Cách kinh doanh đồ điện gia dụng cho người mới bắt đầu
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Kinh doanh đồ điện dân dụng dần trở thành xu hướng khởi nghiệp đầy tiềm năng. Vì những sản phẩm chạy bằng điện luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động thường ngày của con người. Nếu các bạn dự định “theo đuổi” mặt hàng này thì đừng quên tham khảo kinh nghiệm kinh doanh đồ điện gia dụng hữu ích được gợi ý trong bài viết sau.
1. Vì sao nên kinh doanh đồ điện dân dụng?
Mặt hàng đồ điện gia dụng mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn. Vì sản phẩm dường như xuất hiện trong mọi hoạt động thường ngày nên nhu cầu sử dụng không ngừng tăng cao. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng liên tục phát triển nhiều mặt hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt tất cả yêu cầu của khách hàng giúp người bán có sự lựa chọn phong phú.
2. Mở cửa hàng điện gia dụng cần chuẩn bị gì?
Dù mở cửa hàng điện gia dụng hay kinh doanh online, chủ shop đều cần thực hiện công đoạn chuẩn bị bên dưới:
2.1 Chuẩn bị vốn
Trước khi bắt đầu kinh doanh, người bán nên lên kế hoạch chi tiêu và hoạch định số vốn ban đầu kỹ lưỡng. Điều này giúp chủ shop định hướng hoạt động thích hợp và dễ dàng đánh giá hiệu suất bán hàng sau này. Trong trường hợp quyết định bán đồ điện online, shop nên quan tâm một số khoản chi cơ bản như vốn nhập hàng, chi phí marketing, chi phí nhân viên, chi phí mua phần mềm quản lý, chi phí mở kho…
Chuẩn bị sẵn sàng một khoản vốn cần thiết giúp shop vận hành hiệu quả.
2.2 Xác định khách hàng và mục tiêu kinh doanh
Hiện nay, đồ điện dân dụng có mức giá vô cùng đa dạng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau (từ bình dân đến cao cấp). Do vậy, chủ shop hãy tìm hiểu đặc điểm của nhóm khách hàng tiềm năng kỹ càng và đề ra mục tiêu chi tiết để lựa chọn loại hàng hóa phù hợp và xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý.
2.3 Mua sắm trang thiết bị cần thiết
Bên cạnh nguồn nhập hàng, muốn kinh doanh đồ điện gia dụng thành công, người bán đừng quên quan tâm đến các cơ sở vật chất thiết yếu như máy in đơn, kệ trưng bày sản phẩm, thùng đựng hàng, giấy gói hàng… Tùy theo định hướng phát triển mà shop hướng tới, chủ cửa hàng lựa chọn mức giá tốt nhất cho từng loại giúp tối ưu hóa chi phí trong những ngày đầu mở bán.
2.4 Dự tính chi phí kinh doanh
Chủ shop hãy dành thời gian thống kê toàn bộ khoản chi cơ bản nhất để biết được khoản vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu. Dưới đây là những chi phí thiết yếu giúp một cửa hàng bắt đầu hoạt động:
- Với trường hợp bạn muốn mở cửa hàng:
Chi phí thuê mặt bằng: Bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền điện, tiền nước, tiền Internet…
Chi phí thiết kế: Thường bao gồm chi phí thiết kế ngoại thất - nội thất và chi phí thiết kế bảng hiệu.
Chi phí mua trang thiết bị: Bao gồm tiền mua bàn, ghế, kệ, tủ…
Chi phí kho: Gồm tiền thuê mặt bằng, tiền mua cơ sở vật chất, tiền lắp hệ thống an ninh…
Chi phí nhập hàng: Bao gồm tiền lấy hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí hoàn thiện thủ tục nhập hàng (nếu lấy hàng từ nước ngoài)...
Chi phí thuê nhân viên: Gồm có tiền lương hàng tháng và các khoản phúc lợi.
Chi phí khác: Chẳng hạn chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển hàng hóa đến khách hàng, chi phí bảo trì định kỳ, chi phí mua máy in đơn, chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng và chi phí sửa chữa phát sinh.
- Với trường hợp bạn mở shop online:
Bao gồm tất cả chi phí kể trên ngoại trừ chi phí thuê mặt bằng và chi phí thiết kế cửa hàng.
Ngoài ra, shop đừng quên cộng thêm một khoản chi phí bảo đảm cửa hàng vận hành tốt trong ít nhất vài tháng đầu khi chưa có số lượt mua đều đặn.
2.5 Tìm nguồn cung cấp hàng hoá
Lựa chọn nơi lấy hàng uy tín là một khâu quan trọng nếu shop mong muốn mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng nhanh sinh lời. Bởi, nếu tìm được địa chỉ tin cậy, shop sẽ có nguồn hàng ổn định với mức giá hợp lý, cam kết chất lượng. ‘Mách nhỏ’ cho bạn một vài địa điểm được nhiều shop lớn nhỏ yêu thích là chợ đầu mối, các sàn thương mại điện tử, nhập trực tiếp từ hãng/đại lý phân phối chính thức…
Chủ shop lựa chọn địa chỉ nhập hàng hóa tùy theo kinh phí, nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của bản thân.
2.6 Chiến lược kinh doanh và truyền thông cửa hàng
Để nhiều người tiêu dùng biết đến cửa hàng, người bán nên xây dựng kế hoạch bán hàng và quảng cáo chỉn chu sao cho đúng người, đúng thời điểm. Đồng thời, chính chiến lược kinh doanh và truyền thông chi tiết là “công cụ đắc lực” để chủ shop dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu suất vận hành, từ đó có thể thay đổi phương pháp khác kịp thời.
3. Kinh nghiệm kinh doanh đồ điện gia dụng thành công
Ngoài giai đoạn chuẩn bị như trên, chủ shop mới chắc chắn cũng không thể bỏ lỡ những kinh nghiệm bán hàng hữu ích sau đây:
3.1 Nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường là công đoạn giúp người bán hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng tiềm năng và đánh giá tỷ lệ kinh doanh thành công của từng mặt hàng. Song song, shop mới còn tìm ra điểm mạnh - điểm yếu của đối thủ cạnh tranh khác để vận dụng ưu điểm, hạn chế khuyết điểm. Điều này tạo điều kiện bán hàng thuận lợi, nhanh thu hồi vốn và sinh lời.
3.2 Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Nếu shop có nguồn vốn ít thì hãy cân nhắc hoạt động online trước trên website bán hàng, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… hoặc ưu tiên chọn mặt bằng diện tích vừa phải, có giá thuê tiết kiệm. Còn nếu shop có vốn lớn hơn thì có thể mở cửa hàng điện gia dụng ở mặt bằng đắc địa (như thuộc khu vực trung tâm, mặt tiền…) kết hợp bán hàng trực tuyến để tăng doanh thu tối đa.
Shop ưu tiên vị trí kinh doanh dễ nhớ, dễ di chuyển.
3.3 Chọn nguồn hàng uy tín và chất lượng
Tùy theo nguồn vốn và nhu cầu, chủ cửa hàng lựa chọn nguồn hàng tương ứng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hãy chọn nơi cung cấp tin cậy, có số lượng hàng ổn định, nguồn gốc minh bạch, giá cả cạnh tranh và chế độ bảo hành tốt nhằm duy trì hoạt động ổn định của shop và tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Nguồn hàng đồ gia dụng giá sỉ
3.4 Tận dụng nhiều hình thức kinh doanh
Ngoài cách thức mở cửa hàng bán hàng truyền thống, chủ shop đừng quên cân nhắc kinh doanh online giúp mở rộng tối đa khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Theo đó, muốn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, người bán nên xây dựng website/tài khoản bán hàng chuyên nghiệp, thường xuyên đăng hình ảnh/video sản phẩm và lên kế hoạch chạy quảng cáo thích hợp.
Xem thêm: Bí quyết kinh doanh luôn thành công trong mọi hình thức
3.5 Thiết lập chiến lược quảng cáo, tiếp thị phù hợp
Shop có thể gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như tổ chức chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới (như giảm giá sản phẩm, tặng kèm quà tặng, tặng mã voucher cho lần mua kế tiếp…), kết hợp bán hàng ở nhiều nền tảng khác nhau (như sàn thương mại điện tử, website đăng bán miễn phí, mạng xã hội…) hay thực hiện các chương trình tri ân khách hàng cũ (như tích điểm tặng quà, gửi voucher miễn phí vận chuyển…).
Tìm hiểu và lựa chọn cách thức truyền thông sản phẩm hỗ trợ shop tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và chốt nhiều đơn hơn.
4. Những nguyên tắc cần nhớ khi bán đồ điện gia dụng
Sau đây là một số lưu ý quan trọng mà các shop mới cần nắm rõ:
4.1 Quan tâm đến nhu cầu và yêu cầu khách hàng
Thấu hiểu sở thích và mong muốn của người tiêu dùng giúp chủ shop dễ dàng lựa chọn nguồn hàng, sản phẩm, cách thức kinh doanh và xây dựng chiến lược bán hàng hợp lý. Qua đó, shop mới nhanh thu hồi vốn và mở rộng thêm trong tương lai.
4.2 Đa dạng hóa sản phẩm
Thêm một cách kinh doanh đồ điện gia dụng thành công là đa dạng hóa sản phẩm. Tức là cùng một mặt hàng giống nhau nhưng shop sẵn sàng cung cấp sản phẩm từ nhiều thương hiệu ở nhiều phân khúc giá thành khác nhau cho người mua thuận lợi tìm được mẫu ưng ý.
4.3 Am hiểu về sản phẩm
Chủ shop và nhân viên bán hàng hãy chủ động trang bị những kiến thức cơ bản nhất về sản phẩm (như tên, thương hiệu, nguồn gốc, giá bán, cách sử dụng…) để dễ dàng hỗ trợ khách hàng khi cần. Song song, shop còn biết cách đề xuất những combo hàng hóa phù hợp nhằm tăng doanh thu tối đa trong mỗi đơn hàng.
5. Những câu hỏi thường gặp
Xoay quanh vấn đề mở cửa hàng điện gia dụng lần đầu tiên còn một số thắc mắc khác như:
5.1 Mở cửa hàng bán đồ điện gia dụng cần bao nhiêu vốn?
Theo thống kê, vốn ban đầu có thể dao động từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như loại sản phẩm, hình thức kinh doanh, nơi nhập hàng, chi phí quảng cáo, số lượng nhân viên…
5.2 Có nên hợp tác với đơn vị vận chuyển bên ngoài khi kinh doanh đồ điện gia dụng không?
Câu trả lời là CÓ. Bởi, khi mới mở cửa hàng, shop thường có rất ít nhân sự và kích thước một số sản phẩm điện gia dụng được xếp vào nhóm hàng cồng kềnh. Vậy nên, việc tự vận chuyển đơn hàng đến tay người nhận có thể gặp khó khăn cũng như nếu tuyển nhân viên giao hàng sẽ tốn thêm chi phí và thời gian để đào tạo.
Nếu chưa chọn được đơn vị vận chuyển uy tín, shop có thể cân nhắc dịch vụ của Giao Hàng Nhanh (GHN). Vì không chỉ cam kết tốc độ giao hàng nhanh chóng (chỉ 24h cho đơn nội thành, 1 - 2 ngày cho đơn liên tỉnh) và mức phí tiết kiệm (được thiết kế tùy theo đặc điểm của từng shop), GHN còn nhận vận chuyển kiện hàng có trọng lượng lên đến 50 kg và kích thước mỗi chiều tối đa 200 cm, phù hợp với phần lớn những đơn hàng điện gia dụng hiện nay. Chủ shop chỉ cần hỗ trợ GHN đóng gói theo đúng quy định (Xem chi tiết) và shipper sẽ đến lấy đơn tận nhà hoàn toàn miễn phí.
GHN nhận vận chuyển số lượng đơn hàng cồng kềnh không giới hạn với mức phí cực ưu đãi.
Shop đăng ký trải nghiệm thêm các tính năng đặc biệt khác từ GHN tại: https://sso.ghn.vn/register/!
Hy vọng chia sẻ trong bài viết mang lại nhiều kinh nghiệm kinh doanh đồ điện gia dụng hữu ích. Qua đó, chủ shop tự tin bán hàng, ra đơn đều và đạt doanh thu “khủng” trong thời gian ngắn.
Xem thêm: