp với từng ngành hàng. 

3.1 Công thức chung để tính giá vốn hàng bán

Để định giá sản phẩm, bạn áp dụng công thức tính giá vốn hàng bán như sau:

Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Hàng hóa mua vào trong kỳ - Giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ
3.2 Các phương pháp tính giá vốn hàng bán

Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù kinh doanh không giống nhau nên giá vốn hàng bán công thức sẽ được áp dụng khác nhau theo 3 phương pháp phổ biến dưới đây:

3.2.1 Công thức FIFO (nhập trước xuất trước)

FIFO (First in First out) là công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước. Cụ thể, giá vốn sẽ được tính dựa vào lô hàng nhập vào đầu tiên với số lượng tương ứng, nếu không đủ sẽ lấy giá của lô tiếp theo. 

Phương pháp FIFO phù hợp với những mặt hàng có thời hạn sử dụng hoặc các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, phụ kiện điện máy,... 

Ví dụ: Ngày 1/9/2023, kho hàng của công ty A đang tồn 150 sản phẩm X với giá nhập là 50.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 3/9, công ty nhập thêm 50 sản phẩm X với đơn giá 60.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 5/9, công ty xuất bán 180 sản phẩm X.

Ngày 7/9, công ty nhập 100 sản phẩm X với đơn giá 55.000 đồng/sản phẩm.

Nếu tính theo công thức FIFO, giá vốn bán hàng của 180 sản phẩm X xuất kho ngày 5/9 được tính như sau:

150 x 50.000 + 30 x 60.000 = 9.300.000 đồng.

Phương pháp nhập trước xuất trước phù hợp với những mặt hàng có hạn sử dụng.

3.2.2 Công thức LIFO (nhập sau xuất trước)

LIFO (Last in First out) là công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập sau xuất trước. Như vậy, giá vốn sẽ được tính dựa vào lô hàng nhập vào gần đây nhất, nếu thiếu sẽ lấy giá của lô trước đó.

Với phương pháp này, bạn nên áp dụng với các mặt hàng thay đổi mẫu mã thường xuyên như quần áo, giày dép,... Khi các mặt hàng lỗi thời, hàng hóa tồn kho quá nhiều sẽ phải ưu tiên xuất đi trước.

Ví dụ: 

Ngày 3/9, công ty A nhập 20 sản phẩm X với đơn giá 100.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 5/9, công ty A nhập thêm 25 sản phẩm X với đơn giá 110.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 7/9, công ty A xuất bán 30 sản phẩm X.

Lúc này, nếu theo phương pháp LIFO, giá vốn bán hàng của 30 sản phẩm xuất kho ngày 7/9 được tính như sau:

20 x 100.000 + 10 x 110.000 = 3.100.000 đồng.

3.2.3 Công thức tính bình quân gia quyền

Công thức bình quân gia quyền là giá vốn sẽ được tính trong mỗi lần nhập hàng.

Công thức tính:

MAC = (A + B)/ C

Trong đó:

  • MAC: Là giá vốn hàng bán của sản phẩm tính theo phương pháp bình quân gia quyền tức thời.

  • A: Giá trị kho hiện tại trước khi nhập hàng = Số lượng tồn kho trước khi nhập x Giá MAC trước nhập

  • B: Tổng giá trị kho hàng khi nhập mới = Số lượng hàng tồn kho mới x Giá nhập kho sau khi phân bổ chi phí

  • C: Tổng số lượng tồn kho = Số lượng hàng trong kho trước khi nhập + Số lượng hàng trong kho sau khi nhập mới

Cách tính giá vốn hàng bán này thường phù hợp với những kho hàng có số lượng hàng hoá nhỏ, ít chủng loại hàng hoá và số lượng hàng hoá xuất - nhập kho mỗi lần không nhiều.

Bên cạnh đó, còn có 2 phương pháp tính giá vốn là:

  • Phương pháp hạch toán: Đây là phương pháp mà doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá kế hoạch hoặc lấy giá kỳ trước để thống nhất trong 1 kỳ hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành tính toán lại giá thực tế của hàng hoá xuất nhập trong kỳ.

  • Phương pháp cân đối: Là phương pháp tính giá bán hàng hoá dựa vào giá trị thực tế của hàng tồn kho còn lại vào cuối kỳ để tính giá xuất kho.

Tùy vào ngành hàng kinh doanh mà bạn sẽ lựa chọn cách tính giá vốn hàng bán phù hợp.

Thông qua giải đáp giá vốn hàng bán là gì, có thể thấy, giá vốn hàng bán có thể được gọi là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, và có ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Song, bên cạnh xác định mức giá vốn chuẩn chỉnh, phù hợp với thị trường, chủ shop cần nghiên cứu thị trường và người mua, phân tích khả năng cạnh tranh,... để tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm.

Ngoài ra, chủ shop cũng cần ưu tiên chọn đối tác vận chuyển uy tín, có mức cước phí hợp lý và thời gian giao hàng nhanh để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Điều này đặc biệt quan trọng với các đơn hàng online, khi mà tốc độ giao hàng và phí vận chuyển là hai yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa các shop. 

GHN Express là dịch vụ giao hàng được nhiều chủ shop online chọn hợp tác và hoàn toàn tin tưởng nhờ vào 4 điểm nổi bật sau:

  • Giá cước tiết kiệm, được thiết kế phù hợp cho cả shop lớn và shop nhỏ. Không chỉ giúp người bán có thể định giá sản phẩm thấp hơn thị trường, tạo sự cạnh tranh với đối thủ mà còn góp phần tiết kiệm chi phí giao nhận cho cả người bán và người mua. Điều này giúp khách hàng thêm ấn tượng và quay lại mua hàng. 

  • Giao hàng nhanh như hỏa tốc, thời gian toàn trình ngắn, giao nội thành chỉ trong 24 giờ, giao HN - SG chỉ mất 1 - 2 ngày. Qua đó, tạo sự uy tín và chuyên nghiệp cho người bán, giảm tỷ lệ hoàn hàng.

  • Hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 trên cả app và website giúp người bán theo dõi tình trạng đơn hàng dễ dàng, cũng như nhanh chóng xử lý các phát sinh nếu có.

  • Cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm như Giao thất bại - Thu tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần, Cảnh báo bom hàng,... giúp tăng tỷ lệ giao thành công, đảm bảo quyền lợi cho chủ shop, tối ưu lợi nhuận trên từng đơn hàng. 

Với GHN Express, chủ shop lên đơn giờ nào thì shipper GHN cũng nhanh chóng đến lấy đơn và giao hàng. 

Đăng ký sử dụng dịch vụ của GHN ngay TẠI ĐÂY!

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập