Lợi nhuận chưa phân phối là gì? Hiểu đúng để tối ưu hiệu quả bán hàng

Lợi nhuận chưa phân phối sau thuế thể hiện hiệu quả của kế hoạch kinh doanh và tiếp thị, bán hàng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tính toán mức lợi nhuận này một cách chuẩn xác giúp chủ shop tham khảo và áp dụng dễ dàng.

1. Tìm hiểu lợi nhuận chưa phân phối là gì?

Lợi nhuận chưa phân phối là chỉ số phản ánh số tiền lời thu về (hoặc số tiền bị lỗ) sau khi trừ hết các phí, thuế cần thiết, nhưng chưa phân chia cho những mục đích sử dụng khác nhau tại thời điểm tổng hợp.

Trong số liệu về lợi nhuận chưa phân phối sẽ bao gồm 2 loại cơ bản sau:

  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay (lãi/lỗ mới phát sinh trong năm).

  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước (được cộng dồn qua các năm).

Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Tìm hiểu cách tính đúng

Lợi nhuận chưa phân phối là số tiền (lời hoặc lỗ) mà shop nhận được sau khi trừ các chi phí nhưng chưa được phân phối cho mục đích khác. 

2. Kết cấu hệ thống tài khoản 421 để phân loại lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản 421 là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, phản ánh kết quả bán hàng của shop (lãi, lỗ) sau khi nộp thuế và cách phân phối lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của chủ shop. Theo đó, hiện nay, tài khoản 421 được phân chia thành hai loại cơ bản sau:  

Bên nợ (phần bị lỗ chưa xử lý)

Bên có (phần lợi nhuận chưa sử dụng)

Là số tiền mà shop trích ra để chia lợi nhuận cho người góp vốn, bù lỗ trong quá trình bán hàng, bổ sung chi phí nhập hàng/sản xuất, lập quỹ xoay vòng vốn. 

Đây là số tiền lời mà shop nhận được sau khi trừ đi tiền thuế theo quy định của nhà nước. Bên có càng cao thì số tiền lợi nhuận sau thuế chưa phân phối càng cao.

 

3. Cách tính lợi nhuận chưa phân phối đơn giản cho shop online

Công thức lợi nhuận chưa phân phối được tính như sau: 

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối = Lợi nhuận sau thuế – Các quỹ trích lập – Cổ tức chi trả cho cổ đông.

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Đây là khoản tiền shop nhận được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi phần chi phí và thuế phải nộp lại cho nhà nước.

  • Các quỹ trích lập: Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,… mà mỗi shop quy định (có thể có hoặc không).

  • Cổ tức chi trả cho cổ đông: Đây là khoản tiền mà shop thanh toán cho những người cùng góp vốn kinh doanh. Nếu chỉ có một mình chủ shop tự thực hiện thì không cần mục này.

4. Ví dụ minh họa chi tiết cách xác định lợi nhuận chưa phân phối sau thuế

Để hiểu rõ hơn về cách tính lợi nhuận chưa phân phối, chủ shop có thể theo dõi ví dụ dưới đây:

Shop bán quần áo A sau năm tài chính 2023 thống kê số liệu bán hàng như sau: 

  • Tổng doanh thu: 1 tỷ đồng. 

  • Chi phí hoạt động bán hàng: 300 triệu đồng. 

  • Chi phí quản lý cửa hàng: 50 triệu đồng. 

  • Chi phí phát sinh: 50 triệu đồng. 

  • Lợi nhuận trước thuế: 600 triệu đồng. 

  • Thuế thu nhập shop bán hàng online là 1,5% (1% thuế GTGT và 0,5% thuế TNCN): 9 triệu đồng. 

  • Lợi nhuận sau thuế là: 591 triệu đồng. 

  • Quỹ trích lập trong năm: 100 triệu đồng (chi phí nhập hàng, xử lý hàng tồn kho). 

Trong sổ sách kế toán, chủ shop ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối tài khoản 421 như sau: 

  • Bên có (lợi nhuận sau thuế, chưa phân phối): 591 triệu đồng. 

  • Bên nợ (quỹ trích lập): 100 triệu đồng. 

Từ đây, chủ shop A có thể xác định lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là: Lợi nhuận sau thuế - Quỹ trích lập = 591 triệu đồng - 100 triệu đồng = 491 triệu đồng. 

Như vậy, shop A có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 491 triệu đồng, chủ shop có thể phân phối số tiền này cho việc chia lợi nhuận cho người góp vốn, quỹ xoay vòng vốn, đầu tư nhập hàng mới,... 

Xem thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Hướng dẫn shop cách xác định

Để có thể tính toán lợi nhuận sau thuế chưa thanh toán, chủ shop cần có đầy đủ thông tin về doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý cửa hàng, phí phát sinh,... 

5. Làm thế nào để theo dõi lợi nhuận chưa phân phối nhanh chóng, chính xác?

Để có thể tiện lợi theo dõi lợi nhuận chưa phân phối nhanh chóng, hạn chế sai sót số liệu, chủ shop có thể sử dụng các phần mềm quản lý kinh doanh như Pancake, TPOS, TUHA.vn, NOBITA, TRUSTSALE,... Bởi các phần mềm này có thể hỗ trợ shop theo dõi doanh thu, lợi nhuận chính xác theo thời gian thực.  

Giao Hàng Nhanh - Phần mềm bán hàng, 2in1 giúp shop tăng lợi nhuận chưa phân phối hiệu quả

Để hỗ trợ shop tăng hiệu quả trong bán hàng online, Giao Hàng Nhanh (GHN) đã kết hợp cùng với các phần mềm quản lý bán hàng kể trên. Cùng với đó, GHN luôn nỗ lực phát triển dịch vụ giao hàng chất lượng với thời gian vận chuyển ngắn, giá thành phải chăng, nhờ đó nhận được sự hài lòng của hàng nghìn shop lớn - nhỏ. 

Dưới đây là các ưu điểm nổi bật mà GHN mang đến cho các shop: 

Với đội ngũ shipper chuyên nghiệp, nhiệt huyết và thân thiện giúp đơn lấy đúng giờ, giao đúng nơi, tăng chất lượng dịch vụ cho shop. 

>> Đăng ký Giao Hàng Nhanh hoặc lựa chọn biểu tượng GHN trên các phần mềm bán hàng để trải nghiệm dịch vụ giao - nhận chất lượng, shop nhé!  

6. Giải đáp các thắc mắc thường gặp khác

Cùng tìm hiểu một số câu hỏi được nhiều chủ shop quan tâm khi tìm hiểu về lợi nhuận chưa phân phối dưới đây: 

6.1 Lợi nhuận chưa phân phối có phải là nguồn vốn của shop không?

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được coi là nguồn vốn của shop. Bởi lợi nhuận chưa phân phối là số tiền còn lại mà shop đã trừ đi các khoản phí như thuế, quản lý, sản xuất, nhập hàng, bán hàng,... nhưng chưa được phân chia cho các mục đích khác, trong đó có vốn hoạt động của shop. 

6.2 Có thể sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để làm gì?

Sử dụng lợi nhuận chưa phân phối cào mục đích nào tùy thuộc nhiều vào quyết định của chủ shop. Theo đó, chủ shop có thể trích lợi nhuận sau thuế ra để nhập hàng mới, lấy thêm hàng cũ, xử lý phần lỗ vốn còn lại… 

6.3 Lợi nhuận chưa phân phối và lợi nhuận giữ lại khác nhau thế nào?

Lợi nhuận giữ lại chính là lợi nhuận sau thuế trong năm còn lại sau khi đã chia cho những người cùng kinh doanh. Còn lợi nhuận chưa phân phối chính là phần giữ lại trong năm và cộng với số dư chưa phân phối đầu kỳ.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp shop giải đáp lợi nhuận chưa phân phối là gì, cùng với đó là cách tính lợi nhuận chưa phân phối chi tiết. Mong rằng qua bài viết này, shop đã hiểu hơn về khái niệm và cách ứng dụng lợi nhuận chưa phân phối vào thực tế bán hàng, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Các chủ đề liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập