Inbound logistics là gì? Cần làm gì để tối ưu hiệu quả hoạt động?
- Ngày đăng:
- Kiến thức giao hàng
Trong thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, các shop luôn tìm cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm,.... Một trong những mắt xích quan trọng nhất của chuỗi cung ứng chính là Inbound Logistics. Cùng tìm hiểu chi tiết Inbound Logistics là gì, quy trình hoạt động trong bài viết sau đây!
1. Tìm hiểu Inbound logistics là gì?
Inbound logistics (logistics đầu vào) là quá trình quản lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện từ nhà cung cấp đến shop. Nó bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm nguồn cung ứng, đặt hàng, vận chuyển, nhận hàng, kiểm tra, lưu trữ và phân phối nguyên vật liệu đến các bộ phận sản xuất hoặc kho hàng của doanh nghiệp.
Ví dụ về logistics đầu vào: Inbound logistics trong xưởng sản xuất áo phông có nhiệm vụ tìm kiếm nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu, lưu kho nhằm đảm bảo việc sản xuất diễn ra thuận lợi.
Inbound logistics là quá trình quản lý nguyên vật liệu, đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào ổn định, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Tầm quan trọng của Inbound logistics
Logistics đầu vào mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:
Tiết kiệm chi phí đầu vào: Quản lý tốt Inbound logistics giúp shop thương lượng giá tốt với nhà cung cấp, tối ưu chi phí vận chuyển và lưu kho, từ đó giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Chất lượng sản phẩm được nâng cao: Logistics đầu vào đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, góp phần tạo ra sản phẩm cuối cùng chất lượng cao.
Tăng tính linh hoạt và khả năng đáp ứng: Logistics đầu vào hiệu quả giúp shop chủ động trong việc cung ứng nguyên vật liệu, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sản xuất và biến động của thị trường.
Tối ưu không gian sử dụng kho: Lập kế hoạch và quản lý Inbound logistics khoa học giúp chủ shop sắp xếp, lưu trữ nguyên vật liệu hợp lý, tối ưu hóa không gian kho bãi và giảm thiểu lãng phí.
Inbound logistics giúp mở rộng mức sử dụng diện tích kho, giảm lãng phí không gian, từ đó tối ưu chi phí lưu kho.
3. Quy trình của Inbound logistics
Dưới đây là quy trình 8 bước của logistics đầu vào:
3.1. Bước 1: Tìm kiếm đơn vị cung ứng nguyên vật liệu
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu đáng tin cậy. Shop cần xem xét các yếu tố như chất lượng nguyên vật liệu, giá cả, khả năng cung ứng, uy tín, vị trí địa lý... Việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp giúp đảm bảo nguồn cung ổn định, chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Xem thêm: 7 cách tìm nguồn hàng sỉ bán online cho người mới bắt đầu
3.2. Bước 2: Mua hàng
Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp, shop tiến hành thương lượng, ký kết hợp đồng mua bán và đặt hàng. Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về sản phẩm, số lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng...
3.3. Bước 3: Vận chuyển hàng
Nguyên vật liệu sẽ được vận chuyển từ nhà cung cấp đến kho của shop, cần lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp, đảm bảo an toàn cho hàng hóa và tối ưu chi phí. Các phương thức vận chuyển phổ biến bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến kho bằng phương thức phù hợp, đảm bảo an toàn và tối ưu chi phí.
3.4. Bước 4: Tiếp nhận và xử lý hàng
Khi hàng hóa đến kho, shop kiểm tra chất lượng, số lượng và đối chiếu với đơn đặt hàng. Nếu phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc không đúng quy cách, shop cần liên hệ với đơn vị cung cấp để xử lý kịp thời.
3.5. Bước 5: Nhập kho và lưu trữ
Hàng hóa sau khi được kiểm tra sẽ nhập kho và lưu trữ một cách khoa học. Shop cần bố trí kho bãi hợp lý, sử dụng các phương tiện và công nghệ lưu trữ hiện đại để tối ưu hóa không gian kho, bảo quản hàng hóa tốt hơn và giảm thiểu chi phí.
Xem thêm: Sắp xếp kho theo 5s là gì? Lợi ích khi áp dụng với shop?
3.6. Bước 6: Quản lý tồn kho
Quản lý tồn kho là việc theo dõi, kiểm soát số lượng, chủng loại và trạng thái của nguyên vật liệu trong kho. Shop quản lý tồn kho để nắm bắt tình hình nguyên vật liệu, dự báo nhu cầu, tránh tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hụt.
Xem thêm: Vòng quay hàng tồn kho là gì? Vì sao shop bán hàng nên nắm rõ?
3.7. Bước 7: Phân phối hàng
Nguyên vật liệu từ kho sẽ được phân phối đến các bộ phận sản xuất hoặc các điểm bán lẻ theo nhu cầu. Việc phân phối cần được thực hiện kịp thời, đúng số lượng và địa điểm để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
3.8. Bước 8: Thực hiện Logistics ngược
Logistics ngược (Reverse logistics) là quá trình quản lý quy trình của hàng hóa từ người tiêu dùng trở về shop. Trong Inbound logistics, logistics ngược có thể bao gồm việc xử lý hàng hóa bị trả lại do lỗi, thu hồi bao bì, vỏ hộp để tái sử dụng…
4. Các thách thức và cách tối ưu hoạt động Inbound logistics hiệu quả
Bên cạnh những vai trò quan trọng, logistics đầu vào cũng đối mặt với những thách thức nhất định:
- Nhà cung cấp gặp vấn đề không thể cung cấp nguyên vật liệu:
Bạn cần đa dạng hóa nguồn cung, ký kết hợp đồng chặt chẽ, dự báo nhu cầu chính xác và theo dõi sát sao hoạt động của nhà cung cấp để giảm thiểu rủi ro gián đoạn cung ứng.
Tìm kiếm và hợp tác với nhiều nhà cung cấp để đa dạng nguồn hàng cũng như giảm thiểu rủi ro gặp vấn đề nguyên vật liệu.
- Rủi ro vận chuyển chậm trễ:
Để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng hạn và an toàn, bạn hãy chọn đối tác vận chuyển uy tín, theo dõi lộ trình vận chuyển sát sao, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp. Đồng thời mua bảo hiểm hàng hóa để phòng ngừa rủi ro hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Xem thêm: Nguyên nhân giao hàng chậm hơn dự kiến và cách khắc phục
- Hàng bị trả lại:
Nếu không xây dựng quy trình phù hợp để xử lý hàng bị trả lại có thể làm ảnh hưởng doanh thu. Vì vậy, shop cần kiểm soát kỹ càng chất lượng đầu vào, đóng gói cẩn thận, cung cấp thông tin sản phẩm chính xác, xây dựng chính sách đổi trả hợp lý và phân tích nguyên nhân trả hàng. Điều này giúp giảm thiểu tỷ lệ hàng trả về, tăng sự hài lòng của khách hàng.
Xem thêm: Boom hàng là gì? Cách ngăn chặn boom hàng, cứu đơn thành công
- Hoạt động quản lý thiếu sự chính xác, dễ sai sót:
Để công việc quản lý thuận lợi, nhanh chóng thì shop nên đầu tư ứng dụng phần mềm quản lý, chuẩn hóa quy trình và kiểm kê định kỳ. Qua đó hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu sai sót và tăng tính chính xác trong hoạt động Inbound logistics.
Xem thêm: 12 phần mềm bán hàng online tốt và dễ dùng nhất hiện nay
- Khó khăn với hệ thống kho bãi:
Hệ thống kho bãi là vấn đề khó khăn đối với những shop vừa và nhỏ, bởi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, kho bãi khá tốn kém. Tốt nhất, nếu chưa có khả năng sở hữu kho bãi riêng, shop nên sử dụng dịch vụ kho bãi từ bên thứ ba để đảm bảo điều kiện bảo quản hàng hóa tốt nhất.
Giao Hàng Nhanh - Kho bãi hiện đại, vận chuyển nhanh, cước phí tiết kiệm Hiện nay, đơn vị vận chuyển Giao Hàng Nhanh sở hữu hệ thống kho bãi lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu xử lý đơn hàng cao của từng shop. Cụ thể:
GHN mang đến giải pháp kho vận toàn diện và tối ưu nhờ hệ thống máy móc hiện đại, nhân sự giàu kinh nghiệm. >> Kho vận khó, có GHN lo! Đăng ký Giao Hàng Nhanh ngay để trải nghiệm dịch vụ kho vận, giao hàng siêu nhanh chóng, tiện lợi shop nhé! |
Bài viết đã cung cấp thông tin Inbound logistics là gì cũng như quy trình, cách vận hành hiệu quả. Hy vọng shop có thể ứng dụng để đảm bảo hoạt động logistics luôn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xem thêm: