Outbound logistics là gì? Có gì khác với Inbound logistics?

Để hàng hóa đến tay người tiêu dùng, bên cạnh việc nhập hàng, sản xuất thì khâu vận chuyển và phân phối cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là giai đoạn Outbound logistics, vậy cụ thể Outbound logistics là gì, quy trình này gồm những bước nào? Hãy cùng GHN tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Outbound logistics là gì?

Outbound logistics (logistics đầu ra) là quá trình quản lý các hoạt động liên quan đến việc lưu trữ, xử lý đơn hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến cửa hàng, đại lý và người tiêu dùng cuối cùng.

Ví dụ: Shop xác nhận đơn bán một chiếc áo trên sàn TMĐT cho khách hàng, tất cả các quy trình để đưa chiếc áo này đến khách hàng là Outbound logistics. 

2. Quy trình hoạt động của Outbound logistics

Dưới đây là quy trình 6 bước của logistics đầu ra: 

2.1. Bước 1: Nhận đơn đặt hàng

Quy trình Outbound logistics bắt đầu khi shop nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như website, cửa hàng trực tuyến, điện thoại…. Thông tin đơn hàng cần được ghi nhận đầy đủ và chính xác, bao gồm: thông tin khách hàng, sản phẩm đặt mua, số lượng, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán….

2.2. Bước 2: Kiểm tra hàng tồn kho

Sau khi nhận được đơn đặt hàng, shop cần kiểm tra xem hàng hóa có sẵn trong kho hay không. Nếu có đủ hàng, đơn hàng sẽ được chuyển sang bước tiếp theo. Trong trường hợp hết hàng hoặc không đủ số lượng, shop cần thông báo cho khách hàng và đưa ra phương án xử lý phù hợp (ví dụ: đặt hàng lại, giao hàng sau...). 

Xem thêm: Hàng tồn kho là gì? Làm thế nào để quản lý tồn kho hiệu quả?

outbound logistics là gì

Shop cần kiểm tra hàng tồn kho và chuẩn bị hàng hóa trước khi gửi đến khách hàng. 

2.3. Bước 3: Gửi đơn hàng đến kho và đóng gói

Đơn hàng sẽ được chuyển đến bộ phận kho vận để lấy hàng và đóng gói. Hàng hóa cần được đóng gói cẩn thận, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Trên bao bì cần ghi rõ thông tin người nhận, địa chỉ giao hàng và các ký hiệu cần thiết khác.

Xem thêm: Quy chuẩn đóng gói sản phẩm, hàng hóa khi vận chuyển

2.4. Bước 4: Cập nhật mức tồn kho của hàng hóa

Sau khi hàng hóa được lấy ra khỏi kho, shop cần cập nhật lại số lượng hàng tồn kho. Việc cập nhật này giúp nhà bán hàng theo dõi tình hình hàng hóa, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho quá nhiều.

Xem thêm: Vòng quay hàng tồn kho là gì? Vì sao shop bán hàng nên nắm rõ?

2.5. Bước 5: Vận chuyển hàng đến khách hàng

Hàng hóa sau khi đóng gói sẽ được bàn giao cho đơn vị vận chuyển để giao đến khách hàng. Shop cần lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, đảm bảo thời gian giao hàng và an toàn cho hàng hóa.

2.6. Bước 6: Lập hóa đơn, thu tiền từ khách hàng

Cuối cùng, shop tiến hành lập hóa đơn và thu tiền từ khách hàng (nếu áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng). Việc lập hóa đơn và thu tiền cần được thực hiện chính xác và kịp thời để đảm bảo doanh thu và quản lý tài chính hiệu quả. 

Xem thêm: 16 phần mềm lấy hóa đơn điện tử tự động được dùng nhiều nhất

outbound logistics

Shop lập hóa đơn và thu tiền chính xác, kịp thời để đảm bảo doanh thu và kiểm soát nguồn tài chính chặt chẽ. 

3. Các lưu ý để Outbound logistics diễn ra thuận lợi

Logistics đầu ra có quy trình gồm nhiều bước khác nhau, do đó shop cần lưu ý một số điều quan trọng sau để đảm bảo vận hành quy trình suôn sẻ: 

3.1. Chọn kênh phân phối phù hợp

Lựa chọn kênh phân phối phù hợp là yếu tố quan trọng để tối ưu hóa quy trình Outbound logistics. Tùy thuộc vào đặc thù sản phẩm, quy mô kinh doanh và đối tượng khách hàng, shop có thể lựa chọn các kênh phân phối khác nhau như cửa hàng offline, bán hàng qua sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội... Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp giúp shop tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả giao hàng. 

3.2. Hệ thống lưu trữ, quản lý hàng hóa hiệu quả

Một hệ thống lưu trữ và quản lý hàng hóa hiệu quả giúp shop kiểm soát tốt hàng tồn kho, nhanh chóng tìm kiếm và xuất hàng theo đơn đặt hàng, giảm thiểu sai sót và thất thoát. Shop nên đầu tư vào phần mềm quản lý kho và các công nghệ hỗ trợ để tối ưu hóa hoạt động lưu trữ và quản lý hàng hóa. 

3.3. Tối ưu tốc độ giao hàng

Tốc độ giao hàng sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, shop cần tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng, đóng gói và vận chuyển để rút ngắn thời gian giao hàng. Đồng thời lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín và dịch vụ giao hàng nhanh chóng cũng là một yếu tố quan trọng giúp shop nâng cao tốc độ giao hàng. 

Giao Hàng Nhanh - Cam kết giao hàng nhanh chóng, cước phí tiết kiệm 

Đơn vị vận chuyển Giao Hàng Nhanh với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu trải nghiệm khách hàng đã trở thành đối tác tin cậy của hàng ngàn shop trên cả nước. Vậy đâu là những yếu tố tạo nên sức hút và sự tin tưởng của các shop dành cho GHN?

  • Tốc độ giao hàng nhanh: Giao đơn trong 24 giờ với đơn nội tỉnh và chỉ từ 1 - 2 ngày cho đơn liên tỉnh (Hà Nội - Sài Gòn) nhờ quy trình xử lý đơn tự động hóa, thời gian phân loại đơn ngắn. 

  • Dịch vụ X2 NHANH giao hỏa tốc: Shop ở Hà Nội hoặc TP. HCM có thể gửi đơn giao tốc hành dưới 4 tiếng, đơn hàng được giao bởi tài xế Ahamove với giá cước vẫn không đổi. 

  • Cước phí GHN siêu tiết kiệm: Đơn hàng thường với giá cước chỉ từ 15.500 VNĐ/đơn và đơn hàng nặng, cồng kềnh chỉ 4.000 VNĐ/kg (20kg đầu tiên). 

  • Theo dõi đơn hàng GHN tiện lợi: Đơn vị giúp shop tiết kiệm thời gian và xử lý vấn đề nhanh chóng qua hệ thống quản lý trực tuyến trên web/app GHN hoặc phần mềm quản lý bán hàng.

  • Nhiều dịch vụ miễn phí: Cung cấp dịch vụ miễn phí lấy hàng tận nhà, giao lại 03 lần, thu hộ COD và đối soát COD linh hoạt các ngày trong tuần. 

  • Đa dạng tính năng hiện đại: Với các tính năng Cảnh báo bom hàng, Giao Thất bại - Thu tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần,... shop có thể nâng cao tỷ lệ giao đơn thành công, làm hài lòng khách hàng. 

inbound and outbound trong logistics

Sở hữu mạng lưới vững chắc, GHN đồng hành cùng shop giao đơn đến muôn nơi nhanh chóng, tiết kiệm. 

>> Đăng ký Giao Hàng Nhanh ngay để trải nghiệm dịch vụ vận chuyển vượt trội! 

4. Inbound và outbound trong logistics có gì khác nhau?

Trong quy trình logistics, shop có thể phân biệt 2 hình thức Inbound và outbound trong logistics theo các tiêu chí trong bảng sau: 

Đặc điểm

Inbound logistics

Outbound logistics

Hoạt động chủ yếu

Tiếp nhận, vận chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho của shop.

Vận chuyển, phân phối hàng hóa từ kho của shop đến tay khách hàng.

Quy trình thực hiện

Chọn nhà cung cấp, đặt hàng, vận chuyển, nhận hàng, kiểm tra, lưu kho.

Xử lý đơn hàng, lấy hàng, đóng gói, vận chuyển, giao hàng, thu tiền.

Mối quan hệ

Shop với nhà cung cấp.

Shop với khách hàng.

Mục tiêu

Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào ổn định, kịp thời và hiệu quả.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp.

Loại hàng hóa xử lý

Nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào.

Thành phẩm, hàng hóa hoàn thiện, hàng mẫu. 

Mục tiêu tối ưu

Giảm chi phí vận chuyển và lưu kho, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu.

Tối ưu tốc độ giao hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Quản lý rủi ro

Rủi ro về chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng từ nhà cung cấp.

Rủi ro về hư hỏng, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, rủi ro về giao hàng chậm trễ.

 

Hy vọng qua bài viết, shop có thể hiểu rõ hơn về Outbound logistics là gì cũng như quy trình hoạt động của hình thức này. Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng, tuân thủ quy trình,  phân biệt giữa Outbound và Inbound logistics, chủ shop có thể cải thiện hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. 

Xem thêm: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập