Cách bán tạp hóa nhỏ tại nhà, vốn ít, lãi đều đặn mỗi ngày

Mở cửa hàng tạp hóa là một hình thức kinh doanh nhu yếu phẩm, thực phẩm quy mô nhỏ dựa trên mô hình cửa hàng bách hóa (như siêu thị, cửa hàng tiện lợi…). Loại hình này rất đầy tiềm năng sinh lời, đặc biệt ở vùng nông thôn, vì vốn ban đầu không quá cao, giấy tờ đăng ký kinh doanh không quá phức tạp và thu hồi vốn nhanh.

Nếu các bạn quan tâm đến việc mở một tiệm tạp hóa nhỏ để kiếm tiền nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích bạn không nên bỏ qua.

1. Bán hàng tạp hoá có lãi không?

Đặc trưng của tạp hóa là “tích tiểu thành đại”, tức tiền lãi tích lũy dần dần dựa trên nhiều mặt hàng khác nhau - thay vì chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau, tuy mỗi hàng hóa bán ra chỉ lời từ vài chục đồng đến vài trăm đồng nhưng số lượng bán được hàng ngày không phải 1, mà có khả năng đến 5, 10, 15… bởi những hàng hóa ở tiệm tạp hóa đều cần thiết cho người tiêu dùng. Thêm vào đó, nếu tìm được nơi cung cấp hàng ổn định, giá tốt thì khoản lời sẽ cao hơn nữa.

Vậy có thể nói, việc bán tạp hóa nhỏ tại nhà vẫn đảm bảo sinh lãi đều đặn, nếu shop biết cách thúc đẩy khách mua nhiều hàng và tìm được nơi nhập giá hợp lý. 

Vốn mở tạp hóa nhỏ không cao, dễ xoay vòng mà mô hình lại dễ quản lý nên được nhiều người lựa chọn kinh doanh.

2. Nếu bạn còn băn khoăn khi mở tiệm tạp hóa, hãy xem ngay những cơ hội sau

Hãy an tâm rằng bất kỳ nơi nào có khu dân cư sinh sống, nơi đó đều có cơ hội mở tiệm tạp hoá (nhất là ở vùng nông thôn). Bởi lẽ, thói quen của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn là mua sắm ở cửa hàng nhỏ, gần nhà vì tính tiện lợi cao, lúc nào cần là có. Đồng thời, lượng khách hàng bình ổn, đều đặn mỗi ngày nên không phải đầu tư quá nhiều vào việc quảng cáo. 

Hơn nữa, bán tạp hóa không đòi hỏi quá nhiều về vốn, kiến thức chuyên môn hay thời gian cố định hàng ngày. Bởi, dù vốn ít hay vốn nhiều cũng mở tiệm thành công, hoặc vừa chăm con hay làm việc khác vẫn có thể bán, thậm chí không cần phải đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào cũng kinh doanh được.

Xem thêm: Cách kinh doanh hàng tiêu dùng hiệu quả, lời cao với vốn thấp

3. Bạn nên chọn bán tạp hóa nhỏ tại nhà hay bán online?

Theo cách thức truyền thống, nếu nơi bạn sống tập trung đông dân cư thì có thể mở quầy tạp hoá tại nhà để tối ưu chi phí thuê mặt bằng. Hình thức này khá phù hợp cho mọi khách khu vực lân cận đến mua sắm trực tiếp.

Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là bán hàng online và giao tận nơi nên người bán có hai sự lựa chọn lý tưởng là:

  • Bạn cân nhắc vừa mở tiệm tạp hóa trực tiếp, vừa kinh doanh trực tuyến (thông qua hình thức gọi điện thoại đặt hàng hoặc liên hệ qua các kênh khác như TikTok, Facebook, Zalo...) để người tiêu dùng dễ dàng mua sắm khi cần.
  • Hoặc bạn chỉ tập trung kinh doanh hàng tạp hóa online trên những kênh bán hàng thông dụng như Shopee, Lazada, Facebook, TikTok… nhằm mở rộng tệp khách hàng tiềm năng (thay vì chỉ tập trung ở mỗi khu vực đang sinh sống). Lúc này, chủ shop đừng quên hợp tác cùng với một đơn vị vận chuyển uy tín để giao hàng nhanh, an toàn đến tay khách.

Chủ shop an tâm lên đơn vì có GHN nhận vận chuyển nhanh - tiết kiệm  

Với hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, Giao Hàng Nhanh (GHN) được nhiều shop lớn - nhỏ tin tưởng và lựa chọn hợp tác lâu dài. Theo đó, GHN không ngừng cải thiện tốc độ vận chuyển, chỉ còn 24h cho đơn nội thành và 1 - 2 ngày cho đơn liên tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng “ngay và luôn” của đại đa số khách hàng.

Để có được điều này, GHN đầu tư hệ thống phân loại tự động 100% với khả năng xử lý 30.000 đơn hàng/giờ giúp bảo đảm độ chuẩn xác cao nhất và rút ngắn thời gian đơn lưu kho. Thêm nữa, hiện GHN đã có hơn 2.000 bưu cục phủ sóng khắp cả nước, tạo điều kiện cho shipper đến tiệm tạp hóa lấy đơn nhanh chóng và giao liền cho người nhận trong vài tiếng.

Toàn cảnh kho Xuyên Á của GHN - nơi hàng hóa được phân loại tự động nhanh chóng, chính xác trước khi đến tay người nhận.

4. Bán hàng tạp hoá nhỏ cần bao nhiêu vốn?

Không có con số cố định cho mức vốn ban đầu khi mở tạp hóa. Nếu dự định chỉ kinh doanh tại nhà, ước tính chi phí mở cửa hàng tạp hóa tối thiểu 100 triệu đồng (bao gồm vốn nhập hàng, tiền thuê mặt bằng (nếu sử dụng mặt bằng sẵn có ở nhà thì không cần chi trả cho khoản này), tiền đầu tư nội thất (như kệ bày hàng, bảng hiệu…), mua phần mềm quản lý bán hàng…). Còn vốn mở tạp hóa nhỏ bán online chỉ cần tầm 50 triệu đồng trở lên (để chi cho tiền nhập hàng, mua phần mềm quản lý kinh doanh, chạy quảng cáo thương hiệu…).

Xem thêm: Các nguồn hàng sỉ quần áo bán online rẻ đẹp, chất lượng trên toàn quốc

5. Những loại dụng cụ, thiết bị nào cần chuẩn bị khi bán tạp hóa?

Tùy theo hình thức kinh doanh cửa hàng tạp hóa mà danh sách các thiết bị, nội thất, dụng cụ… cần thiết có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Đối với cửa hàng trực tiếp: Hệ thống giá, kệ, hộc trưng bày sản phẩm; quầy thanh toán; đèn; tủ đông/tủ lạnh; máy quạt/máy lạnh…
  • Đối với cửa hàng online: Máy in đơn, hộp carton, giấy gói hàng… 

Xem thêm: 5 thương hiệu máy in đơn hàng chất lượng, shop nên tham khảo.

Tổng hợp những thiết bị, dụng cụ thiết yếu cho cửa hàng tạp hóa.

6. Mở tiệm tạp hóa nhỏ cần chuẩn bị các loại giấy tờ nào?

Dù mở cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ, các bạn cũng bắt buộc đăng ký kinh doanh theo hình thức kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan cấp quận/huyện có thẩm quyền. Trong trường hợp hoạt động quy mô lớn hơn thì chủ shop nên có thêm giấy đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy - chữa cháy…

Dưới đây là những loại giấy tờ chủ shop phải chuẩn bị trước khi mở cửa hàng:

  • Hình thức mở trực tiếp: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân, Hợp đồng thuê địa điểm (nếu có), Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Giấy xin phép bán lẻ thuốc lá - rượu (nếu có bán mặt hàng này), Giấy phòng cháy - chữa cháy và Giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (nếu có bán mặt hàng handmade). 
  • Hình thức tạp hóa online: Điền đơn thông báo với Bộ Công Thương nếu có website bán hàng riêng và Giấy phép kinh doanh bán hàng online.

7. Nếu vốn ít, hãy nhập hàng số lượng ít nhưng đa dạng chủng loại

Lựa chọn đúng mặt hàng, hợp nhu cầu người tiêu dùng là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công hữu ích cho người mới. Gợi ý đến bạn các nhóm hàng thiết yếu cần ưu tiên nhập trước là:

  • Bánh kẹo, thực phẩm.
  • Hóa chất và tẩy rửa (như nước rửa chén, nước lau sàn, nước lau kính…).
  • Mỹ phẩm.
  • Đồ dùng Mẹ và Bé.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các loại đồ uống (như trà, nước ngọt, cà phê…). 
  • Hàng tiêu dùng thiết yếu (như giấy vệ sinh, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm…)
  • Đồ gia dụng cơ bản (như bát, chén, đĩa…).
  • Các loại khăn giấy khô - ướt.
  • Đồ dùng văn phòng cơ bản (như bút, thước, sách, vở…).
  • Sản phẩm chăm sóc sức khỏe (như yến, hạt dinh dưỡng, dầu xanh….).
  • Bia.
  • Rượu.
  • Đồ chơi trẻ em.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới mở bán, chưa hiểu rõ sở thích của khách hàng tiềm năng, với mỗi loại, chủ shop chỉ nên nhập một số lượng vừa phải để tránh tồn kho, lỗ vốn. Ví dụ, hiện có rất nhiều thương hiệu sữa tươi như Vinamilk, Cô gái Hà Lan, TH True Milk, Nutifood… trên thị trường nên shop chưa biết đâu là sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích. Do đó, hãy cân nhắc nhập mỗi thương hiệu khoảng 1 - 2 thùng để tự đánh giá và cân nhắc nhập tiếp ở đợt sau.

Ngoài ra, nếu mở cửa hàng bán tạp hóa nhỏ tại nhà thì chủ shop đừng quên chú ý cách trưng bày hàng hóa sao cho trực quan (bằng cách phân khu vực rõ ràng, sắp xếp gọn gàng và tránh chồng chéo lên nhau), giúp khách vào cửa hàng dễ quan sát và tìm món đồ ưng ý.

Xem thêm: Tìm nguồn hàng sỉ đồ gia dụng: 5 nơi uy tín và lưu ý kèm theo

8. Mở cửa hàng tạp hóa nên chọn nguồn hàng ở đâu?

Lựa chọn nguồn nhập hàng hóa uy tín là một trong những yếu tố có tính quyết định đến tỷ lệ kinh doanh thành công. Nếu chưa biết nên lấy hàng từ đâu đáng tin cậy thì chủ shop có thể tham khảo:

  • Nhập hàng từ nhà sản xuất/phân phối chính hãng sản phẩm.
  • Lấy hàng từ các chợ buôn nổi tiếng.
  • Nhập từ các đại lý bán sỉ, hoặc cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn.
  • Lấy hàng hóa từ nước ngoài.
  • Đặt hàng số lượng lớn trên các website bán hàng, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Dù chọn nơi nhập hàng hóa nào, các shop mới đừng quên lưu lại một số lưu ý quan trọng sau:

  • Thương lượng số lượng và giá thành cẩn thận (có hợp đồng ký kết làm minh chứng).
  • Kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng trước khi thanh toán, nhất là hạn sử dụng.
  • Giữ lại hóa đơn nhập hàng để đối soát doanh thu dễ dàng.
  • Có thể cùng lúc lấy hàng hóa từ nhiều đơn vị khác nhau nhằm so sánh giá cả thuận tiện hơn.

Mặc dù nguồn lấy hàng tạp hóa rất phong phú nhưng chủ shop phải lựa chọn kỹ lưỡng để bảo đảm an toàn, đạt chất lượng tốt nhất.

Xem thêm: 6 cách tìm nguồn hàng sỉ bán online cho người mới bắt đầu

9. Cách tiếp thị giúp cửa hàng tạp hóa của bạn ban đầu được nhiều người biết đến

Đặt tên cửa hàng sao cho ấn tượng và thu hút là cách giúp thương hiệu shop mới đủ sức cạnh tranh với những đơn vị trước đó, cũng như tạo ấn tượng đặc biệt với khách hàng tiềm năng. ‘Bật mí’ những cách đặt tên gọi lý tưởng cho shop tham khảo là:

  • Dựa trên tên chủ shop như An Bình, Thảo Nguyên, Thanh Thảo…
  • Dựa vào địa chỉ cửa hàng như 67 Lê Trung Nghĩa, 2 Nguyễn Thế Lộc…
  • Lấy đặc trưng của shop như Tạp hóa Đầm Sen (vì gần khu vui chơi Đầm Sen), Tạp hóa Landmark 81 (vì ngay cạnh tòa nhà Landmark 81)...
  • Sử dụng nickname như Tạp hóa Bé Bi, Tạp hóa Jenny…
  • Dùng từ ngữ kích thích sự tò mò như Tạp hóa Một giá, Tạp hóa 10K…

Thêm nữa, đối với cửa hàng trực tiếp, chủ shop cân nhắc thiết kế biển quảng cáo nổi bật khiến người tiêu dùng chú ý. Còn đối với cửa hàng online, người bán hãy thiết kế gian hàng đẹp mắt bằng cách tạo ảnh đại diện, ảnh bìa độc đáo và đồng nhất khung viền (hoặc nền) chụp sản phẩm.

Xem thêm: Lưu ngay 8 cách tiếp cận khách hàng online nhanh và hiệu quả

10. Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ, về lâu dài có nên khuyến mãi không?

Tổ chức chương trình giảm giá là một trong những cách thức kích thích nhu cầu mua sắm và cải thiện doanh thu nhanh chóng shop không nên bỏ qua. Nếu cân đối ngân sách được, người bán hãy “tung ra” khuyến mãi (có thể giảm cho những sản phẩm nhất định, giảm giá trên tổng hóa đơn, miễn phí vận chuyển, tặng kèm quà tặng…) hoặc cân nhắc bán hàng theo combo (ví dụ mua 1 dầu gội giá 50.000 đồng, mua 1 dầu xả giá 40.000 đồng nhưng nếu mua combo gội xả chỉ 80.000 đồng).

Shop đừng ngại lên đơn vì có GHN tối ưu chi phí vận chuyển

Bên cạnh cam kết tốc độ giao hàng nhanh chóng, GHN còn hỗ trợ các shop bảng giá tiết kiệm, thiết kế theo đặc điểm từng shop (Xem chi tiết), giúp shop mới tối ưu chi phí vận chuyển và xoay vòng vốn các khoản chi phí khác hiệu quả hơn. 

Không chỉ vậy, khi shop có lượng đơn ổn định (từ 400 đơn/tháng), GHN cung cấp thêm nhiều ưu đãi vận chuyển hấp dẫn khác nhằm tạo điều kiện cho shop thu hồi vốn nhanh, đạt doanh thu mơ ước.

GHN giúp các shop mới tối ưu phí vận chuyển, đảm bảo đơn đến người nhận nhanh với mức giá hợp lý nhất.

Đến đây, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kinh nghiệm bán hàng hữu ích dù mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà hay kinh doanh online, qua đó đạt lợi nhuận như mong đợi trong thời gian sớm nhất.

Đừng quên nhấn đăng ký tài khoản GHN tại https://sso.ghn.vn/register để đơn vị có cơ hội đồng hành cùng shop phát triển nhé!

Xem thêm: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập