Kinh nghiệm làm nhà phân phối sản phẩm cho người mới bắt đầu

Bên cạnh khởi nghiệp, buôn bán online qua việc tự nhập sản phẩm, mở trang bán hàng, tự phát triển cửa hàng, nhiều người lựa chọn trở thành nhà phân phối cho các thương hiệu lớn. Vậy thế nào là nhà phân phối? Để làm nhà phân phối cần những gì? Mời bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây, tìm kiếm câu trả lời chi tiết nhé! 

1. Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối là đơn vị trung gian kết nối nhà sản xuất với người mua hàng. Điều này có nghĩa là các nhà phân phối sẽ nhập hàng hóa từ nhà sản xuất, sau đó bán lại cho người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng sẽ được mua sản phẩm chính hãng, giá tốt mà không cần phải qua nhà sản xuất.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược phân phối đúng chuẩn

Nhà phân phối là đơn vị có vai trò kết nối nhà sản xuất với khách hàng, nhằm tiêu thụ sản phẩm. 

2. Vai trò và chức năng của nhà phân phối sản phẩm

Nhà phân phối sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến gần với khách hàng. Đây là đơn vị sẽ giữ vai trò bảo quản, quản lý, đảm bảo chất lượng và vận chuyển hàng hóa đến cho nhà phân phối nhỏ hơn/người mua. 

Ngoài ra, nhà phân phối còn cung cấp các thông tin về tính năng (công dụng) sản phẩm, quy cách đóng gói (bảo quản) hàng hóa, dịch vụ bảo hành (nếu có) đến các đơn vị nhỏ hơn/người mua. Do đó thay vì phải đến trực tiếp nơi sản xuất, nhà phân phối sẽ là đơn vị cung cấp, truyền tải thông tin đến các đại lý nhỏ, cửa hàng hoặc người tiêu dùng. 

3. Làm nhà phân phối cần những gì?

Để trở thành nhà phân phối sản phẩm, bạn cần có các yếu tố sau: 

3.1 Chuẩn bị đủ nguồn vốn

Yếu tố đầu tiên giúp trả lời cho câu hỏi làm nhà phân phối cần những gì, đó là có đủ nguồn vốn. Theo đó, nguồn vốn sẽ được dùng để chi trả cho việc nhập hàng từ nhà sản xuất, chi phí bảo quản hàng hóa/kho, nhân viên, thủ tục cho sản phẩm đến giao hàng đến người mua. Vì vậy, việc có đủ nguồn vốn là yếu tố quan trọng để có thể trở thành nhà phân phối.   

Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ giúp bạn có thể dễ dàng trở thành nhà phân phối. 

3.2 Giấy phép kinh doanh, hồ sơ pháp lý

Bạn cần đảm bảo rằng đã đăng ký giấy phép kinh doanh, chuẩn bị các loại hồ sơ cần tiết theo yêu cầu của nhà sản xuất. Điều này đảm bảo nhà phân phối thực hiện đúng theo quy định về mặt pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong ký hợp đồng nhập hàng và thực hiện hoạt động bán hàng

3.3 Hiểu thị trường

Phân tích thị trường giúp bạn hiểu về nhu cầu của khách hàng, xu hướng mua sắm của thị trường, các ngành hàng đang HOT,... Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để bạn hiểu rõ về sản phẩm dự định bán và mong muốn của khách hàng với sản phẩm, đưa ra các chương trình tiếp thị, bán hàng đạt hiệu quả, tăng lợi nhuận tối ưu.  

3.4 Kỹ năng quản lý

Việc có kỹ năng quản lý là rất quan trọng, bởi làm nhà phân phối tương đương với chủ của một cửa hàng, có đội ngũ nhân viên, kho, kênh bán hàng,... Vậy cùng tìm hiểu một số kỹ năng quản lý mà các nhà phân phối nên biết: 

  • Quản lý nhà cung cấp: Là việc bạn quản lý các đơn hàng hóa được nhập từ nhà sản xuất, đảm bảo luôn có đủ hàng hóa để cung ứng cho các đơn vị nhỏ hơn hoặc người mua. Đặc biệt, quản lý, tạo dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ là yếu tố thuận lợi giúp cửa hàng có đa dạng sản phẩm trong ngành hàng, tăng tính cạnh tranh khi bán hàng.

  • Quản lý kho hàng: Đây là kỹ năng quản lý quan trọng giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm luôn tốt. Đặc biệt là có thể cập nhật kịp thời các sản phẩm thiếu hàng trong kho, hàng tồn kho để đưa ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi phù hợp. 

  • Quản lý các hoạt động khuyến đãi: Chương trình khuyến mãi như giảm giá, mua 1 tặng 1, flash sale, miễn ship,... là cách giúp nhà phân phối thu hút khách hàng mua sắm sản phẩm của mình. Quản lý tốt kỹ năng này sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận tốt hơn. 

  • Quản lý đơn hàng: Bao gồm tất cả các hoạt động xoay quanh xử lý đơn hàng từ tiếp nhận đơn, đóng gói, xuất kho, vận chuyển, tình trạng giao hàng,... Việc quản lý đơn hàng chi tiết và hiệu quả giúp quá trình nhận hàng của cửa hàng bán lẻ, người mua diễn ra thuận lợi và đúng thời gian. Để quản lý đơn hàng hiệu quả, bạn có thể sử dụng thêm các ứng dụng (app) quản lý bán hàng như TPOS, Pancake, Nhanh.vn, Nobita.vn, Abit,... 

Giao Hàng Nhanh sự lựa chọn hàng đầu trên các app quản lý bán hàng

Giao Hàng Nhanh (GHN) hiện đang được tích hợp trên các app quản lý bán hàng trên, đơn cử như Nhanh.vn, Pancake,... được nhiều shop lựa chọn. Bởi giúp bạn có thể thuận tiện và hạn chế sai sót trong việc quản lý đơn hàng, từ khâu lên đơn đến vận chuyển. 

Ngoài ra, các shop hoàn toàn an tâm khi hợp tác cùng GHN trên các app quản lý đơn hàng bởi:

  • Tốc độ giao hàng siêu tốc, khi đơn nội thành giao đến người nhận chỉ trong vòng 24 giờ, đơn liên tỉnh Hà Nội - TP.HCM chỉ từ 1 - 2 ngày. Nhờ đó giúp khách hàng nhận hàng nhanh chóng, hài lòng với dịch vụ của shop, tăng cơ hội quay lại mua hàng.

  • Bảng cước phí tiết kiệm, chỉ với 15.000 đồng/toàn quốc giúp shop vận chuyển đơn hàng nhanh chóng với giá tốt nhất. Cùng với đó, với những đơn hàng nặng ký, cồng kềnh, GHN hỗ trợ shop giao nhanh, giá nhẹ ví chỉ 4.000 đồng/kg, giúp shop an tâm lên đơn. 

  • Hệ thống bưu cục rộng khắp 63 tỉnh/thành phố, giúp phủ sóng sản phẩm của bạn trên toàn quốc, tăng cơ hội bán sản phẩm, tiếp cận với nhiều người mua hơn. 

  • Đa dạng dịch vụ hỗ trợ shop bán hàng hiệu quả, tăng tỷ lệ khách hàng nhận đơn và tối ưu chi phí kinh doanh như Giao 1 Phần - Trả 1 Phần, Giao Thất bại - Thu Tiền,... 

 Dịch vụ giao hàng nặng ký của GHN giúp bạn giải quyết nỗi lo tìm đơn vị uy tín, giá tốt nhất khi nhập hàng. 

>> Đăng ký trở thành đối tác của GHN ngay! Shop được trải nghiệm dịch vụ giao hàng nhanh gọn, tiết kiệm trên nền tảng quản lý bán hàng. 

 

4. Các loại hình nhà phân phối phổ biến 

Dưới đây là một số hình thức nhà phân phối phổ biến được nhiều người lựa chọn: 

4.1 Đại lý phân phối bán lẻ

Đại lý phân phối bán lẻ là nơi bán hàng trực tiếp cho người mua. Thông thường đại lý bán lẻ có thể mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc thông qua các đại lý bán buôn, đại lý phân phối tổng. Ngoài ra, đơn vị này còn có đặc điểm là có thể nhập hàng nhiều mặt hàng, đa dạng thương hiệu (cùng ngành hàng),... để kinh doanh. Chẳng hạn như các siêu thị điện máy sẽ nhập nhiều sản phẩm tủ lạnh, tivi, máy tính, máy giặt, điện thoại, máy lạnh,... thuộc nhiều thương hiệu khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

4.2 Đại lý phân phối bán buôn

Đại lý phân phối bán buôn là đơn vị mua hàng hoá từ nhà sản xuất hoặc các đại lý phân phối lớn hơn. Đối tượng khách hàng của các nhà phân phối này có thể là khách hàng, các đại lý phân phối bán lẻ. Ví dụ đơn giản cho nhà phân phối bán buôn là những thương lái mua cam của người dân miền Tây và bán lại cho các cửa hàng trái cây khác trên cả nước.

Đại lý phân phối bán buôn sẽ mua hàng từ nhà sản xuất, bán lại cho nhà bán lẻ. 

4.3 Đại lý phân phối tổng

Đây là nhà phân phối sẽ nhập số lượng hàng hoá lớn từ nhà sản xuất và bán lại cho các đại lý nhỏ hơn. Đặc điểm của đại lý phối tổng là có uy tín cao và quy mô lớn trên thị trường. Ví dụ như nhà phân phối tổng sản phẩm thuốc kháng sinh trị mụn nhập hàng từ các nhà sản xuất dược mỹ phẩm lớn. Sau đó sẽ phân phối đến các nhà thuốc, phòng khám da liễu, bệnh viện da liễu,...

4.4 Đại lý phân phối độc quyền

Đại lý phân phối độc quyền là đơn vị được nhà sản xuất uỷ quyền các dòng sản phẩm trong khu vực địa lý, nền tảng bán hàng nhất định. Thông thường những nhà phân phối độc quyền có thể bán giá sản phẩm cao hơn các nhà phân phối khác. Đơn cử như, nhà sản xuất giày dép nội địa của Việt Nam cho phép đại lý A là đại lý độc quyền phân phối dòng giày thể thao mới của hãng trên nền tảng Shopee và TikTok Shop.

4.5 Đại lý phân phối bao tiêu

Đại lý phân phối bao tiêu là đơn vị được nhà sản xuất uỷ quyền mua toàn bộ sản phẩm trong thời gian nhất định. Với loại phân phối này, đại lý phân phối có nhiệm vụ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm đã mua từ nhà sản xuất. Ví dụ cho trường hợp này là đại lý phân bón A ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm phân bón hữu cơ cho cây lúa từ công ty phân bón B trong thời hạn 1 năm. Như vậy, đại lý A là đại lý phân phối bao tiêu của công ty phân bón B. 

5. Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm về vấn đề trở thành nhà phân phối, tìm hiểu ngay!

5.1 Nên trở thành nhà phân phối sản phẩm hay đại lý?

Tuỳ thuộc vào nguồn vốn, khả năng quản lý và mục tiêu kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn trở thành nhà phân phối hoặc đại lý. Theo đó, nhà phân phối là một đơn vị độ lập, có đăng ký giấy phép kinh doanh, mua sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất và bán lại. Trong khi đó, đại lý là đại diện được nhà sản xuất uỷ quyền bán hàng đến người tiêu dùng, tuy nhiên họ không có quyền sở hữu cửa hàng/thương hiệu. Thông thường, quy mô của nhà phân phối lớn hơn đại lý.

Tuỳ vào số vốn, khả năng của bản thân mà bạn có thể lựa chọn trở thành nhà phân phối, đại lý. 

5.2 Nên làm nhà phân phối của mặt hàng nào?

Bạn nên làm nhà phân phối của mặt hàng mà bạn am hiểu về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh. Điều này đảm bảo bạn có thể bán hàng hiệu quả, có được lợi nhuận tối ưu. Nếu bạn chưa biết nên làm nhà phân phối của mặt hàng nào thì có thể tham khảo ngành hàng tiêu dùng, vì gần gũi, dễ tiêu thụ, có số lượng khách hàng ổn định. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trở thành nhà phân phối cần những gì. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thể tìm được loại hình nhà phân phối phù hợp với bản thân, từ đó bán hàng hiệu quả, kiếm được lợi nhuận tốt.

Các chủ đề liên quan: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập