Bí quyết kinh doanh mỹ phẩm handmade lãi cao cho người mới, ít vốn

Kinh doanh mỹ phẩm handmade đang trở thành xu hướng bởi các tín đồ làm đẹp hiện nay đang ưa chuộng các dòng sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên và không chứa hóa chất độc hại. Đây chính là cơ hội để những người mới bắt đầu có số vốn nhỏ thực hiện mơ ước khởi nghiệp thành công nếu biết cách kinh doanh mỹ phẩm handmade hiệu quả thông qua những bí quyết dưới đây!

Kinh doanh mỹ phẩm handmade được nhiều bạn trẻ ít vốn lựa chọn để khởi nghiệp.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade được nhiều bạn trẻ ít vốn lựa chọn để khởi nghiệp.

1. Mỹ phẩm handmade - Xu hướng làm đẹp từ thiên nhiên với mỹ phẩm 'sạch'

Mỹ phẩm handmade là những sản phẩm được chế biến từ phương pháp thủ công với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, thảo dược, hoa lá và hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.

1.1. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm sạch, ít hóa chất ngày càng tăng

Các dòng mỹ phẩm hoá học hoặc vật lý hiện nay có thể khiến nhiều người dùng bị kích ứng da. Do đó, người mua hiện nay có thói quen kiểm tra thành phần sản phẩm trước khi mua. Trong khi đó, những dòng mỹ phẩm sạch thường có thành phần rõ ràng, chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên và hạn chế tối đa hoá chất nên người mua sẽ không cần lo lắng về tình trạng kích ứng.

1.2. Sản phẩm đa dạng, dễ làm

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại mỹ phẩm handmade đáp ứng được nhu cầu làm đẹp như son môi, chăm sóc tóc, chăm sóc da, nước hoa,... Ngoài ra, một số dòng sản phẩm khác còn có tác dụng thư giãn đầu óc như nến thơm, tinh dầu,... Với các loại nguyên liệu dễ tìm kết hợp với công thức dễ làm sẽ tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Điểm đặc trưng của mỹ phẩm handmade là sản phẩm đa dạng và dễ sản xuất.

Điểm đặc trưng của mỹ phẩm handmade là sản phẩm đa dạng và dễ sản xuất.

1.3. Vốn ít, lợi nhuận cao

Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm handmade thường dễ tìm với giá thành rẻ nên giá vốn bỏ ra ban đầu chỉ chiếm khoảng 30% doanh thu. Đồng thời, quy trình sản xuất đơn giản không đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại nên chi phí được tối ưu hóa đáng kể. Do đó, đây được đánh giá là mô hình kinh doanh 1 vốn 4 lời, khá phù hợp với những người mới bắt đầu với số vốn ít.

Ví dụ: Với số vốn 10.000.000 VNĐ, chi phí nguyên vật liệu chiếm 70% và 30% còn lại gồm bao bì và chi phí phát sinh khác. Nếu shop sản xuất và kinh doanh 3 mặt hàng là kem trắng da, kem trị nám và kem trị mụn thì lợi nhuận thu về dao động trong khoảng 50.000 - 200.000 VNĐ/sản phẩm tùy từng loại.

1.4. Nguyên liệu dễ kiếm

Bạn có thể tìm địa chỉ mua nguyên liệu làm mỹ phẩm handmade một cách dễ dàng bằng cách tham khảo trên các diễn đàn thông qua mạng internet. Ví dụ, một cây son môi handmade được sản xuất từ các nguyên vật liệu thường có trong cuộc sống hàng ngày như tinh dầu, dầu dừa và sáp ong. Khi sản xuất, bạn cần đảm bảo nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, an toàn và không gây tác dụng phụ. Thông thường, các nguyên liệu mỹ phẩm handmade có thể kể đến như dầu oliu, dầu dừa, bạc hà, lô hội, bồ kết, bưởi,...

Mỹ phẩm handmade được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nên khá dễ tìm mua.

Mỹ phẩm handmade được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nên khá dễ tìm mua.

2. TOP 3 yếu tố cần chuẩn bị nếu muốn bán mỹ phẩm handmade

Mặc dù quy trình tìm kiếm nguyên liệu và sản xuất không quá phức tạp nhưng mỹ phẩm handmade liên quan trực tiếp đến cơ thể con người. Do đó, chủ shop cần nghiên cứu kỹ lưỡng 3 yếu tố quan trọng trước khi kinh doanh mỹ phẩm handmade sau đây:

2.1. Kiến thức về mỹ phẩm, công thức tạo sản phẩm

Đầu tiên, chủ shop cần có kiến thức nhất định về mỹ phẩm từ cơ bản đến nâng cao để đưa ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Đồng thời, chủ shop phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng cách làm mỹ phẩm handmade từ thiên nhiên nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

2.2. Đáp ứng điều kiện kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của pháp luật

Để kinh doanh các loại mỹ phẩm handmade, chủ shop cần cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật Việt Nam quy định theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP, bao gồm:

  • Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất mỹ phẩm phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn về các ngành sinh học, hóa học, dược học,... hoặc các chuyên ngành liên quan khác.
  • Điều kiện về cơ sở vật chất: Có địa điểm rõ ràng, nhà xưởng, diện tích và thiết bị đầy đủ, đáp ứng quy trình sản xuất sản phẩm dự kiến mà shop đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trước đó. Bên cạnh đó, nhà xưởng cần có kho bảo quản tách biệt rõ ràng nguyên vật liệu, thành phẩm và các chất dễ cháy nổ.
  • Có hệ thống phòng ban phụ trách quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng đầu vào nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm chờ đóng gói cùng đầu ra sản phẩm.

Xưởng sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên cần đảm bảo đầy đủ thiết bị để đáp ứng các quy trình.

Xưởng sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên cần đảm bảo đầy đủ thiết bị để đáp ứng các quy trình.

2.3. Làm thủ tục kinh doanh sản xuất mỹ phẩm

Thủ tục kinh doanh mỹ phẩm handmade hiện nay bao gồm 3 bước sau:

- Bước 1: Thành lập doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm sạch

Đầu tiên, nhà bán hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Danh sách các thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần).
  • Bản sao căn cước công dân có công chứng của các thành viên hoặc cổ đông là cá nhân và cung cấp bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của thành viên hoặc cổ đông nếu là tổ chức.  Bên cạnh đó, nhà bán hàng cần cung cấp thêm bản sao căn cước công dân (có công chứng) của người đại diện theo pháp luật hoặc giấy tờ ủy quyền nếu có. 

Sau đó, nhà bán hàng mang tất cả các giấy tờ đã chuẩn bị đến nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư của nơi muốn mở xưởng. Khoảng 3 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ, cơ quan đầu tư sẽ xem xét, phê duyệt hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng mã số thuế nếu giấy tờ hợp lệ.

- Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm handmade

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm sạch bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên.
  • Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của xưởng sản xuất.
  • Danh mục các thiết bị hiện có tại xưởng.
  • Danh mục các sản phẩm đang hoặc dự kiến sẽ sản xuất trong tương lai. 

Tiếp đó, chủ doanh nghiệp mang hồ sơ đến nộp tại Sở Y Tế của nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày, Sở Y Tế sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất và cấp giấy chứng nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Lúc này, doanh nghiệp đã có thể sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm handmade một cách hợp pháp.

- Bước 3: Công bố lưu hành sản phẩm trên thị trường

Hồ sơ công bố lưu hành sản phẩm làm từ thiên nhiên bao gồm:

  • Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm thiên nhiên.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của nhà sản xuất mỹ phẩm handmade.
  • Công thức làm mỹ phẩm handmade nêu rõ các thông tin: Thành phần, liều lượng, nồng độ hoặc tỷ lệ phần trăm của từng loại nguyên liệu.
  • Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định của sản phẩm.
  • Cam kết sản phẩm không chứa các chất cấm và tuân thủ giới hạn hàm lượng của những chất bị hạn chế, đồng thời sản xuất theo công thức đã công bố.
  • Hồ sơ đăng ký lưu hành mỹ phẩm thiên nhiên, cấp lại sổ lưu hành.
  • Dữ liệu chứng minh công dụng đặc biệt của sản phẩm nếu có.

Cuối cùng, nhà bán hàng mang bộ hồ sơ trên đến nộp ở Sở Y Tế của nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 3 ngày kể từ nhận được hồ sơ, nếu giấy tờ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm handmade theo quy định. Sau khi được nhà nước cấp phép bán mỹ phẩm handmade, chủ shop hoàn toàn có thể yên tâm kinh doanh và khách hàng cũng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm làm từ thiên nhiên.

Nhà bán hàng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ rồi nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà bán hàng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ rồi nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Bỏ túi 8 cách kinh doanh mỹ phẩm handmade thu lợi nhuận cao

Bán hàng mỹ phẩm handmade được đánh giá là mô hình kinh doanh 1 vốn 4 lời khá tiềm năng hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng quy trình kinh doanh cũng như những bí quyết để thành công khi triển khai mô hình này.

3.1. Tìm hiểu thị trường và nắm bắt xu hướng tiêu dùng

Nhà bán hàng cần tìm hiểu xu hướng tiêu dùng trên thị trường xem khách hàng muốn gì, cần gì và đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cũng như làm đẹp. Từ đó, chủ shop mới đưa ra được dòng mỹ phẩm sạch phù hợp và tư vấn cho khách hàng dễ dàng hơn. Thời gian đầu, bạn có thể chỉ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phổ biến bao gồm son môi, xà phòng và kem dưỡng da.

3.2. Tạo ra công thức mỹ phẩm riêng và cải tiến liên tục

Quy trình làm mỹ phẩm handmade có các bước thủ công thay vì sản xuất theo dây chuyền nhà máy hoàn toàn như các dòng sản phẩm hóa học. Do đó, chủ shop và bộ phận sản xuất có thể nghiên cứu, đưa ra công thức riêng để sáng tạo ra sản phẩm mới mang đậm phong cách riêng mà đối thủ không có. 

Ví dụ: Để sản xuất ra một thỏi son, chủ shop cần nắm rõ những nguyên liệu cần thiết, mua ở đâu, giá thành như thế nào, từ đó tính toán để định giá sản phẩm hợp lý. Sau đó, bộ phận sản xuất sẽ thử nghiệm nhiều công thức nhằm xác định tỷ lệ các thành phần phù hợp để cho ra sản phẩm handmade khác biệt với đối thủ.

Bộ phận sản xuất nên nghiên cứu và đưa ra công thức riêng để tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

Bộ phận sản xuất nên nghiên cứu và đưa ra công thức riêng để tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

3.3. Nên chọn hình thức kinh doanh online

Người mới bắt đầu với số vốn ít thì nên lựa chọn mô hình kinh doanh mỹ phẩm handmade online với 3 kênh bán hàng tiềm năng sau đây:

Mạng xã hội (Facebook, Instagram)

Hầu hết các chủ shop kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên thường lựa chọn mạng xã hội để bắt đầu bởi tệp khách hàng có nhu cầu làm đẹp rất lớn. Chủ shop tiến hành xây dựng Fanpage riêng với đầy đủ thông tin liên lạc để tăng mức độ uy tín cho thương hiệu. Trên Fanpage, nhà bán hàng sẽ đăng ảnh sản phẩm kèm nội dung chi tiết một cách chuyên nghiệp và chỉn chu để lấy được lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó, những đánh giá từ khách hàng cũ sẽ giúp tăng tỷ lệ chốt đơn cho doanh nghiệp khi bán hàng online.

Xem thêm: Cách xây dựng Fanpage Facebook bán hàng chuyên nghiệp cho chủ shop

Website

Một website với thiết kế chỉn chu sẽ giúp thương hiệu mỹ phẩm handmade của bạn trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn trong mắt khách hàng. Website kinh doanh mỹ phẩm handmade cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm như hình ảnh, mô tả, thành phần, công dụng,... để khách hàng hiểu rõ trước khi chốt đơn.

Sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki,... có sẵn tệp khách hàng tiềm năng. Do đó, nhà bán hàng chỉ cần mở gian hàng sau đó thiết kế và bổ sung thông tin đầy đủ như hình ảnh, thông tin, công dụng, mức giá của sản phẩm,... Bên cạnh đó, nhà bán hàng nên tham gia các chương trình khuyến mãi mà sàn thương mại điện tử tổ chức hàng tháng hoặc tự tạo mã giảm giá để tăng doanh thu hiệu quả.

3.4. Tối giản hóa khâu làm bao bì sản phẩm

Khi bán mỹ phẩm handmade, nhà bán hàng nên thiết kế bao bì sản phẩm sao cho đơn giản nhưng vẫn mang phong cách riêng của thương hiệu. Chủ shop nên dùng tem nhãn, bao bì và hộp đựng được thiết kế theo phong cách mà thương hiệu đang hướng đến để tăng độ chuyên nghiệp. 

Nhà bán hàng nên tối giản hoá khâu làm bao bì sản phẩm nhưng vẫn mang phong cách riêng.

Nhà bán hàng nên tối giản hoá khâu làm bao bì sản phẩm nhưng vẫn mang phong cách riêng.

3.5. Có chiến lược quảng bá sản phẩm

Cũng như các mô hình kinh doanh khác, việc kết hợp bán hàng mỹ phẩm handmade với các chương trình khuyến mãi sẽ giúp kích thích khách hàng trải nghiệm sản phẩm mới, từ đó tăng tỷ lệ chốt đơn hiệu quả. Điều này còn giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu để thu về tệp khách hàng mới tiềm năng. Bên cạnh đó, nhà bán hàng có thể sử dụng các công cụ quảng cáo có sẵn trên các nền tảng hoặc hợp tác với KOL, KOC để đưa sản phẩm handmade đến gần khách hàng hơn.

3.6. Chọn đơn vị vận chuyển uy tín, giao hàng nhanh với chi phí thấp

Để tối ưu chi phí vận hành, nhà bán hàng nên lựa chọn những đối tác vận chuyển đáng tin cậy và có mức giá hợp lý.

Giao Hàng Nhanh tự hào là đối tác vận chuyển của nhiều công ty và shop kinh doanh. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, GHN cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ giao nhận nhanh, an toàn và hiệu quả. Từ đó giúp người bán hàng bán được nhiều hơn, người mua hàng hài lòng hơn.

Theo đó, GHN có thời gian toàn trình ngắn (có thể giao trong 24h đối với những đơn cùng nội thành) nhờ hệ thống phân loại tự động lớn nhất Việt Namhệ thống hơn 2000 bưu cục. Bên cạnh đó, GHN sở hữu hệ thống quản lý trực tuyến 24/7, có tích hợp trên app điện thoại tiện lợi, hỗ trợ shop đối soát COD linh hoạt trong tuần,...

Đặc biệt, GHN còn có cước phí tốt cho shop nhỏ. Đi kèm với đó là nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Nhờ đó giúp các shop mới, bao gồm shop kinh doanh mỹ phẩm handmade nhỏ tối ưu chi phí vận hành.

Bảng giá giao hàng mới nhất của GHN.

Bảng giá giao hàng mới nhất của GHN.

Các shop có thể truy cập TẠI ĐÂY để cập nhật bảng giá giao hàng mới nhất của GHN. Cùng với đó, đừng quên đăng ký dịch vụ tại https://sso.ghn.vn/ để tận hưởng nhiều ưu đãi và “đặc quyền” dành riêng cho khách hàng của GHN. 

3.7. Có quy trình chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua bài bản

Để kinh doanh hiệu quả và dài lâu, nhà bán hàng cần xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng trước và sau mua để tăng tỷ lệ chốt đơn cũng như tạo ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng. Theo đó, người bán cần hiểu rõ công dụng của từng loại nguyên liệu trong sản phẩm để tư vấn và thuyết phục khách hàng chốt đơn. 

Đồng thời, người bán cũng cần liên hệ với khách hàng sau khi nhận hàng để thu về những đánh giá về sản phẩm, từ đó có những cải tiến tốt hơn trong tương lai. Người bán có thể hỏi thăm về tình trạng sau khi sử dụng sản phẩm handmade để nghe đóng góp từ khách hàng. Trong trường hợp xảy ra tình trạng kích ứng da, người bán nên đưa ra sản phẩm thay thế phù hợp hơn để khách hàng yên tâm và quay lại vào những lần tiếp theo.

3.8. Sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng để tối ưu kinh doanh và chi phí

Sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng giúp shop tiết kiệm chi phí thuê thêm nhân sự, đồng thời hạn chế tình trạng sai hoặc sót đơn. 

GHN hiện đang liên kết với nhiều phần mềm quản lý bán hàng uy tín như TUHA.VN, NOBITA.PRO, TRUSTSALES, TPOS,… Khi dùng các phần mềm quản lý này, bạn có thể tạo đơn và tra cước phí của GHN trên cùng 1 nền tảng, vô cùng đơn giản và hiệu quả. 

4. Kinh doanh mỹ phẩm handmade có hạn chế gì không?

Kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm thiên nhiên là mô hình 1 vốn 4 lời nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro trong quá trình thực hiện như:

- Vì có những khâu làm thủ công nên có thể không đảm bảo vệ sinh hoàn toàn, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Số lượng sản xuất hạn chế vì sản xuất theo phương pháp thủ công, không có nhiều sự hỗ trợ từ máy móc hiện đại. Nếu doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

- Khó lấy được lòng tin của khách hàng nếu không rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

- Tăng nguy cơ kích ứng trên da nếu các nguyên liệu không được xử lý đúng cách (điều này có thể ít gặp hơn trên các mỹ phẩm của công ty lớn, có quy trình sản xuất hiện đại).

- Quy trình đóng gói và bảo quản không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tình trạng khách hàng sau khi sử dụng.

- Khó xác định chính xác về thời hạn sử dụng sản phẩm.

- Có thể bị đánh cắp công thức độc quyền bởi nhân viên không trung thành hoặc đối thủ cạnh tranh không lành mạnh.

Hạn chế của mô hình kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên là khó xác định thời hạn sử dụng.

Hạn chế của mô hình kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên là khó xác định thời hạn sử dụng.

Xem thêm: Rủi ro và lợi ích của thương mại điện tử

5. Một số thương hiệu mỹ phẩm handmade tại Việt Nam

Nhiều người trẻ tại Việt Nam hiện nay đã nắm bắt xu hướng kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên với các thương hiệu nổi tiếng như:

Cỏ Mềm

Được thành lập từ năm 2015, Cỏ Mềm HomeLab nhanh chóng được khách hàng ưu ái nhờ vào sự tự nhiên và đơn giản của thương hiệu. Với tiêu chí “Lành và Thật”, các sản phẩm của Cỏ Mềm đều được sản xuất dựa vào nguyên tắc thuần túy và giảm thiểu tối đa chất hóa học.

NauNau

NauNau bắt đầu hoạt động năm 2013 và được nhiều chị em yêu thích bởi các sản phẩm của thương hiệu này phù hợp với môi trường, khí hậu và đặc tính cơ thể phụ nữ Việt Nam. Có thể kể đến một số sản phẩm bán chạy tại Naunau như sữa dưỡng thể, tinh dầu, muối ngâm bồn,...

Green Garden

Green Garden là thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xà phòng thảo mộc bào chế theo phương pháp nguội. Sản phẩm này được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như quế, chanh, trà xanh, mật ong, bạc hà,... đảm bảo an toàn cho người dùng.

Skinna Organic and Natural Skincare

Skinna Organic and Natural Skincare được biết đến là thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên được sản xuất từ 100% nguyên liệu hữu cơ nguyên chất và phù hợp với khí hậu Việt Nam. Các sản phẩm ở đây kết hợp những dược liệu của phương Đông cùng công nghệ sản xuất hiện đại phương Tây để tạo ra sản phẩm có chất lượng và hiệu quả tốt nhất.

Nhiều thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên tại Việt Nam đã và đang rất phát triển.

Nhiều thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên tại Việt Nam đã và đang rất phát triển.

Nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch tăng cao thúc đẩy mô hình kinh doanh mỹ phẩm handmade trở thành xu hướng khởi nghiệp được nhiều bạn trẻ lựa chọn với số vốn ít. Tuy nhiên, để thành công, nhà bán hàng cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng quy trình đăng ký, sản xuất cũng như kinh doanh để tăng tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp bằng mô hình này. Mong rằng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn!

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập