Phí sàn Shopee 2025 bao nhiêu? Cập nhật thông tin mới nhất
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Phí sàn Shopee có nhiều thay đổi qua mỗi năm. Vì vậy, phí bán hàng Shopee hiện tại là bao nhiêu trở thành mối quan tâm của hầu hết những ai muốn đăng ký kinh doanh trên nền tảng này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp các loại phí giao dịch Shopee, giúp chủ shop mới dễ dàng đánh giá và quyết định có nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee không.
Bạn cần nắm rõ các loại phí trên Shopee, từ đó định giá sản phẩm phù hợp nhằm đảm bảo lợi nhuận tối đa khi kinh doanh.
1. Bán hàng trên Shopee có mất phí không?
Hiện nay, người bán hàng cần thanh toán một vài loại phí khi kinh doanh trên nền tảng Shopee. Bên cạnh mục đích kiểm soát nhà bán hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm, Shopee cần thu phí để duy trì giúp nền tảng hoạt động tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Shopee là gì? 10 điều nên biết về mô hình kinh doanh Shopee
2. Phí sàn Shopee là bao nhiêu? Điểm danh các loại phí bán hàng trên Shopee
Để trả lời câu hỏi bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu, chủ shop cần nắm rõ cách tính một số loại phí quan trọng sau:
2.1 Phí thanh toán
Phí thanh toán (phí giao dịch Shopee) là loại phí phát sinh khi có đơn hàng thành công trên sàn Shopee (nằm ở phần Đã giao) hoặc khi Shopee/ người bán chấp nhận “Hoàn tiền ngay” khi có yêu cầu “Trả hàng hoàn tiền” từ người mua.
Kể từ ngày 03/07/2025, người bán sẽ phải chịu phí thanh toán 5% (đã bao gồm VAT, áp dụng cho tất cả phương thức thanh toán được hỗ trợ) thay vì 3% như thời điểm trước đó, trừ trường hợp lý do hoàn hàng là Chưa nhận được hàng.
2.2 Phí cố định
Một trong các loại phí sàn Shopee 2025 có sự thay đổi là phí cố định. Đây là hoa hồng áp dụng cho các đơn hàng thành công hoặc khi phát sinh yêu cầu “Trả hàng hoàn tiền” được Shopee/ Người bán đồng ý “Hoàn tiền ngay” (trừ trường hợp lý do hoàn hàng là Chưa nhận được hàng).
Công thức tính phí cố định cho người bán trên sàn như sau:
Phí cố định = Giá trị sản phẩm x Tỷ lệ phần trăm phí cố định theo ngành hàng |
Nhìn chung, Shopee không thống nhất một mức phí cố định chung mà thay đổi theo mỗi ngành hàng. Trong đó, kể từ 06/06/2025, mức phí này nằm ở khoảng 1,21 - 8,1% (đã bao gồm VAT).
Shopee hiện nay tính mức phí cố định cho người bán hàng không phải Shopee Mall là 3%.
2.3 Phí dịch vụ
Phí dịch vụ Shopee là khoản tiền nhà bán hàng cần thanh toán khi đăng ký sử dụng các chương trình Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Voucher Xtra. Cụ thể, từ ngày 01/06/2025 trở đi, phí dịch vụ (đã bao gồm thuế GTGT) là 2% giá trị mỗi sản phẩm (tối đa 50.000 VNĐ/sản phẩm).
Dựa trên nội dung kể trên, đáp án cho thắc mắc phí sàn Shopee là bao nhiêu rơi vào khoảng 15,1% trên giá trị mỗi mặt hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo vì thực tế, nếu shop kinh doanh đa dạng hàng hóa ở một shop duy nhất thì mỗi sản phẩm lại áp dụng một công thức tính khác nhau. Do đó, muốn biết chính xác phí sàn Shopee mới nhất, người bán có thể mở mục Báo cáo thu nhập trong mục Doanh thu ở Kênh Người Bán.
3. Cách tra cứu các loại phí Shopee chính xác
Để kiểm tra chính xác các loại phí bán hàng Shopee, bạn có thể thao tác thông qua ứng dụng, website hoặc bên thứ ba. Cụ thể:
Cách 1: Kiểm tra trên ứng dụng Shopee.
Nếu muốn xác định bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu, chủ shop mở giao diện chính của ứng dụng Shopee và nhấn vào tab “Tôi” rồi chọn “Shop của tôi”. Tiếp theo, bạn truy cập vào phần “Đơn bán” rồi chọn “Thông tin đơn hàng”. Sau đó, bạn nhấn vào xem chi tiết Doanh thu để xem các loại phí bán hàng trên sàn Shopee.
Cách 2: Kiểm tra qua Kênh người bán
Bạn truy cập vào trang Kênh người bán của Shopee rồi chọn phần “Tài chính” ở thanh công cụ bên trái. Tiếp theo, bạn chọn mục “Doanh thu” rồi nhấn vào biểu tượng mũi tên chỉ xuống trong phần “Báo cáo thu nhập” để xem tất cả các loại phí của nhiều đơn hàng trong khoảng thời gian nhất định.
Bạn truy cập vào phần “Doanh thu” rồi tải “Báo cáo thu nhập” để xem các loại phí bán hàng trên sàn Shopee.
Cách 3: Kiểm tra thông qua ứng dụng của bên thứ 3
Người bán cũng có thể dễ dàng kiểm tra các loại phí sàn Shopee mới nhất qua ứng dụng của bên thứ 3, ví dụ như các phần mềm bán hàng. Các công cụ này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược về giá phù hợp để đảm bảo lợi nhuận khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee. Không những thế, các ứng dụng hỗ trợ còn giúp bạn dễ dàng đối soát công nợ và chi phí chênh lệch khi hệ thống Shopee trả tiền về ví, hạn chế thất thoát tài chính khi kinh doanh.
Tham khảo thêm: Các loại phí bán hàng trên Lazada mới nhất
4. So sánh phí sàn Shopee với các sàn thương mại khác
Hầu hết trang thương mại điện tử đều có phí duy trì vận hành hàng tháng tương tự như Shopee. Để giúp shop đưa ra lựa chọn kinh doanh online thông minh, bên dưới là bảng so sánh các khoản phí chi tiết:
Tên phí | Shopee | Tiktok Shop | Tiki | Lazada | Sendo |
Phí thanh toán | 5% | 5% | 5% | 2,72 - 2,992% | 2% |
Phí cố định | Tùy theo ngành hàng | Tùy theo ngành hàng | Tùy theo ngành hàng | Tùy theo ngành hàng | Không áp dụng |
Phí dịch vụ | 2% (tối đa 50.000 VNĐ) | 6% (tối đa 50.000 VNĐ) | 6% (tối đa 50.000 VNĐ) | 3% (tối đa 50.000 VNĐ) | 5% (tối đa 20.000 VNĐ) |
Phí đăng ký mở cửa hàng | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí |
Lưu ý: Thông tin kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì các trang thương mại điện tử kể trên luôn thay đổi dữ liệu về phí thường xuyên. Để biết thời điểm hiện tại phí sàn bao nhiêu, người bán nên truy cập trực tiếp vào website chính thức của mỗi nền tảng.
Có thể thấy, tuy phí thanh toán Shopee có phần cao hơn những sàn thương mại điện tử còn lại nhưng lại khá ưu đãi về phí dịch vụ. Điều này giúp người bán “mạnh tay” tặng voucher khuyến mãi/giảm giá vận chuyển cho người mua đúng thời điểm. Bên cạnh đó, Shopee cũng là sàn thương mại điện tử hàng đầu với số lượng người dùng lên đến hàng chục triệu, cả trong nước lẫn quốc tế. Tất cả yếu tố này đã đủ sức khẳng định Shopee cho shop cơ hội bán hàng ra đơn đều đặn với phí vận hành khá hợp lý.
5. Làm thế nào để tối ưu chi phí bán hàng trên Shopee?
Sau khi tìm hiểu bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu, các nhà bán hàng có thể đang mông lung không biết cách tối ưu chi phí ra sao để nâng cao tỷ suất lợi nhuận khi kinh doanh online trên nền tảng này. Cụ thể:
5.1 Lựa chọn đơn vị vận chuyển có giá cước tốt
Một trong những cách để tối ưu chi phí khi bán hàng trên Shopee cũng như những sàn thương mại điện tử khác là lựa chọn đơn vị vận chuyển có giá cước tốt. Nhờ đó, người bán tiết kiệm chi phí cố định mỗi tháng song song đưa ra chính sách khuyến mãi hợp lý (về phí vận chuyển) để thu hút khách hàng thành công.
Cước phí Giao Hàng Nhanh tiết kiệm giúp shop tiết kiệm phí vận chuyển trên sàn Shopee
Giao Hàng Nhanh (GHN) không chỉ nổi bật bởi dịch vụ giao hàng siêu tốc mà còn có giá cước tốt dành riêng cho shop. Cụ thể, công ty GHN cam kết hoàn thành đơn hàng (kể từ khi được bàn giao thành công) chỉ trong 24 giờ (với đơn nội thành) hoặc 1 - 2 ngày (với đơn liên tỉnh Sài Gòn - Hà Nội). Tuy tốc độ giao nhận ấn tượng như thế nhưng công ty Giao Hàng Nhanh chỉ thu phí từ 15.5K/đơn thông thường hoặc từ 4.000 đồng/kg (cho 20kg đầu tiên) của đơn hàng nặng ký. Đồng thời, mức giá này duy trì ổn định tất cả các ngày trong năm, không thay đổi dù là ngày lễ, tết.
Ngoài ra, GHN còn có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Lấy và giao hàng toàn quốc, kể cả huyện đảo xa: Hệ thống bưu cục GHN phủ sóng khắp 63 tỉnh/thành phố. Điều này giúp người bán thuận tiện liên hệ shipper đến cửa hàng shop lấy đơn miễn phí, sau đó đưa hàng tới khách nhanh chóng.
- GHN tích hợp sẵn trên app và website Shopee: Người bán thuận lợi lên đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng và xử lý vấn đề phát sinh trên hệ thống web/app GHN cung cấp. Hoặc shop liên kết phần mềm GHN VN với Shopee để đồng bộ thông tin tự động, hạn chế tình trạng sót đơn.
- Nhiều tính năng ưu việt: GHN tích hợp rất nhiều tính năng hữu ích giúp giảm tỷ lệ hoàn hàng cho shop như miễn phí giao hàng lại, giao 1 phần - trả 1 phần, cảnh báo bom hàng,...Không chỉ vậy, web/app GHN VN còn hỗ trợ các shop đối soát COD linh hoạt, mọi lúc mọi nơi, giúp shop chủ động quản lý doanh thu.
GHN mang đến dịch vụ vận chuyển với cước phí siêu tốt, giúp shop phần nào tối ưu chi phí khi bán hàng online.
Đồng hành cùng GHN, shop an tâm mỗi sản phẩm được giao đến người mua đều được ‘bảo vệ’ trọn vẹn và đẹp mắt. Cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp shop tạo thiện cảm với khách hàng. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký trải nghiệm dịch vụ giao hàng tại GHN ngay hôm nay!
5.2 Sử dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp để hỗ trợ
Dù là nhà bán hàng mới hay cũ thì sử dụng phần mềm quản lý cũng là giải pháp giúp bạn dễ dàng theo dõi và tính toán mức giá hợp lý cho từng sản phẩm. Từ đó, đảm bảo mức lợi nhuận cho shop khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Xem thêm: Các phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại dễ sử dụng
5.3 Trở thành shop yêu thích, shop yêu thích + hoặc Shopee Mall
Các Shop yêu thích, Shop yêu thích + hoặc Shopee Mall sẽ nhận được nhiều ưu ái hơn các gian hàng thông thường. Một trong số đó là được giảm các mức phí như phí thanh toán, phí cố định, phí dịch vụ,... từ đó góp phần cắt giảm các chi phí phải chi trả, giúp shop tăng lợi nhuận kinh doanh.
Bạn nên cố gắng trở thành Shopee Mall, Shop yêu thích hay Shop yêu thích + để được giảm các mức phí quy định.
Xem thêm: Shopee Mall là gì? Điều kiện và cách đăng ký Shopee Mall
5.4 Định giá sản phẩm phù hợp
Sau khi biết đầy đủ các loại phí Shopee, chủ shop nên dựa vào đó tính giá bán sản phẩm hợp lý, sao cho không quá cao so với đối thủ cạnh tranh nhưng cũng không quá thấp khiến mình lỗ vốn. Người bán có thể tham khảo cách định giá chuẩn xác, siêu dễ từ GHN TẠI ĐÂY.
5.5 Lên kế hoạch quảng cáo đúng thời điểm
Quảng cáo sản phẩm đúng lúc, đúng người là cách đơn giản giúp shop tăng doanh thu nhanh chóng. Theo đó, Shopee có rất nhiều chương trình sale lớn như ngày đôi, khung giờ vàng,... Chủ shop có thể cân nhắc tham gia, đưa ra mức giá ưu đãi và kết hợp bán hàng theo combo hoặc mua - tặng,... Nhờ vậy vừa bán được nhiều hàng, vừa quảng cáo thương hiệu, sản phẩm hiệu quả.
Trước khi bắt đầu kinh doanh, chủ shop cần tìm hiểu và nắm chính xác các loại chi phí bán hàng trên Shopee để định giá sản phẩm phù hợp, nhằm đảm bảo lợi nhuận tối đa. Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn sẽ biết cách tối ưu chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho gian hàng của mình trên Shopee.
Xem thêm: