Chi phí chìm là gì? Cách tránh bẫy chi phí chìm hiệu quả
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Trong bán hàng, có những khoản chi phí mà nếu không nhận diện và quản lý tốt, chúng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của shop. Một trong số đó chính là chi phí chìm, vậy chi phí chìm là gì? Tại sao chủ shop cần phải hiểu rõ và tìm cách phòng tránh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
1. Tìm hiểu chi phí chìm là gì?
Chi phí chìm (hay Sunk Cost) là những khoản chi phí mà shop đã bỏ ra trước đó và không thể thu hồi lại được dù đã làm mọi cách ở hiện tại. Trong thực tế hoạt động bán hàng, chi phí chìm thường được xem như một loại chi phí cố định, bởi nó không thay đổi theo thời gian hay số lượng sản phẩm bán ra.
Phân biệt chi phí chìm và chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là những lợi ích tiềm năng mà shop phải đánh đổi khi quyết định lựa chọn một phương án kinh doanh thay vì một phương án khác. Nói một cách đơn giản, mỗi quyết định đều mang lại những lợi ích riêng, nhưng khi chọn một phương án, đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ đi một số lợi ích khác. Chi phí cơ hội khác với chi phí chìm như sau:
|
Chi phí chìm là những khoản chi phí đã phát sinh trong quá khứ và không thể thu hồi lại được.
2. Ví dụ về chi phí chìm
Bạn có thể dễ dàng hình dung chi phí chìm là như thế nào qua các ví dụ minh họa sau:
Ví dụ 1: Livestream trên TikTok: Chủ shop muốn livestream bán hàng trên TikTok thì tài khoản cần đủ 1.000 lượt theo dõi và để đạt điều kiện, chủ shop cần chi tiền mua follow. Tuy nhiên, việc mua follow không đảm bảo khả năng ra đơn, thậm chí có thể không có đơn nào. Phần tiền đã chi ra để mua follow nhưng không mang lại lợi ích kinh doanh chính là chi phí chìm.
Ví dụ 2: Nhập hàng tồn kho: Người bán nhập một lượng lớn sản phẩm về bán, nhưng không may sản phẩm đó không được khách hàng ưa chuộng và không bán được. Số tiền bỏ ra nhập hàng nhưng không thể thu hồi lại được chính là chi phí chìm.
Ví dụ 3: Thiết kế website: Một shop online đầu tư thiết kế một website mới với mong muốn thu hút khách hàng và tăng doanh số. Tuy nhiên sau khi ra mắt, website không hoạt động hiệu quả như mong đợi và không mang lại nhiều khách hàng mới. Chi phí thiết kế website này trở thành chi phí chìm.
Ví dụ 4: Quảng cáo không hiệu quả: Shop bỏ ra một khoản tiền chạy quảng cáo trên mạng xã hội nhưng không thu hút được nhiều sự quan tâm và không tạo ra chuyển đổi thành đơn hàng. Chi phí đã chi cho quảng cáo này cũng được xem là chi phí chìm.
3. Đặc điểm cơ bản của chi phí chìm
Chi phí chìm có một số đặc điểm nổi bật như:
Không thể kiểm soát hoặc dự đoán trước.
Không thể thu hồi.
Không ảnh hưởng đến quyết định hiện tại.
Bất kỳ khoản chi nào cũng có thể trở thành chi phí chìm nếu không mang lại kết quả như mong đợi.
Chi phí chìm là một phần tất yếu của kinh doanh bán hàng, luôn tồn tại trong mọi quyết định dù lớn hay nhỏ.
Chi phí chìm có một số đặc điểm như không thể kiểm soát, không thể thu hồi,...
4. Bẫy chi phí chìm là gì?
Nếu shop liên tục thực hiện một kế hoạch kinh doanh nào đó dù mãi chưa cho kết quả khả quan thì trong tương lai có thể rơi vào bẫy chi phí chìm, dẫn đến thâm hụt vốn nghiêm trọng.
Nguyên nhân của hiện tượng này là:
Muốn kiên trì đến cùng với một kế hoạch bán hàng nào đó vì cảm thấy tiếc thời gian, công sức đã bỏ ra trước đó.
Chủ shop kỳ vọng quá nhiều vào một kế hoạch duy nhất, không có phương án dự phòng khác.
Người bán tin tưởng phương châm sống “kiên trì sẽ thành công”.
Để tránh rơi vào bẫy chi phí chìm, chủ shop cần tỉnh táo và sáng suốt trong việc đánh giá hiệu quả của các kế hoạch kinh doanh. Hãy đặt ra giới hạn rõ ràng về mức lỗ chấp nhận được cho mỗi kế hoạch và sẵn sàng thay đổi nếu nó không mang lại kết quả như mong đợi. Đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều phương án kinh doanh khác nhau để có thể nhanh chóng chuyển hướng khi cần thiết. Bằng cách này, bạn không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn bảo vệ lợi nhuận kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững cho shop của mình.
5. Làm thế nào giảm bớt ảnh hưởng từ bẫy chi phí chìm?
Để tránh rơi vào bẫy chi phí chìm và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, các shop cần lưu ý những nguyên tắc sau:
5.1 Tính toán chi phí cơ hội kỹ lưỡng
Trước hết, shop hãy tính toán chi phí cơ hội một cách kỹ lưỡng, bao gồm việc đánh giá tất cả các lựa chọn khả thi, ước tính giá trị của những lợi ích có thể đạt được nếu chọn một phương án khác và xem xét cả những tác động lâu dài của quyết định lên hoạt động kinh doanh.
5.2 Theo dõi kết quả của chiến dịch quảng cáo hoặc kế hoạch bán hàng sát sao
Theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo sản phẩm (hay kế hoạch bán hàng) thường xuyên giúp người bán nhận định chúng có phù hợp với tình hình thực tế của shop hay không. Từ đó có thể cân nhắc thay đổi kịp thời.
Hiện nay nhiều chủ shop đã chọn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp như Sapo, Haravan, KiotViet, Nhanh.vn,... để theo dõi hiệu quả kinh doanh một cách dễ dàng và chính xác hơn. Nhờ đó có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nhận được các báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, tồn kho và hành vi khách hàng để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
Giao Hàng Nhanh (GHN) - Dễ dàng đồng bộ hóa đơn hàng trên phần mềm quản lý bán hàng, tiết kiệm chi phí & thời gian Khi chọn các phần mềm kể trên, nếu shop đang sử dụng dịch vụ vận chuyển của Giao Hàng Nhanh (GHN) thì có thể kết nối, đồng bộ hóa thông tin dễ dàng. Điều này đảm bảo dữ liệu doanh thu, hàng hóa chuẩn xác theo thời gian thực, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và kịp thời về tình hình kinh doanh. Từ đó, có thể nhanh chóng nhận ra những xu hướng mới, điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động bán hàng và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho các kế hoạch bán hàng tiếp theo. Ngoài ra, khi chọn GHN là đối tác giao nhận thân thiết, chủ shop còn nhận được nhiều quyền lợi miễn phí, tiết kiệm vốn tối đa như:
Shipper Giao Hàng Nhanh sẵn sàng đến lấy hàng tận nơi miễn phí và giao nhanh trong 24 giờ (nội thành), 1 - 2 ngày (HN-SG). >> Đăng ký/Đăng nhập TẠI ĐÂY để shipper GHN “xông pha” lên đường giao hàng siêu tốc cho shop! |
5.3 Phân tích đặc điểm thị trường và khách hàng mục tiêu kỹ càng
Thị trường mục tiêu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm/dịch vụ của shop, phân tích kỹ càng thị trường này giúp bạn hiểu rõ về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Qua đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực vào những phân khúc không tiềm năng. Để thực hiện, shop có thể tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua khảo sát, thu thập dữ liệu từ các nguồn uy tín, hoặc quan sát các shop cùng ngành hàng.
Tương tự, việc xác định rõ khách hàng mục tiêu cũng quan trọng không kém, đây là nhóm người có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khi hiểu rõ về khách hàng mục tiêu, người bán hàng có thể điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ, định giá và quảng cáo sao cho phù hợp nhất, tăng khả năng chuyển đổi và tối ưu hóa chi phí. Để xác định khách hàng mục tiêu, bạn có thể dựa vào các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, hành vi mua sắm,...
5.4 Luôn có phương án bán hàng dự phòng
Trong kinh doanh, khi áp dụng bất kỳ kế hoạch nào, chủ shop cũng nên có thêm một hoặc một vài phương án dự phòng. Điều này giúp bạn linh hoạt ứng phó với những thay đổi của thị trường, khách hàng hoặc các tình huống bất ngờ khác. Bằng cách luân phiên thay đổi các phương án bán hàng tùy theo tình hình thực tế, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
Qua những ví dụ thực tế và phân tích chi tiết trên bài viết, hy vọng chủ shop có thể hiểu rõ hơn về bản chất của chi phí chìm là gì, những đặc điểm cơ bản cũng như tác động của nó đến hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể phòng tránh bẫy chi phí chìm, đưa ra những quyết định bán hàng sáng suốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các chủ đề liên quan: