Chi phí trả trước là gì và cách shop quản lý chi phí hiệu quả
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Chi phí trả trước là gì và quản lý như thế nào thì hiệu quả là 2 trong số nhiều câu hỏi được chủ shop quan tâm khi nhắc đến các chi phí bán hàng. Trong bài viết sau sẽ giúp chủ shop có thể giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan đến chi phí trả trước. Xem ngay!
1. Chi phí trả trước là gì?
Đây là khoản chi phí mà chủ shop phải chi trả trước cho các dịch vụ, hoặc hàng hóa phục vụ cho việc bán hàng. Tuy nhiên, khoản phí này chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh ngay tại thời điểm đó mà sẽ được tính là chi phí trên kết quả hoạt động bán hàng vào thời gian sau, khi khoản chi trước này tạo ra được lợi ích cụ thể (như là doanh thu,...).
Ví dụ như, shop thuê mặt bằng vừa làm cửa hàng, vừa làm kho có hợp đồng 1 năm là 24 triệu đồng. Chủ nhà yêu cầu trả trước toàn bộ số tiền vào ngày ký hợp đồng. Từ đây suy ra, chi phí trả trước của shop là 24 triệu đồng (12 tháng tiền thuê), tuy nhiên chi phí này sẽ được phân bổ vào trong tổng chi phí từng tháng. Cụ thể là tổng kết chi phí mỗi tháng, shop ghi nhận vào chi phí thuê mặt bằng là 2 triệu đồng.
Xem thêm: Chi phí kinh doanh là gì và tối ưu thế nào cho hiệu quả?
Khoản tiền được dùng để trả trước cho các dịch vụ/hàng hóa cần thiết cho việc bán hàng được gọi là chi phí trả trước.
2. Tại sao shop cần quan tâm đến chi phí trả trước?
Việc nắm rõ chi phí trả trước sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho shop trong quản lý vốn bán hàng, đơn cử như:
Có thể dự đoán các khoản chi phí: Trả trước những chi phí cần thiết, giúp shop dự đoán mức giá bán hàng phù hợp, hạn chế tăng giá bất ngờ, cạnh tranh được với đối thủ. Nhờ đó thu hút khách hàng mua sắm, tăng lợi nhuận hiệu quả.
Quản lý nguồn vốn tốt hơn: Hiểu rõ các chi phí trả trước của cửa hàng, giúp người bán lập được kế hoạch sử dụng vốn thông minh. Nhờ đó phân bổ các khoản tiền phù hợp - đúng mục đích đồng thời dự trù chi phí cần thiết.
Giảm áp lực tài chính khi có nhiều khoản thanh toán: Chi trả những khoản tiền cần thiết, bắt buộc từng tháng giúp người bán giảm gánh nặng tài chính. Cùng với đó, shop có thể cân đối chi phí cho các hoạt động khác như chương trình khuyến mãi, vận chuyển, mở rộng kinh doanh, nhập hàng,...
Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp: Việc trả trước khoản chi phí cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, vận chuyển,... thể hiện thiện chí muốn hợp tác của shop. Nhờ đó tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, giúp shop có mức chiết khấu, khuyến mãi và khuyến mãi tốt hơn.
Hạn chế gián đoạn hoạt động bán hàng: Trả trước các khoản dịch vụ quan trọng như phí thuê kho, nhập hàng,... sẽ giúp shop hạn chế tối đa rủi ro bị các bên chấm dứt dịch vụ do chưa thanh toán đúng thời hạn.
3. Các loại chi phí trả trước phổ biến
Hiện nay có hai chi phí trả trước phổ biến bao gồm ngắn hạn và dài hạn, cụ thể là:
3.1. Chi phí trả trước ngắn hạn
Chi phí trả trước ngắn hạn là khoản tiền mà shop cần trả cho dịch vụ nào đó, đáp ứng hoạt động bán hàng nhưng chưa nhận được lợi ích thiết thực, chuyển đổi thành lợi nhuận trong thời gian ngắn. Với chi phí này, shop có thể chi trả trước một lần và phân bổ dần trong tổng chi phí từng tháng mà dịch vụ đó được sử dụng.
Một số chi phí trả trước ngắn hạn có thể kể đến như tiền thuê mặt bằng, thuê kho, thuê nhà xưởng, tiền bảo hiểm,... trong thời gian ngắn, thường dưới 1 năm.
3.2. Chi phí trả trước dài hạn
Đây là các khoản tiền mà shop chi trả cho các dịch vụ hoặc hàng hóa với mục đích phục vụ cho hoạt động bán hàng trong thời hạn từ 2 năm trở lên. Hay hiểu đơn giản, chi phí trả trước dài hạn là khoản phí mà shop sẽ phải trả trước nhưng lợi ích của nó kéo dài qua nhiều năm.
Các khoản chi phí trả trước dài hạn như tiền vay vốn từ ngân hàng, chi phí di chuyển nơi bán hàng, chi phí quảng cáo, lập website bán hàng, đào tạo nhân viên, mở rộng quy mô kinh doanh,... mang đến lợi ích dài hạn cho shop.
Việc nắm rõ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn giúp chủ shop xây dựng kế hoạch chi tiêu nguồn vốn phù hợp.
4. Cách quản lý chi phí trả trước hiệu quả, giảm thiểu lỗ vốn
Cùng tìm hiểu một số cách dưới đây, giúp shop phân phối chi phí trả trước hợp lý trong nguồn vốn, kinh doanh hiệu quả:
4.1. Phân bổ chi phí trả trước hợp lý
Đầu tiên, shop nên xác định các chi phí cần được trả trước. Tiếp đến dựa vào thời gian (tháng, quý) và loại thanh toán (ngắn hạn, dài hạn) mà đưa ra kế hoạch tài chính, quản lý chi phí phù hợp. Nhờ đó shop có thể phân bổ các chi phí thanh toán trước hợp lý hơn, tránh thâm hụt vốn.
Ngoài ra, việc đảm bảo nguồn tiền chi trả trước ổn định là rất quan trọng, tránh trường hợp không đủ chi phí để chi trả. Điều này đảm bảo hoạt động bán hàng của shop xuyên suốt.
4.2. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi các chi phí
Áp dụng phần mềm vào kinh doanh giúp chủ shop tiết kiệm thời gian và nhân lực quản lý các hoạt động bán hàng, từ nhập kho, vận chuyển đến tổng kết doanh thu. Nhờ đó shop có thể dự đoán, tối ưu chi phí trả trước hiệu quả. Gợi ý một số phần mềm quản lý bán hàng uy tín và chất lượng mà shop có thể sử dụng là TPOS, Pancake, Trustsale, Nobita,...
5. Giao Hàng Nhanh tự tin giúp shop tối ưu chi phí bán hàng
Ngoài việc quản lý chi phí trả trước, shop cũng cần lưu ý tối ưu chi phí trả sau (là khoản phí mà shop sẽ chi trả trong tương lai, sau khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm), ví dụ như chi phí giao hàng. Để làm được điều đó, chủ shop nên chọn đơn vị vận chuyển có cước phí thấp, linh hoạt hỗ trợ tùy theo đặc điểm của shop và có thời gian giao hàng nhanh chóng.
Theo đó, với hơn 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các shop lớn - nhỏ vận chuyển hàng hóa đến khắp mọi miền tổ quốc, Giao Hàng Nhanh (GHN) được chủ shop đánh giá cao bởi các ưu điểm sau:
Cước phí tiết kiệm chỉ từ 15.5K/đơn, chủ động điều chỉnh giá với shop có từ 400 đơn/tháng. Đối với đơn hàng nặng, bảng giá Giao Hàng Nhanh cước phí hấp dẫn chỉ từ 4000đ cho 20kg đầu tiên.
GHN VN có thời gian hoàn tất đơn hàng nhanh chóng, chỉ 24 giờ (nội thành) và 1 - 2 ngày (Hà Nội - Sài Gòn).
Có nhiều chính sách hỗ trợ shop tối đa như miễn phí lấy hàng, miễn phí giao lại 3 lần, miễn phí thu hộ, miễn phí khai báo giá trị hàng hóa dưới 1 triệu.
Website và app GHN được tích hợp nhiều tính năng hiện đại như Cảnh Báo Bom Hàng, Giao Thất Bại - Thu Tiền,... giúp shop giảm tối đa chi phí phát sinh do bom hàng, hoàn hàng.
Được tích hợp trên các phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu hiện nay như Pancake, TPOS, NOBITA, TRUSTsales, Nhanh.vn,...
GHN quyết tâm mang đến cho shop dịch vụ vận chuyển chất lượng với giá siêu tốt chỉ từ 15.5k/đơn hàng thường và 4k/kg cho đơn hàng nặng (cho 20kg đầu tiên).
>> GHN đã sẵn sàng đồng hành cùng shop giao đơn hàng đến muôn nơi, hỗ trợ tiết kiệm chi phí bán hàng hiệu quả. Chỉ cần đăng ký thành đối tác GHN ngay hôm nay TẠI ĐÂY, shop nhé!
Có thể thấy rằng, chi phí trả trước là một trong những khoản tiền vốn quan trọng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của shop thuận lợi và xuyên suốt. Mong rằng qua bài viết trên, chủ shop đã hiểu rõ chi phí trả trước là gì và cách để quản lý nguồn tiền này hợp lý, tối ưu vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận hiệu quả.
Các chủ đề liên quan: