Doanh thu thuần là gì? Công thức & cách tối ưu hiệu quả cho shop

Doanh thu thuần là chỉ số quan trọng giúp shop đánh giá được tình hình bán hàng cũng như có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh buôn bán hiệu quả hơn. Vậy thế nào là doanh thu thuần? Xem ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về chỉ số này nhé. 

1. Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần (Net Revenue) là khoản tiền shop thu về được sau khi đã trừ đi các loại thuế và khoản giảm trừ, bao gồm thuế xuất nhập khẩu, doanh thu bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng,... Đây là chỉ số quan trọng giúp shop:

  • Đánh giá hiệu quả bán hàng chính xác: Phản ánh kết quả và chất lượng doanh thu sau khi trừ đi khoản giảm trừ. Qua đó shop có thể đánh giá được tình hình bán hàng so với các kỳ trước đó hoặc với mục tiêu đặt ra ban đầu. 

  • Xác định được tính khả thi của sản phẩm: Thông qua chỉ số doanh thu thuần, shop có thể đưa ra chính sách sản xuất và bán hàng phù hợp, biết được sản phẩm có tiềm năng hay không trong việc tạo ra doanh thu cho shop. 

  • Có kế hoạch phát triển bán hàng phù hợp: Doanh thu thuần mang đến cái nhìn tổng quan về sự tăng trưởng của shop qua nhiều giai đoạn, nhờ đó shop có thể lập kế hoạch bán hàng hiệu quả hơn. 

Xem thêm Phân biệt khuyến mại và khuyến mãi

Doanh thu thuần đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh doanh bán hàng. 

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Sau đây là 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần mà shop cần biết: 

2.1. Thị trường kinh doanh

Thị trường kinh doanh quyết định đến phạm vi và đối tượng khách hàng mà shop có thể tiếp cận. Nếu thị trường có nhu cầu cao với sản phẩm, doanh thu tiềm năng sẽ lớn hơn, nhất là khi shop có khả năng cạnh tranh tốt về giá cả, chất lượng, dịch vụ. Còn nếu thị trường có độ cạnh tranh lớn có thể khiến shop bị giảm doanh thu do các shop khác giảm giá để bán được hàng và khách hàng sẽ chọn mua ở nơi có giá rẻ hơn. 

2.2. Chi phí sản xuất, quản lý

Chi phí sản xuất và quản lý có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên liệu, lao động, vận chuyển, sản xuất. Nếu chi phí sản xuất cao nhưng giá bán không tăng, lợi nhuận sẽ bị giảm và kéo theo doanh thu thuần giảm.

Chi phí quản lý bao gồm chi phí vận hành cửa hàng, nhân sự, phần mềm quản lý, marketing. Hiệu quả quản lý tốt giúp tối ưu chi phí và tăng lợi nhuận. Còn nếu quản lý không hiệu quả sẽ làm tăng chi phí không cần thiết, ảnh hưởng xấu đến doanh thu thuần.

2.3. Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu và khả năng cạnh tranh của shop. Giá bán cao có thể tăng lợi nhuận trên mỗi sản phẩm, tuy nhiên lại có thể làm giảm sức mua nếu khách hàng cho rằng giá không tương xứng với chất lượng sản phẩm. Còn giá bán thấp dễ thu hút khách hàng, nhưng nếu giá quá thấp so với chi phí bỏ ra, doanh thu không thể bù đắp khoản phí chênh lệch và dẫn đến lỗ. 

Xem thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Công thức tính

Định giá sản phẩm hợp lý, cân bằng với chi phí và giá trị khách hàng nhận được sẽ giúp shop tối ưu doanh thu thuần hiệu quả. 

2.4. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và sự hài lòng của khách hàng, tác động đến doanh thu dài hạn. Hàng hóa chất lượng cao giúp duy trì lòng trung thành của khách hàng, kích thích mua sắm, từ đó tăng doanh thu thuần. Còn chất lượng sản phẩm kém dễ gây phản hồi tiêu cực, mất khách hàng và giảm doanh thu.

2.5. Số lượng sản phẩm bán được

Số lượng sản phẩm bán được là yếu tố quyết định trực tiếp đến doanh thu. Khi bán được nhiều hàng, kể cả khi lợi nhuận trên từng sản phẩm không cao, tổng doanh thu vẫn sẽ lớn. Ngược lại, nếu số lượng hàng bán được thấp thì dù lợi nhuận trên mỗi sản phẩm cao thì doanh thu vẫn bị giảm. 

3. Cách tính doanh thu thuần

Công thức tính doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng cộng shop – Tổng giá trị các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó:

  • Doanh thu tổng cộng là tổng giá trị của các sản phẩm được bán ra.

  • Khoản giảm trừ doanh thu sẽ là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại. 

Ví dụ về doanh thu thuần: 

Shop bán được 100 chiếc áo thun trong 1 tháng và có 20 chiếc áo bị trả lại. Giá 1 chiếc áo thun là 200.000 đồng. 

=> Doanh thu thuần = (100 x 200.000) - (20 x 200.000) = 16.000.000 đồng. 

4. Làm sao để tăng doanh thu thuần hiệu quả?

Để tăng doanh thu thuần và tối ưu hiệu quả bán hàng, shop có thể tham khảo 4 cách sau đây: 

4.1. Mở rộng quy mô kinh doanh và khách hàng

Việc mở rộng quy mô buôn bán và tệp khách hàng giúp shop tiếp cận được nhiều khách hàng hóa, tăng sản phẩm bán ra và tăng doanh thu. Hơn thế, cách này còn giúp nâng cao nhận diện thương hiệu, nhiều người biết đến shop, tăng độ uy tín và sự tin tưởng với khách hàng. Đặc biệt, khi mở rộng quy mô kinh doanh, shop không còn phụ thuộc vào một thị trường nhất định, giảm thiểu rủi ro khi có biến động bất ngờ. 

Shop có thể mở rộng phạm vi bán hàng trên toàn quốc và nước ngoài thông qua các kênh kinh doanh online như Facebook, Instagram, Shopee, Lazada,... Ngoài ra, shop còn có thể tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới, đồng thời duy trì lòng trung thành với khách hàng cũ. 

Mở rộng kinh doanh và tệp khách hàng là cách giúp tăng doanh thu thuần tối ưu. 

4.2. Cho ra mắt sản phẩm mới

Ra mắt sản phẩm mới là cách để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, mở rộng danh mục sản phẩm để có nhiều sự lựa chọn hơn. Từ đó khơi gợi sự tò mò cũng như kích thích khách hàng mua sắm, tăng doanh số và tăng doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, việc luôn cho ra sản phẩm mới còn giúp shop duy trì được sự hình ảnh tốt đẹp, không ngừng cải tiến để mang đến những món hàng chất lượng nhất cho khách hàng. 

4.3. Tối ưu hóa giá sản phẩm

Điều chỉnh giá thành sản phẩm hợp lý với thị trường và sức mua của tệp khách hàng giúp tăng khả năng cạnh tranh cho shop, dễ dàng thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Ngoài ra, tối ưu giá còn là cách để shop cân đối giá sản xuất/nhập hàng với giá bán, giúp thu lời cao hơn. 

Để tối ưu giá thành, shop nên tìm hiểu mức giá của các shop khác như thế nào để xác định giá bán không quá cao hay quá thấp. Tận dụng chương trình khuyến mãi để mang đến mức giá tốt, thúc đẩy khách hàng mua sắm. Kết hợp cải thiện sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng để tăng giá trị cho sản phẩm, dù shop vẫn giữ mức giá hiện tại hay tăng giá thì khách hàng vẫn cảm thấy hài lòng. 

4.4. Sử dụng nguồn vốn hợp lý

Phân bổ nguồn vốn hợp lý là cách để shop tiết kiệm tối đa chi phí, tránh lãng phí vào những việc không cần thiết hoặc không mang đến hiệu quả. Chẳng hạn như hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín có giá cước thấp sẽ giúp shop giảm chi phí vận hành, tăng lợi nhuận và doanh thu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. 

Giao Hàng Nhanh (GHN) là đối tác vận chuyển đáng tin cậy của nhiều shop bán hàng hiện nay. Nhờ kinh nghiệm tích lũy khi đồng hành cùng shop và sự thấu hiểu nỗi lo khi bán hàng, GHN tự tin mang đến giải pháp vận chuyển tối ưu chi phí hiệu quả cho shop gồm: 

  • Bảng cước phí hợp lý: Bảng giá GHN được điều chỉnh linh hoạt tùy theo đặc điểm từng shop với đơn hàng thường từ 15.500 đồng/đơn và đơn hàng nặng từ 4000đ cho 20kg đầu tiên. 

  • Giao hàng siêu nhanh: GHN có thời gian toàn trình ngắn, giao nhanh 24 giờ (nội thành), 1 - 2 ngày (HN-SG) và giao ngay trong ngày (nội thành SG, HN), cam kết giao đúng hẹn. 

  • Nhiều chính sách miễn phí: GHN miễn phí lấy hàng tận nơi, miễn phí giao lại 3 lần, miễn phí thu hộ COD, miễn phí khai báo giá trị hàng hóa dưới 1 triệu và sử dụng tính năng Cảnh báo bom hàng

  • Hệ thống bưu cục lớn, dễ dàng theo dõi: Có hơn 2000 bưu cục GHN khắp 63 tỉnh thành, kể cả huyện đảo xa giúp giao nhận thuận tiện. Shop có thể tra cứu đơn hàng GHN, theo dõi hàng hóa nhanh chóng trên app/web. 

Chiến binh cam xanh GHN đảm bảo giao nhanh an toàn, kiện hàng nào cũng cân tất. 

> Đăng ký TẠI ĐÂY để cùng GHN giao hàng nhanh đến mọi miền Tổ quốc!

5. Các câu hỏi thường gặp

Một vài thắc mắc thường gặp về doanh thu thuần shop có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về chỉ số này. 

5.1. Doanh thu thuần có gì khác với doanh thu ròng?

Doanh thu ròng là số tiền shop thu về sau khi trừ đi các chi phí như thuế, tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước,... Còn doanh thu thuần là số tiền thu được sau khi trừ đi thuế và các khoản giảm trừ như thuế xuất nhập khẩu, doanh thu bị trả lại, chiết khấu thương mại,...

5.2. Làm thế nào để phân biệt doanh thu thuần với doanh thu gộp?

Doanh thu thuần chỉ số tiền sau khi trừ thuế và các khoản giảm trừ. Còn doanh thu gộp là tổng doanh thu trước khi trừ đi các loại chi phí. 

Nhìn chung, doanh thu thuần rất quan trọng trong buôn bán, giúp shop xác định độ hiệu quả bán hàng cũng như lập kế hoạch kinh doanh tối ưu. Chủ shop đừng quên áp dụng các cách tăng doanh thuần bên trên để shop phát triển bền vững hơn nhé.

Các chủ đề liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập