Kinh doanh kỹ thuật số là gì? Shop online có nên áp dụng?

Thời đại 4.0 với sự phát triển vượt bậc của công nghệ mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho những ai muốn cải thiện thu nhập. Trong đó phải kể đến hình thức kinh doanh kỹ thuật số như dịch vụ thuê xe công nghệ (như Grab, Gojek, Xanh SM…) hay xem phim trực tuyến (như Netflix, Phimpal.com…). Vậy, chính xác kinh doanh kỹ thuật số là gì, có lợi ích ra sao với các shop? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Kinh doanh kỹ thuật số là gì?

Hiểu đơn giản, kinh doanh kỹ thuật số (Digital Business - DB) là hình thức kinh doanh ứng dụng công nghệ trong tất cả quy trình quản lý, thiết kế sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, khái niệm kinh doanh kỹ thuật số (Digital Business - DB) có thể bị nhầm lẫn với kinh doanh điện tử (Electronic Business -  EB) vì cả hai đều sử dụng công nghệ số trong hoạt động bán hàng.

Do đó, để triển khai thành công mô hình Digital Business giúp tạo ra cơ hội phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, chủ shop cần phân biệt sự khác nhau giữa EB và DB. Cụ thể:

  • Phạm vi hoạt động: DB có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn (bao gồm tất cả lĩnh vực trong đời sống, chỉ cần áp dụng được công nghệ để cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ), thay vì EB chỉ sử dụng được cho mô hình bán hàng online.
  • Khách hàng: So với EB (thường hướng đến khách hàng online) thì đối tượng khách hàng của DB lớn hơn (bao gồm cả người mua online lẫn offline).

Tóm lại, trong khi kinh doanh điện tử (Electronic Business - EB) tập trung vào việc quản lý các giao dịch điện tử và các khía cạnh của kinh doanh trực tuyến, thì kinh doanh kỹ thuật số (Digital Business - DB) mở rộng hơn bằng cách sử dụng công nghệ số để biến đổi mô hình kinh doanh, qua đó tạo cơ hội thúc đẩy kinh doanh trong quản lý, sản xuất, tiếp thị.

Bạn có biết: Việc ứng dụng mô hình kinh doanh kỹ thuật số (Digital Business - DB) ngày càng được nhiều chủ shop ưa chuộng, bởi tăng khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Với nền tảng Digital Business, shop có thể sử dụng Internet để kết nối khách hàng ở mọi nơi, mọi thời điểm, đặc biệt không chỉ một mà còn nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Hơn hết, các chủ shop có thể tạo cầu nối xây dựng mối quan hệ/lòng trung thành của khách hàng bằng cách kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Zalo… để đăng bài, livestream bán hàng / giải đáp thắc mắc.

Xem thêm:

2. Các mô hình kinh doanh kỹ thuật số và ví dụ kèm theo

Dưới đây là những ví dụ mô hình kinh doanh kỹ thuật số phổ biến nhất cho bạn đọc tham khảo là:

  • Thương mại điện tử (E-commerce/Marketplace): Đây là mô hình được nhiều cá nhân chọn kinh doanh nhất hiện nay, bởi mở ra cơ hội mua - bán hàng hóa trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số. Qua đó giúp các shop tiết kiệm chi phí mặt bằng, đầu tư nội thất hay biển hiệu/biển quảng cáo. Gợi ý một số sàn thương mại điện tử nổi bật hiện nay shop nên tham khảo là Shopee, Lazada, Tiki…
  • Dịch vụ chia sẻ ngang hàng (Peer-to-Peer): Mô hình hoạt động dựa trên cơ sở bản thân là trung gian, tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện với người bán lẫn người mua. Điển hình như ứng dụng Traveloka chuyên cung cấp dịch vụ đặt phòng, vé khu trò chơi, vé máy bay… từ các doanh nghiệp đến khách hàng thuận tiện.
  • Lợi nhuận từ dữ liệu (Hidden revenue through data): Mô hình giúp doanh nghiệp/cá nhân tăng doanh thu thụ động dù có bán được sản phẩm/dịch vụ hay không. Ví dụ, hình thức tiếp thị liên kết Affiliate mà các KOL, KOC, Influencer… (người nổi  tiếng, có ảnh hưởng đến phần lớn người xem) đang sử dụng để cải thiện thu nhập.
  • Hệ sinh thái (Ecosystem): Mô hình xây dựng một hệ thống chứa nhiều dịch vụ số khác nhau. Ví dụ, hệ sinh thái Apple vừa bán sản phẩm công nghệ iPhone, Macbook… vừa có dịch vụ thanh toán trực tuyến qua Apple Pay hay game/ứng dụng trên App Store.
  • Trả tiền sau thời gian dùng thử (Freemium): Người dùng được trải nghiệm những tính năng miễn phí trong thời gian nhất định, sau đó cần trả một khoản phí để sử dụng tiếp. Chẳng hạn như Spotify, Youtube, Grammarly…
  • Thuê bao (Subscription): Mô hình yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản và trả phí định kỳ hàng tháng/hàng năm để trải nghiệm dịch vụ trọn vẹn. Chẳng hạn như Netflix, Canva…
  • Cung cấp theo yêu cầu (On-demand): Mô hình phát triển dựa trên nhu cầu nhất định nào đó của nhóm khách hàng tiềm năng. Ví dụ, các website  TOPCV, Glints, Upwork… giúp người dùng tìm việc freelancer nhanh chóng theo bộ lọc.

Tổng hợp 7 mô hình nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh ứng dụng kỹ thuật số

3. Shop online có nên áp dụng mô hình kinh doanh kỹ thuật số không?

Câu trả lời là NÊN, vì đây không chỉ là xu thế kinh doanh phù hợp với thời đại mới, mà còn mang lại những lợi ích không thể phủ nhận. Điển hình là chủ shop được nâng cao khả năng thấu hiểu và tiếp cận nhu cầu khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm/dịch vụ thích hợp hơn. Đồng thời, mặt hàng của bạn đủ khả năng cạnh tranh, giữ vị trí vững vàng trong thị trường không ngừng biến động vì biết cách thay đổi, hoàn thiện đúng thời điểm. Kết quả sau cùng, chủ shop dễ dàng mở rộng quy mô bán hàng và cải thiện doanh thu hiệu quả. 

4. Các phương pháp ứng dụng kỹ thuật số trong kinh doanh online

Nếu chưa rõ nên áp dụng kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh thế nào để thành công, các shop có thể cân nhắc những cách thức hữu ích sau:

4.1 Theo dõi đơn hàng 24/7 trên hệ thống trực tuyến

Cách thống kê hàng hóa và đơn hàng thủ công trước kia chỉ giúp chủ shop kiểm soát số lượng cùng chất lượng hàng hóa trong phạm vi kiện hàng còn tại kho. Sau khi bàn giao cho đơn vị vận chuyển, shop sẽ gặp khó khăn không rõ hàng đi đâu - về đâu, có nguyên vẹn không hay đến đúng địa chỉ chưa.

Để khắc phục điều này, hiện các đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận đã thiết kế website/app hỗ trợ shop đối soát tình trạng đơn hàng hiệu quả, điển hình trong đó là Giao Hàng Nhanh - có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển kiện hàng cho nhiều shop online lẫn offline.

Nếu lựa chọn Giao Hàng Nhanh, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho chủ shop theo dõi vận đơn 24/7, mọi lúc - mọi nơi - mọi thiết bị bằng cách phát triển App (phiên bản iOSAndroid) và Website trực quan, dễ thao tác. Nhờ đó, người bán kịp thời giải quyết mọi vấn đề nếu có phát sinh, tránh khiến người mua phiền lòng, mất niềm tin vào cửa hàng.

GHN hiện có phiên bản cho điện thoại và máy tính để chủ shop quản lý thuận lợi bằng nhiều thiết bị khác nhau.

>> Mời các shop đăng ký tài khoản GHN và tận hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt tại https://sso.ghn.vn/register/ nhé!

4.2 Bán hàng trên đa dạng nền tảng

Những ngày đầu kinh doanh, shop nên tập trung bán hàng ở nền tảng phù hợp nhất với đặc điểm của cửa hàng (chẳng hạn như vốn ít, có thể cân nhắc bán online trên mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử). 

Thế nhưng, sau khi hoạt động ổn định, người bán đừng ngại mở thêm cửa hàng trên những kênh bán khác, có tác dụng mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó, shop có cơ hội thu thập thêm dữ liệu nhu cầu, sở thích, thói quen… mua sắm của họ để nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, mang lại trải nghiệm mua hàng hoàn hảo hơn.

Gợi ý: Các kênh bán hàng online hiệu quả chốt đơn cao

Trong số những kênh trực tuyến thông dụng hiện tại, Shopee là nền tảng đi đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật số để cải tiến hoạt động mua bán, nhằm mang lại trải nghiệm tiện lợi nhất cho cả shop lẫn khách hàng. 

Cụ thể, Shopee ngày càng cải tiến giao diện hệ thống và tốc độ xử lý giúp giản lược tối đa quy trình đặt mua - thanh toán, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm, gia tăng mức độ hài lòng. Không chỉ vậy, đơn vị còn ứng dụng AI phát triển công nghệ SkinCam cho mục đích triển khai công cụ phân tích làn da online, độ chính xác lên đến 90%, nhờ vậy đẩy mạnh tương tác giữa ứng dụng với khách hàng.

4.3 Dùng phần mềm bán hàng

Chủ shop cũng đừng quên ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động kinh doanh bằng cách chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tân tiến.

Bởi, ứng dụng có khả năng tự động cập nhật dữ liệu hàng hóa, doanh thu chuẩn xác theo thời gian thực mà không cần thuê nhiều nhân công, giúp người bán theo dõi số lượng và tình trạng đơn hàng dễ dàng, tiết kiệm và kịp thời xử lý khi có vấn đề phát sinh. Song song, người bán còn thuận lợi đối soát COD thuận lợi nhằm dự đoán doanh thu theo kỳ và xoay vòng vốn tối ưu, đặc biệt vào ngày mua sắm cao điểm, Lễ, Tết… 

‘Bật mí’ những phần mềm bán hàng online chất lượng hiện nay là TPos, Haravan, Abit.vn, Pancake, Sapo…

Tổng hợp: Danh sách 12 phần mềm bán hàng online tốt và dễ dùng cho shop

Mách nhỏ: Shop ơi, GHN hiện đã tích hợp sẵn trên các phần mềm kể trên giúp shop lên đơn nhanh, trải nghiệm thuận tiện.

4.4 Tìm cách đa dạng phương thức thanh toán

Cách thức thanh toán có tiện lợi hay không là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Vì khi shop cung cấp nhiều cách thức thanh toán, khách hàng dễ dàng chi trả mọi hóa đơn nhanh chóng và kích thích nhu cầu mua sắm.

Theo đó, các hình thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam là:

  • Thanh toán bằng tiền mặt (COD): Tức người mua sử dụng tờ tiền Ngân hàng Nhà nước sản xuất trả cho người bán để sở hữu sản phẩm/dịch vụ. 
  • Thẻ tín dụng: Người mua vay mượn một khoản tiền từ ngân hàng (để trong thẻ cứng do ngân hàng cung cấp) và thanh toán mọi chi tiêu (bằng cách cà thẻ tại máy POS), sau đó hoàn trả vào cuối kỳ. 
  • Thẻ ATM: Người mua sử dụng số tiền sẵn có trong thẻ, quét qua máy POS để chi trả cho người bán. 
  • Chuyển khoản: Người mua quét mã QR/nhập số tài khoản ngân hàng của người bán, rồi chuyển một số tiền theo yêu cầu.
  • Thanh toán qua các ví điện tử (như Momo, ZaloPay, VNPay…): Cách thức hoạt động tương tự chuyển khoản, nhưng ví điện tử là nơi trung gian giữ tiền giữa chủ tài khoản và ngân hàng. 

Cung cấp càng nhiều hình thức thanh toán, trải nghiệm của người mua với shop càng tăng.

4.5 Ứng dụng Live chat - Trò chuyện trực tiếp

Trò chuyện trực tiếp (hay Live Chat) trở thành một công cụ kinh doanh hữu ích trong thời đại số. Bởi lẽ, tính năng hỗ trợ trò chuyện cùng khách hàng tiềm năng 24/7 một cách tự nhiên theo kịch bản sẵn có, giúp thu thập thông tin và lên đơn nhanh chóng. Gợi ý cho chủ shop mới những phần mềm live chat miễn phí, thích hợp dùng cho website bán hàng là Chat GPT, Chatbot AI, Perplexity AI, Youchat…

Thêm vào đó, đừng quên tận dụng tính năng livestream free của các nền tảng HOT nhất hiện nay như TikTok hay Facebook nhằm gia tăng độ tương tác với khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ ra đơn thành công thông qua việc tư vấn ngay - chi tiết cho người xem.

Xem thêm: Hướng dẫn cách livestream trên TikTok đơn giản cho người mới.

4.6 Chú trọng giải pháp bảo mật thông tin của khách hàng khi mua sắm online

Nhiều khách hàng đặt đơn online gặp tình trạng thông tin bị đánh cắp và làm phiền, gây ra tâm lý ngại đưa dữ liệu cá nhân cho shop để lên đơn thành công. Do đó, muốn đạt doanh thu như mơ ước, các shop mới hãy lưu tâm đến biện pháp bảo đảm độ an toàn cho mọi thông tin, chẳng hạn như:

  • Có chính sách bảo mật rõ ràng, minh bạch với khách hàng ngay từ đầu: Trong lúc tư vấn, chủ shop nên thống nhất với người mua rằng chỉ cung cấp số điện thoại hoặc địa chỉ khi nhắn tin riêng với shop, thay vì bình luận trực tiếp trên bài đăng hoặc phiên live nhằm hạn chế đối thủ “cướp” khách. Hơn nữa, shop có thể gợi ý cho người mua xóa hoặc thu hồi tin nhắn chứa thông tin cá nhân sau khi shop lên đơn xong hoặc chỉ truy cập đường link có đầu “https://” nhằm đảm bảo bảo mật.
  • Nâng cấp phần mềm hoặc nền tảng liên tục: Cập nhật phiên bản ứng dụng mới nhất là cách khắc phục mọi lỗ hổng bảo mật nếu có, vừa giúp bảo vệ thông tin khách hàng, vừa cho người bán trải nghiệm sử dụng tốt hơn. 
  • Chủ động bảo mật tài khoản bán hàng: Chủ shop hãy thiết lập bảo mật ít nhất 2 lớp cho mọi tài khoản bán hàng giúp phát hiện sớm và ngăn chặn mọi lượt truy cập trái phép. Song song, người bán cũng đừng quên mã hóa tin nhắn hai đầu định kỳ. 
  • Đào tạo nhân viên trung thực, bảo mật thông tin khách hàng: Trước khi trở thành nhân viên chính thức tại shop, chủ shop có thể yêu cầu nhân viên tư vấn ký cam kết bảo mật thông tin nhằm hạn chế rò rỉ dữ liệu người mua.

Hy vọng bài viết kể trên đã giúp shop giải đáp thắc mắc kinh doanh kỹ thuật số là gì, lợi ích ra sao. Có thể thấy, dù cho cửa hàng vận hành bằng hình thức nào, trải nghiệm mua sắm thân thiện tại shop và tốc độ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng nếu đặt online là hai thành tố quan trọng mà người bán nên cân nhắc cải thiện thường xuyên.

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập