Chi phí cơ hội là gì? Hiểu đúng để thu về lợi nhuận cao nhất
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần biết để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả, tối ưu lợi nhuận. Vậy chi phí cơ hội là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và cách tính chi phí cơ hội trong bài viết sau nhé!
1. Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội là những lợi ích mà người kinh doanh bỏ qua khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Hiểu đơn giản, mỗi lựa chọn đều mang lợi ích riêng nếu người kinh doanh chọn phương án này thì đồng thời từ bỏ các lợi ích từ cơ hội khác, lợi nhuận bị từ bỏ này gọi là chi phí cơ hội.
Đặc điểm nổi bật về chi phí cơ hội giúp shop hiểu rõ hơn:
- Chi phí cơ hội không phải là các chi phí đã phát sinh.
- Chi phí cơ hội không thể xác định chắc chắn.
- Chi phí cơ hội là cơ sở để người kinh doanh đưa ra quyết định đầu tư.
- Chi phí cơ hội không thể hiện trên báo cáo tài chính.
Ví dụ về chi phí cơ hội:
Giả sử, người kinh doanh muốn mở cửa hàng để bán mỹ phẩm hoặc thiết bị gia dụng với số vốn 10 tỷ. Trong đó:
- Mỹ phẩm: Lợi nhuận 1 tỷ/năm và có mặt bằng kinh doanh sẵn.
- Thiết bị gia dụng: Lợi nhuận 1,2 tỷ/năm và chủ shop cần cải tạo cửa hàng.
Sau khi cân nhắc, chủ shop chọn đầu tư vào cửa hàng mỹ phẩm. Khi đó, chi phí cơ hội chủ shop mất đi là 200 triệu/năm (mức chênh lệch giữa khoản lợi nhuận mà 2 ngành hàng mang lại).
Chi phí cơ hội bao gồm những lợi ích mà người kinh doanh có thể bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác.
Xem thêm: Mẹo giúp shop áp dụng chiết khấu bán hàng hiệu quả
2. Chủ shop cần quan tâm đến chi phí cơ hội, vì sao?
Chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng mà chủ shop cần lưu ý trước khi quyết định kinh doanh. Bởi chi phí cơ hội cho chủ shop thấy những lợi ích tiềm năng mà họ bỏ lỡ khi lựa chọn phương án khác. Đồng thời, giúp chủ kinh doanh đánh giá được những lợi ích của mọi lựa chọn, từ đó đưa ra quyết định phù hợp, thu về lợi nhuận cao nhất.
3. Cách tính chi phí cơ hội
Công thức tính chi phí cơ hội: OC = FO – CO |
Trong đó:
- OC: Chi phí cơ hội
- FO: Lợi nhuận của sự lựa chọn hấp dẫn nhất.
- CO: Lợi nhuận của lựa chọn được chọn.
Ví dụ:
Trường hợp 1, người kinh doanh có 100 triệu gửi ngân hàng với lãi 7 triệu/năm.
Trường hợp 2, người kinh doanh sử dụng 100 triệu đó mở cửa hàng bán đồ dùng học tập. Với phương án này, chủ shop lãi được 12 triệu/năm.
Nếu chủ shop chọn trường hợp 1 chỉ gửi ngân hàng, thì chi phí cơ hội như sau:
OC= FO - CO = 12.000.000 - 7.000.000 = 5.000.000 (VNĐ)
Áp dụng công thức tính chi phí cơ hội để xác định lợi nhuận của mỗi lựa chọn, từ đó có quyết định phù hợp.
4. Ứng dụng chi phí cơ hội vào kinh doanh
Việc áp dụng chi phí cơ hội giúp cho chủ shop giảm thiểu rủi ro, đồng thời có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ví dụ:
Chị A hiện đang sở hữu căn nhà mặt tiền và có 2 phương án sử dụng căn nhà này.
- Phương án 1: Chị A mở cửa hàng bán quần áo tại nhà này. Lợi nhuận trung bình khoảng 100 triệu đồng/tháng (số tiền tối đa có thể kiếm được).
- Phương án 2: Chị A cho thuê nhà với 30 triệu đồng/tháng. Đồng thời, chị đi làm ở công ty với thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Vậy tổng thu nhập của chị A là 40 triệu đồng/tháng.
Nếu chị A lựa chọn phương án 2 thì sẽ đánh đổi lợi nhuận tiềm năng mà bán quần áo có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng. Lúc này, chi phí cơ hội là 100 - 40 = 60 triệu đồng/tháng.
Nếu lựa chọn mở shop kinh doanh quần áo Online thì lợi nhuận cao. Nhưng nếu thị trường rủi ro, phát sinh chi phí hoàn hàng, boom hàng thì chị A sẽ mất đi lãi suất ổn định.
Nhìn chung, chủ kinh doanh có thể áp dụng cách tính chi phí cơ hội vào các hoạt động bán hàng như chọn nguồn hàng, chính sách khuyến mãi, hậu mãi,... Đặc biệt, chi phí cơ hội có thể áp dụng vào việc lựa chọn đơn vị vận chuyển. Qua đó, chủ shop có thể chọn được đơn vị uy tín, cung cấp mức giá và dịch vụ tốt nhất để tăng sự hài lòng của khách hàng, nâng cao khả năng quay lại mua sắm.
Giao Hàng Nhanh: Giao siêu nhanh, giá siêu tốt triệu đơn hàng Giao Hàng Nhanh (GHN) là đối tác vận chuyển được nhiều chủ shop lựa chọn hiện nay nhờ vào những ưu thế sau:
Shipper GHN chuyên nghiệp, tận tâm hỗ trợ shop giao siêu nhanh đến nơi siêu xa. >> Đăng ký trải nghiệm tất cả tiện ích kể trên của GHN tại https://sso.ghn.vn/register/ nhé! |
5. Ngoài chi phí cơ hội, shop còn cần lưu ý đến chi phí nào?
Khi kinh doanh, bên cạnh chi phí cơ hội chủ shop nên lưu ý thêm các loại phí sau:
- Chi phí ẩn: Đây là loại phí phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng không được liệt kê rõ ràng như một khoản phí cụ thể. Chi phí ẩn được sử dụng cho các khoản chi trong nội bộ shop.
- Chi phí biến đổi: Loại phí luôn có sự thay đổi, phụ thuộc vào một số yếu tố như giá thành nguyên vật liệu, mức độ sản xuất, chi phí vận chuyển,...
- Chi phí sản xuất: Đây là tổng số tiền mà chủ shop phải chi trả để trong quá trình sản xuất gồm có nguyên liệu, thiết bị, nhân sự,...
- Chi phí kinh doanh: Các khoản phí mà chủ shop phải bỏ ra để vận hành và tạo nên doanh thu như tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng,...
- Chi phí chìm: Đây là khoản phí đã bị tiêu tốn trong quá khứ và không thể thu hồi lại được. Chi phí này bao gồm phí phát triển sản phẩm, phí mua thiết bị, phí đào tạo nhân viên,...
Bài viết trên đã giúp chủ shop giải đáp thắc mắc chi phí cơ hội là gì và cách tính loại phí này chuẩn. Hy vọng chủ shop có thể vận dụng được những thông tin hữu ích trên để đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh nhé!