Vòng quay hàng tồn kho là gì? Vì sao shop bán hàng nên nắm rõ?

Tính vòng quay hàng tồn kho sao cho chuẩn xác là cách giúp shop xây dựng kế hoạch bán hàng hợp lý với tình hình kinh doanh thực tế và hạn chế hàng hóa tồn đọng trong kho quá lâu, gia tăng  nguy cơ thâm hụt vốn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các shop mới thế nào là vòng quay hàng tồn kho và hướng dẫn công thức tính nhanh. Tìm hiểu ngay nhé! 

1. Vòng quay hàng tồn kho là gì?

Vòng quay hàng tồn kho là chỉ số dùng để tính số lần shop bán và tái nhập hàng trong kho để tạo ra doanh thu ở một khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng, một quý hoặc một năm). 

Ví dụ: Shop nhập sản phẩm A, bán hết trong 1 tháng. Sau đó, chủ shop tiếp tục nhập A về và bán hết trong 2 tháng. Do vậy, số liệu vòng quay hàng tồn kho ghi nhận của mặt hàng A trong quý này (3 tháng) là 2 lần.

2. Số vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng thế nào đến bán hàng?

Thông qua số vòng quay của hàng tồn kho, chủ shop có thể nắm rõ tình hình kinh doanh của shop. Cụ thể:

2.1. Vòng quay hàng tồn kho cao

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho lớn hơn khoảng thời gian trước đó (ví dụ: Năm nay và năm trước) cho thấy shop đang kinh doanh tốt, quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Tuy nhiên, số vòng quay tăng đột ngột có thể dẫn đến thiếu hụt hàng, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên sẽ giảm khả năng cạnh tranh của shop với các đơn vị khác.

Xem thêm: Sắp xếp kho theo 5s là gì? Áp dụng để thấy lợi ích bất ngờ!

Số vòng quay hàng tồn kho tăng so với cùng kỳ năm trước/quý trước/tháng trước chứng minh chiến lược kinh doanh hiện tại có hiệu quả tốt.

2.2. Vòng quay hàng tồn kho thấp

Số vòng quay giảm so với cùng chu kỳ trước đó nghĩa là shop bán hàng chậm hoặc không bán được. Tất nhiên, số hàng tồn kho càng nhiều thì nguy cơ thâm hụt vốn càng cao.

Qua phân tích kể trên, có thể thấy, chỉ số này giữ vai trò quan trọng trong:

  • Đánh giá hiệu suất quản lý hàng tồn kho: Dựa trên số vòng quay của hàng tồn kho giữa các giai đoạn, chủ shop nhận định chiến lược bán hàng hiện tại đã phù hợp hay chưa và cân nhắc thay đổi sớm nếu cần thiết. 
  • Đánh giá chi phí hàng tồn kho: Không chỉ có vốn nhập hàng, nếu có hàng tồn kho thì shop còn cần chi trả thêm phí thuê kho, phí bảo quản… Vậy nên, tính toán vòng quay hàng hóa trong kho chuẩn xác tạo điều kiện cho shop cân đối chi tiêu, đạt doanh số cao nhất. 
  • Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Xác định vòng quay hàng tồn mỗi chu kỳ là bao nhiêu giúp người bán dự trữ hàng hợp lý, tránh thiếu hụt hay ứ đọng. Vì vậy, nguồn vốn được sử dụng một cách tối ưu, đảm bảo hoạt động kinh doanh vận hành ổn định. 
  • Dự đoán xu hướng mua hàng: Chỉ số này còn cho thấy tốc độ bán hàng của một (hoặc một vài) sản phẩm nhất định. Nhờ thế, chủ shop dễ dàng dự đoán mặt hàng được yêu thích nhất để lên kế hoạch nhập hàng, trữ hàng thích hợp.

3. Cách tính vòng quay hàng tồn kho

Các bước tính vòng quay hàng tồn kho như sau:

  • Bước 1: Xác định khoảng thời gian cần tính số vòng quay tồn kho (một tháng, một quý hay một năm). Nếu chủ shop kinh doanh nhỏ lẻ thì nên tính theo từng tháng để có kết quả chuẩn xác nhất.
  • Bước 2: Xác định nhóm hàng cần tính toán vòng quay (có thể theo mã sản phẩm hoặc nhóm hàng nhất định). 
  • Bước 3: Ghi chép thông tin về giá vốn ban đầu và giá trị tồn kho cuối kỳ của từng sản phẩm (hay từng nhóm hàng).
  • Bước 4: Áp dụng công thức tính vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Giá trị hàng tồn kho bình quân. Trong đó, giá trị hàng tồn kho bình quân = (Giá trị tồn kho đầu  kỳ + Giá trị tồn kho cuối kỳ) / 2.
  • Bước 5: Tính số ngày bắt đầu - kết thúc một vòng quay hàng tồn kho bình quân = Số ngày của kỳ kế toán / Số vòng quay của hàng tồn kho. Nếu kỳ kế toán tính theo tháng, năm, quý thì số ngày của kỳ kế toán lần lượt là 30, 90, 365.

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình xử lý đơn hàng hiệu quả cho shop

Công thức vòng quay hàng tồn kho phổ biến

Ví dụ minh họa: 

Số liệu ghi nhận tại shop A trong năm 2023 như sau:

  • Giá trị bán hàng: 20.000.000 đồng.
  • Giá trị hàng tồn kho đầu năm: 5.000.000 đồng.
  • Giá trị hàng tồn kho cuối năm: 4.000.000 đồng.
  • Số ngày của kỳ kế toán: 365 ngày.

Ta có:

  • Giá trị hàng tồn kho bình quân = (5.000.000 + 4.000.000) / 2  = 4.500.000 đồng.
  • Vòng quay hàng tồn kho =  20.000.000 / 4.500.000 = 4.44 lần.
  • Số ngày bắt đầu - kết thúc một vòng quay = 365 / 4.44 = 82.207 ngày.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Một số yếu tố tác động trực tiếp đến vòng quay của hàng hóa tồn kho là:

  • Nhu cầu mua hàng: Nếu sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu thì tốc độ bán ra sẽ nhanh hơn, ít tồn kho hơn và đồng nghĩa rằng vòng quay tồn kho lớn. Ngược lại, nếu khách hàng không có nhu cầu với mặt hàng này thì sản phẩm bán chậm, thậm chí không bán được và vòng quay tồn kho thấp, rủi ro lỗ vốn cao.
  • Xu hướng mua hàng: Tương tự nhu cầu mua hàng, xu hướng mua hàng cũng quyết định đến chỉ số vòng quay cao hay thấp. Ví dụ, giỏ quà chưng Tết chỉ bán được vào dịp Tết nên số vòng quay mặt hàng ngày đạt đỉnh ở các tháng cận Tết. 
  • Loại sản phẩm: Có các loại sản phẩm có thể tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau (như quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm…), nhưng cũng có một vài mặt hàng chỉ thích hợp cho một nhóm người mua nhất định (như đá quý, vàng…). Do đó, nếu shop kinh doanh mặt hàng phổ biến, dễ mua thì khả năng tồn kho thấp hơn.
  • Phương pháp bán hàng: Chỉ số vòng quay hàng tồn kho có thể không đạt mức mong đợi nếu người bán không có phương án bán hàng đáp ứng mong muốn của người mua. Chẳng hạn, hầu hết người tiêu dùng hiện tại đều thích mua sắm online trên sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội, nên shop cần đầu tư kênh bán trực tuyến chỉn chu, tối ưu quy trình mua hàng.
  • Cách quản lý hàng tồn kho: Quản lý tồn kho hiệu quả giúp shop cung cấp hàng hóa liên tục cho khách hàng, lựa chọn sản phẩm nhập về ở lần tiếp theo chuẩn xác và có kế hoạch giải phóng hàng tồn hợp lý. Qua đó, shop hạn chế thâm hụt vốn, đạt doanh thu cao nhất.

5. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?

Không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này vì còn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Theo đó, chủ shop có thể dựa vào một số thông tin cơ bản như số liệu thống kê từ chu kỳ trước, số vốn ban đầu, số lượng nhân sự, đặc điểm thị trường, thông tin từ đối thủ… để xác định hệ số thích hợp nhất. 

Theo các thống kê gần nhất, hệ số vòng quay hàng tồn kho trung bình ở một số ngành hàng thông dụng là: 

  • Thời trang: 4  - 6 vòng/năm.
  • Tạp hóa: 13 - 15 vòng/năm.
  • Linh kiện phụ tùng xe hơi: 20 - 40 vòng/năm.

Xác định chỉ số hàng tồn thích hợp giúp shop xây dựng chiến lược bán hàng lý tưởng.

6. Làm sao để tối ưu vòng quay hàng tồn kho hiệu quả?

Shop mới có thể tham khảo một số phương pháp hữu ích bên dưới giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh tối đa, hạn chế hàng hóa tồn kho nhiều:

6.1. Tăng cường quảng cáo, tổ chức khuyến mãi

Những ngày đầu kinh doanh, người bán cân nhắc tiến hành chương trình quảng cáo (với chi phí phù hợp với khả năng của shop) nhằm tăng khả năng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Nhờ vậy, shop tăng khả năng chốt đơn thành công và giảm lượng hàng tồn kho. 

6.2. Phân chia nhóm khách hàng

Chủ shop hãy chủ động chia nhóm người mua tiềm năng hoặc không để có kế hoạch tư vấn, chăm sóc phù hợp. Qua đó, cửa hàng bán ra lượng sản phẩm lớn nhất và tránh tồn kho quá nhiều. 

6.3. Có thể triển khai phương thức đặt hàng trước

Nếu chủ shop kinh doanh mặt hàng vốn cao thì hãy triển khai chiến lược đặt trước. Điều này giúp người bán dự đoán được số lượng hàng cần nhập, chuẩn bị đủ vốn và tránh lấy hàng quá nhiều ở một vòng quay hàng mà không bán được. 

6.4. Sử dụng phần mềm bán hàng

Quản lý hàng tồn kho sát sao tạo điều kiện cho người bán xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý. Thay vì ghi chép thủ công, hiện nay, có rất nhiều phần mềm bán hàng uy tín như NOBITA.PRO, TRUSTSALES, TPOS… giúp chủ cửa hàng kiểm soát hàng tồn kho nhanh chóng, dễ dàng.

Bên cạnh đó, những phần mềm kể trên đều có tích hợp sẵn đơn vị vận chuyển TOP đầu Việt Nam - Giao Hàng Nhanh (GHN) với nhiều năm đồng hành cùng hàng nghìn shop lớn, nhỏ. Vì thế, shop có thể vừa quản lý số lượng hàng hóa tồn kho, vừa thuận tiện lên đơn, giao hàng cho khách nhanh chóng trên cùng một nền tảng duy nhất. Từ đó, người bán tiết kiệm thời gian quản lý và hạn chế sót đơn tối đa. 

Không chỉ vậy, GHN còn sở hữu các ưu điểm nổi bật để shop online bán hàng thuận lợi hơn, tạo thiện cảm với người mua mà không tốn quá nhiều chi phí như:

Tính năng Giao thất bại - thu tiền hữu ích của GHN tạo điều kiện cho các shop giảm bớt gánh nặng phí ship nếu khách từ chối nhận hàng.

Ngay hôm nay, hãy đăng ký trải nghiệm dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp của GHN để tối ưu hóa vòng đời sản phẩm, vòng quay hàng tồn kho nhé!

Trên đây là tất cả thông tin hữu ích nhất về vòng quay hàng tồn kho, công thức tính và kinh nghiệm quản lý hàng hóa hiệu quả. Nhờ thế, người bán giảm thiểu rủi ro hao hụt khi bán hàng và đạt mức doanh thu hằng ao ước.

Các chủ đề liên quan: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập