Chi phí cố định: Công thức tính và vai trò đối với shop
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Chi phí cố định là một trong những khoản phí kinh doanh cơ bản mà tất cả các shop đều phải hiểu rõ giúp đảm bảo tính toán giá cost sản phẩm chuẩn xác, từ đó có thể đạt doanh thu mơ ước nhanh chóng. Vậy chi phí cố định là gì, gồm những loại nào? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau shop nhé!
1. Chi phí cố định là gì?
Chi phí cố định (Fixed Cost) là tất cả chi phí người bán phải thanh toán định kỳ (có thể theo tuần hoặc theo tháng) nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiện tại diễn ra ổn định nhất.
Một số đặc điểm nổi bật của phí cố định là:
Tính ổn định: Khoản phí này thường giữ nguyên giá trị trong một khoảng thời gian nhất định (theo quý, theo năm).
Tính không thay đổi: Chi phí cố định không tăng hoặc giảm theo sự thay đổi của giá sản phẩm hay doanh thu.
Tính định kỳ: Người bán phải chi trả đủ khoản phí đó định kỳ (thường là theo tháng) dù hoạt động bán hàng có lời hay không.
2. Các loại chi phí cố định
Có thể chia những khoản phí cố định thành 2 nhóm cơ bản bên dưới:
2.1 Chi phí cố định bắt buộc
Đây là chi phí chủ shop nhất định phải trả hàng tháng, liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và không thay đổi theo hiệu quả sản xuất hoặc doanh số. Ví dụ, chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê kho, chi phí mua - bảo dưỡng máy móc…
2.2 Chi phí cố định không bắt buộc
Đây cũng là khoản phí cố định mà người bán phải trả, nhưng có thể điều chỉnh dần theo thời gian tùy theo tình hình kinh doanh. Ví dụ, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí thuê đơn vị sản xuất, chi phí nhập nguyên vật liệu…
Xem thêm: Fixed cost là gì? Phân biệt giữa định phí và biến phí
Chi phí cố định bao gồm 2 loại phổ biến là chi phí cố định bắt buộc và không bắt buộc.
3. Công thức tính chi phí cố định
Muốn tính toán chi phí cố định chính xác hơn, người bán có thể thử áp dụng công thức gợi ý sau đây:
Chi phí cố định = (Chi phí hoạt động cao nhất – Chi phí hoạt động thấp nhất) / (Đơn vị hoạt động cao nhất – Đơn vị hoạt động thấp nhất) Trong đó:
|
Ví dụ: Shop A có tổng chi phí cao nhất trong năm hoạt động là 500.000.000 đồng với 200 sản phẩm. Tổng chi phí thấp nhất của công ty đó trong năm là 100 sản phẩm với 200.000.000 đồng.
Dựa vào công thức trên, ta có định phí của shop bằng: (500.000.000 - 200.000.000) / (200 - 100) = 3.000.000 đồng.
4. Vì sao shop cần hiểu rõ chi phí cố định?
Xác định đúng chi phí cố định mang lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận cho shop như:
Giúp shop chuẩn bị đủ vốn kinh doanh: Nắm rõ khoản phí cố định định kỳ giúp người bán dự trù đủ vốn thích hợp. Nhờ đó đảm bảo shop có thể tự vận hành tốt trong tối thiểu vài tháng đầu tiên, khi hoạt động bán hàng chưa có khả năng sinh lời.
Hỗ trợ shop tính toán giá thành sản phẩm: Chi phí cố định là một yếu tố tác động trực tiếp đến giá cost. Do đó, muốn định giá sản phẩm thích hợp, chắc chắn người bán phải biết công thức tính và dự phòng hợp lý.
Đánh giá được shop đang lời hay lỗ: Tổng doanh thu sau khi trừ tất cả phí thiết yếu, bao gồm chi phí cố định, là cơ sở quan trọng giúp shop xác định kế hoạch bán hàng hiện tại đã thích hợp hay chưa, có lợi nhuận không.
5. Cách giúp shop giảm chi phí cố định
Như đã đề cập ở trên, chi phí cố định không bắt buộc là phần mà shop có thể tối ưu được dễ dàng, từ đó cải thiện doanh thu thực nhận về tối đa.
Gợi ý nhỏ cho shop mới một số kinh nghiệm tiết kiệm phí cố định hiệu quả là:
5.1 Thuê dịch vụ chuyên nghiệp để hỗ trợ shop kinh doanh
Xây dựng đội ngũ giao nhận hàng hóa riêng có thể tốn kém nhiều chi phí cố định cho người bán, hơn nữa kèm theo vô vàn rủi ro (khiến người nhận thất vọng vì giao chậm, không bảo quản hàng tốt…) do thiếu kinh nghiệm. Khi ấy, chủ shop cân nhắc thuê một dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp, có nhiều năm hoạt động trong ngành và cước phí, chính sách đền bù rõ ràng.
Shop mong phí thấp, bồi thường cao? Giao Hàng Nhanh đáp ứng “tất” Giao Hàng Nhanh (GHN) ngày càng khẳng định vị trí đặc biệt trong thị trường vận chuyển hàng hóa khi được hơn 100.000 khách hàng tin tưởng, hoàn thành 20.000.000 đơn hàng mỗi tháng, mở rộng hệ thống bưu cục Giao Hàng Nhanh lên tới 2.000 khắp 63 tỉnh/thành phố… Tin tưởng trao cho GHN cơ hội đồng hành, chủ shop hoàn toàn có thể an tâm vì:
Chính sách đồng giá đơn chỉ từ 15.5K giúp shop gửi hàng cho khách nhanh gọn nhưng phí siêu tiết kiệm.
Đừng ngần ngại đăng ký tài khoản để không bỏ lỡ cơ hội tận hưởng dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp của GHN Express nhé! |
5.2 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu có mức giá hợp lý
Người bán nên dành thời gian tìm hiểu, so sánh ưu điểm và hạn chế của vài nơi lấy hàng/nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm. Qua đó chọn ra địa chỉ cung cấp giá bình ổn, chất lượng đảm bảo để đồng hành lâu dài.
Bật mí: 6 cách tìm nguồn hàng sỉ bán online cho người mới bắt đầu
5.3 Loại bỏ hoặc thay đổi sản phẩm
Trong quá trình kinh doanh có bất kỳ sản phẩm nào không còn khả năng sinh lời thêm nữa, shop hãy mạnh dạn loại bỏ để tránh mất quá nhiều phí cố định (ở đây là phí thuê kho bảo quản, phí lấy hàng/phí sản xuất…). Đồng thời, người bán cân nhắc tìm kiếm những sản phẩm tốt hơn, có thể thay thế được mặt hàng đó giúp giữ chân các khách hàng cũ hiệu quả.
5.4 Cân nhắc khi quảng cáo hoặc tung khuyến mãi
Tận dụng các chương trình giảm giá để thu hút khách hàng là một chiến lược bán hàng không thể thiếu. Thế nhưng, nếu muốn không ảnh hưởng đến lợi nhuận thì thực sự chủ shop phải tính toán khoản tiền được khuyến mãi kỹ càng, vừa đủ chi trả cho chi phí cố định, vừa có một chút lợi nhuận.
Chi phí cố định là yếu tố quan trọng mà shop phải đặc biệt quan tâm khi tính toán khoản tiền được phép giảm khi thực hiện khuyến mãi.
5.5 Ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý
Chủ shop mới đừng ngần ngại đi đầu trong việc sử dụng những sản phẩm hiện đại giúp quá trình kinh doanh suôn sẻ hơn, chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng. Chỉ với một nền tảng duy nhất, người bán thuận lợi theo dõi hàng hóa, đơn hàng, doanh thu, nhân sự… và đưa ra kế hoạch phân bổ nguồn vốn tối ưu.
Qua những chia sẻ kể trên, mong rằng người bán có thể hiểu rõ chi phí cố định là gì và cách xác định ra sao để có thể cân nhắc chiến lược bán hàng thích hợp. Chúc shop sớm thành công trong tương lai nhé!
Các chủ đề liên quan: