Lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận trong kinh doanh online

Lợi nhuận là chỉ số quan trọng mà chủ shop nên nắm rõ nhằm đánh giá hiệu suất bán hàng hiện tại có tốt hay không. Tuy vậy, không ít người bán còn khá mơ hồ lợi nhuận là gì, tính toán ra sao. Để giải tỏa nỗi lo này, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho shop những thông tin hữu ích nhất. Đừng bỏ qua nhé!

1. Tìm hiểu lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận là phần tiền còn lại mà chủ shop có được sau khi khấu trừ tất cả chi phí cần thiết như vốn lấy hàng, tiền lương nhân viên,...

Có 3 loại lợi nhuận chính là:

  • Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Đây là lợi nhuận còn lại khi lấy doanh thu trừ vốn. 
  • Lợi nhuận ròng (Net Profit): Đây là lợi nhuận còn lại sau khi lấy doanh thu trừ tất cả chi phí cần thiết (vốn, thuế,...).  
  • Lợi nhuận thuần (Operating Profit): Đây là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí liên quan (như thuê kho, phí vận chuyển,...). 

Kết quả lợi nhuận shop tính được có thể là:

  • Số <0 (hay lợi nhuận âm) có nghĩa là shop đang bị lỗ vốn.
  • Số = 0 (hay lợi nhuận bằng không) nghĩa là shop huề vốn.
  • Số >0 (hay lợi nhuận dương) có nghĩa là shop có lãi.

Lợi nhuận là số tiền mà chủ shop nhận được sau khi trừ toàn bộ chi phí vận hành.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính biên lợi nhuận gộp chi tiết

2. Điểm khác - giống nhau giữa lợi nhuận và biên lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận và biên lợi nhuận tưởng chừng là một khái niệm, nhưng thực chất dùng để chỉ hai khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Bên dưới là thông tin so sánh chi tiết cho shop tham khảo:

2.1 Điểm giống

  • Đều thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh hiện tại.
  • Giúp người bán dễ so sánh số tiền thu được và số tiền phải chi mỗi ngày/tháng/quý/năm.
  • Có thể phân loại số tiền phải thu, phải chi nhanh chóng.

2.2 Điểm khác

  • Trong khi lợi nhuận là chỉ số thể hiện số tiền còn lại sau khi trừ tất cả chi phí cần thiết, biên lợi nhuận lại thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận so với doanh thu.
  • Đơn vị tính lợi nhuận là đơn vị tiền tệ (như VNĐ, USD,...) nhưng biên lợi nhuận lại là %.
  • Cách tính lợi nhuận là Doanh thu - Chi phí. Còn cách tính biên lợi nhuận lại bằng (Lợi nhuận / Doanh thu) x 100%.
  • Lợi nhuận dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa shop với các cửa hàng khác ở cùng một quốc gia/thị trường. Còn kết quả biên lợi nhuận lại sử dụng để đối chiếu với những shop ở nước/thị trường khác.

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận trong kinh doanh là gì?

Lợi nhuận trong kinh doanh chịu tác động từ hai nhóm yếu tố sau:

  • Yếu tố chủ quan như cách quản lý bán hàng, số lượng nhân lực, giá bán, nguồn hàng, chất lượng sản phẩm,...
  • Yếu tố khách quan như đặc điểm thị trường, chính sách hỗ trợ từ nhà nước, đối thủ cạnh tranh,...

4. Vì sao chủ shop phải nắm rõ cách tính lợi nhuận?

Người bán nên tìm hiểu cách tính toán lợi nhuận kinh doanh chuẩn xác vì đây là cơ sở giúp:

  • Đánh giá tình hình kinh doanh thực tế chính xác, từ đó cân nhắc thay đổi kế hoạch bán hàng nếu thực sự cần thiết.
  • Cân nhắc chọn nguồn hàng phù hợp vốn và yêu cầu từ khách hàng.
  • Kiểm soát doanh thu sát sao, tránh thất thoát.
  • Tính toán lại thu chi sao cho thu nhiều, chi ít nhất có thể.
  • Theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên để có kế hoạch thưởng - phạt thích hợp.

Người bán nên biết cách tính chỉ số lợi nhuận chuẩn xác để dễ dàng đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại có tốt hay không.

5. Hướng dẫn cách tính lợi nhuận chính xác cho shop online

Công thức tính toán lợi nhuận kinh doanh rất đơn giản như sau:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Trong đó:
  • Doanh thu = Giá bán sản phẩm x Số lượng bán được
  • Chi phí gồm vốn, chi phí vận hành, chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự, chi phí vận chuyển,..

Ví dụ: 
Shop A kinh doanh áo thun online. Mỗi chiếc áo bán với giá 150.000 đồng. Số lượng áo bán được trong tháng 6/2025 là 500 cái.
Chi phí cố định hàng tháng gồm:

  • Giá nhập áo: 70.000 đồng/sản phẩm.
  • Chi phí quảng cáo: 3.000.000 đồng/tháng.
  • Chi phí đóng gói & vận chuyển: 15.000 đồng/sản phẩm.
  • Chi phí thuê nhân viên: 5.000.000 đồng/tháng.

Vậy, lợi nhuận thực tế shop nhận được sẽ là: (150.000 x 500) - (70.000 x 500 + 3.000.000 + 15.000 x 500 + 5.000.000) = 24.500.000 đồng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính biên lợi nhuận ròng chính xác

6. Cách cải thiện lợi nhuận cao nhất nhanh chóng, hiệu quả

Bên dưới là những giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận thực tế mà shop không nên bỏ qua:

  • Tăng doanh thu: Chủ shop nên nỗ lực cải thiện doanh thu hiệu quả bằng cách chọn nguồn hàng chất lượng nhưng giá hợp lý, áp dụng chính sách bán hàng upsell hay combo, tặng voucher giảm giá/miễn phí vận chuyển,...
  • Chọn đơn vị vận chuyển có chi phí hợp lý: Để giảm chi phí phải trả hàng tháng, người bán cân nhắc kết hợp cùng với một đơn vị vận chuyển thân thiết có bảng giá hợp lý. Ngoài ra, đơn vị này nên có những chính sách hỗ trợ về giá để shop tiết kiệm phí tối đa.

Giao Hàng Nhanh cước phí tốt, nhiều quyền lợi giúp shop tối ưu lợi nhuận thực nhận

Với hơn 12 năm đồng hành cùng shop online, công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, mang đến giải pháp vận chuyển hiện đại, chuyên nghiệp, giá tốt.

Chỉ sau một vài thao tác đăng ký tài khoản đơn giản, người bán có cơ hội tận hưởng tất cả quyền lợi hữu ích sau:

  • Cước phí ổn định: Cước phí Giao Hàng Nhanh ổn định tất cả các ngày trong năm, không thay đổi dù ngày lễ, tết hay ngày thường với chỉ từ 15.5K/đơn hàng thường hoặc 4.000 đồng/kg (20 kg đầu tiên) cho đơn hàng nặng. Điều này giúp người bán dễ dàng tính toán và tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Có chính sách ưu đãi hấp dẫn: Khi shop duy trì lượng đơn >400 mỗi tháng, GHN sẽ chủ động thay đổi bảng giá khác tốt hơn để người bán thoải mái kinh doanh, không phải lo nghĩ nhiều về phí vận chuyển.
  • Được sử dụng nhiều tính năng miễn phí: Để tiết kiệm chi phí bán hàng tối đa, công ty GHN cho phép chủ shop sử dụng đa dạng tính năng hữu ích, miễn phí như Cảnh báo boom hàng, Khai báo giá trị hàng hóa <1 triệu đồng, Giao lại 3 lần,...
  • Tốc độ vận chuyển nhanh: Công ty Giao Hàng Nhanh đảm bảo hoàn thành đơn nhanh chóng giúp người nhận hài lòng nhất. Trong đó, đơn nội thành chỉ trong vòng 24 giờ và đơn liên tỉnh Hà Nội - Sài Gòn chỉ 1 - 2 ngày.

GHN cam kết giao đơn sớm, chỉ trong 1 - 2 ngày cho các đơn liên tỉnh.

  • Xử lý đơn hàng chính xác: GHN có hệ thống xử lý đơn hàng hiện đại, tự động 100% với năng suất 2 triệu đơn/ngày. Đồng thời, đơn vị liên tục cập nhật tình trạng giao hàng lên app/web và chủ shop thuận tiện theo dõi qua mã vận đơn GHN cung cấp. Nhờ vậy, chủ shop an tâm mọi hàng hóa đều đến đúng người, đúng địa chỉ và kịp thời xử lý vấn đề phát sinh (nếu có).
  • Đối soát COD linh hoạt: Người bán có thể đối soát tiền COD mọi đơn hàng tất cả các ngày trong tuần để xoay vòng vốn kịp thời.

>> Chủ shop dễ dàng đăng ký tài khoản GHN trực tuyến TẠI ĐÂY. Thực hiện ngay!

  • Quản lý ngân sách chặt chẽ: Người bán hãy theo dõi sát sao mọi khoản thu/chi hàng ngày để tính toán chi phí chính xác. Qua đó, shop có thể xây dựng kế hoạch bán hàng phù hợp, tránh thâm hụt. 
  • Đánh giá hiệu quả bán hàng của từng sản phẩm cẩn thận: Không chỉ theo dõi tình hình kinh doanh tổng thể, người bán đừng quên kiểm soát số lượng mỗi mặt hàng bán ra. Điều này giúp shop tính toán nhập hàng hoặc thanh lý tối ưu, không bị lỗ vốn.
  • Giảm thiểu chi phí duy trì hàng tháng tối đa: Chủ shop cân nhắc tinh giảm những chi phí không cần thiết để đạt lợi nhuận cao nhất. Ví dụ, thay vì thuê đơn vị quảng cáo, người bán hãy tận dụng các công cụ hỗ trợ miễn phí trên từng kênh bán.

7. Thắc mắc thường gặp

Ngoài quan tâm lợi nhuận là gì, còn một số câu hỏi liên quan khác mà nhiều shop cũng chưa tìm được câu trả lời:

7.1 Cách tính lợi nhuận sau thuế là gì?

Công thức lợi nhuận sau thuế được tính như sau:

Lợi nhuận sau thuế (hay lợi nhuận ròng) = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hoạt động – % thuế thu nhập doanh nghiệp – 10% VAT
Trong đó:

  • % thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu. Nếu <20 tỷ/năm thì áp thuế 20%, còn nếu >20 tỷ/năm thì sử dụng mức thuế 22%. 
  • Trường hợp hộ kinh doanh, chủ shop sẽ nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân (Xem tại đây). 

Ví dụ: Chủ shop bán mỹ phẩm có doanh thu 550.000.000 đồng vào năm 2024. Tổng chi phí phải trả (vốn nhập hàng, quảng cáo, thuê nhân viên,...) là 300.000.000 đồng. Thuế suất áp dụng với VAT 1%, thu nhập cá nhân 0,5% và thuế môn bài 1.000.000 đồng (do doanh thu >500 triệu đồng)

Lợi nhuận sau thuế sẽ là 550.000.000 - 300.000.000 - [(1% x 550.000.000) + (0,5% x 550.000.000) + 1.000.000] = 240.750.000 đồng.

7.2 Kết quả lợi nhuận số âm nghĩa là gì?

Khi tính toán kết quả lợi nhuận lại ra số âm, người bán cần hiểu rằng năm nay kinh doanh lỗ vốn. Nếu đây là năm kinh doanh đầu tiên, shop không nên quá lo lắng mà hãy đánh giá lại cách bán hàng hiện tại đã ổn hay chưa. 

7.3 Lợi nhuận gộp khác lợi nhuận ròng như thế nào?

Lợi nhuận gộp là khoản tiền còn lại sau khi trừ vốn nhập hàng. Còn lợi nhuận ròng là kết quả sau khi trừ cả vốn và những khoản phí liên quan (lãi vay ngân hàng, thuế, chi phí quảng cáo,...).

7.4 Lợi nhuận và lãi có phải là một?

Thực tế, nhiều shop sử dụng lợi nhuận và lãi như nhau, cùng chỉ số tiền còn lại sau khi trừ hết chi phí. Tuy vậy, lợi nhuận có thể là số âm, bằng 0 hoặc số lượng và mỗi kết quả gắn liền với một ý nghĩa khác nhau. Nhưng khi khẳng định bán hàng có lãi, người nghe sẽ hiểu rằng hoạt động năm nay có lợi nhuận dương.

Đáp án cho thắc mắc lợi nhuận là gì đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết trên, cùng với công thức tính đơn giản, dễ áp dụng. Hy vọng nhờ đó người bán thuận lợi đánh giá tình hình kinh doanh thực tế để có kế hoạch bán hàng phù hợp với từng giai đoạn, tránh nguy cơ lỗ vốn.
 

Bài viết liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập