FBA là gì? 5 lợi ích phải biết khi bán hàng trên Amazon
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
FBA là hình thức bán hàng online được nhiều chủ shop quan tâm khi muốn hợp tác kinh doanh trên nền tảng Amazon. Nhưng thực tế FBA là gì và có mang lại lợi ích cho các shop kinh doanh online hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
1. FBA là gì?
FBA (viết tắt của Fulfillment By Amazon) là một hình thức bán hàng trên Amazon. Hình thức này cho phép chủ shop bán sản phẩm của mình trên nền tảng nhưng hàng hóa sẽ được lưu trữ ở kho tổng Amazon. Ngoài ra, nền tảng cũng hỗ trợ quản lý số lượng hàng hóa, thực hiện đóng gói và vận chuyển tới người mua.
FBA là hình thức bán hàng mà shop chỉ cần bán sản phẩm và tiếp thị, quá trình xử lý đơn - lưu kho - vận chuyển do Amazon thực hiện.
2. Lợi ích của Amazon FBA với shop online
Việc kinh doanh online trên Amazon với hình thức FBA mang đến cho shop nhiều lợi ích như:
2.1 Đảm bảo giao hàng trong thời gian sớm nhất
Bán hàng Amazon FBA, hàng hóa của shop sẽ được lưu trữ trong kho tổng của Amazon. Khi có đơn hàng, Amazon sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc xử lý đơn hàng, đóng gói và vận chuyển đến người nhận. Điều này giúp rút ngắn thời gian xử lý và giao hàng toàn trình, khách hàng nhận được đơn sớm hơn.
2.2 Tối ưu chi phí kinh doanh cho shop
Khi áp dụng hình thức FBA, shop có thể tiết kiệm tối đa chi phí kho bãi, vận hành và vận chuyển. Bởi tất cả quá trình này đều được Amazon hỗ trợ và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thực hiện.
2.3 Chăm sóc khách hàng dễ dàng
Amazon hỗ trợ dịch vụ khách hàng 24/7 cho tất cả đơn hàng FBA. Đồng thời, nền tảng còn giúp shop xử lý vấn đề đổi trả hàng hóa, cải thiện tỷ lệ phản hồi với khách hàng. Qua đó shop có thể giảm áp lực trong quản lý cửa hàng để tập trung vào việc kinh doanh, gia tăng doanh số.
2.4 Mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng tối đa
Nền tảng Amazon hiện có nhiều chương trình giúp shop tăng cơ hội tiếp cận khách hàng như FBA Export, FBA nhỏ và nhẹ, hoàn thiện đơn hàng đa kênh,... Qua đó giúp shop tăng cơ hội chuyển đổi đơn hàng, tối ưu hóa doanh thu hiệu quả.
2.5 Tận hưởng nhiều dịch vụ bổ sung hữu ích
Hiện nay, Amazon mang đến cho shop nhiều dịch vụ bổ trợ như quản lý kinh doanh, hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển,... hỗ trợ shop quản lý cửa hàng một cách toàn diện, dễ dàng và hiệu quả.
Lợi ích của FBA Amazon là gì? Hình thức bán hàng FBA hỗ trợ shop xử lý đơn, giao hàng đúng hẹn, tối ưu chi phí kinh doanh, chăm sóc khách hàng,...
3. Quy trình bán hàng FBA diễn ra như thế nào?
Dưới đây là quy trình bán hàng FBA trên Amazon cơ bản:
Bước 1: Nhà bán hàng chuẩn bị và gửi sản phẩm đến kho Amazon gần nhất.
Bước 2: Nhân viên kho Amazon tiếp nhận, thực hiện thủ tục nhập kho và sắp xếp sản phẩm đúng phân loại.
Bước 3: Amazon tiến hàng kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với sản phẩm của shop. Cập nhật số lượng hàng tồn trên hệ thống để người bán theo dõi.
Bước 4: Khi có đơn hàng FBA, Amazon tiếp nhận thông tin đặt đơn. Nền tảng có thể tự động xác định được kho hàng gần nhất.
Bước 5: Amazon lấy hàng khỏi kho, đóng gói dán mã vận đơn. Gửi thông báo cho khách hàng xác nhận đơn hàng. Cuối cùng Amazon vận chuyển hàng tới người nhận.
Quy trình bán hàng FBA bao gồm 5 bước cơ bản mà shop có thể tham khảo.
Tham khảo: Quy trình bán hàng online cho người mới bắt đầu chi tiết từ A-Z
4. Chi phí sử dụng Amazon FBA Fulfillment bao nhiêu?
Chi phí để sử dụng Amazon FBA Fulfillment bao gồm phí hoàn thiện đơn, phí lưu kho, phí xử lý trả hàng,... Cụ thể:
4.1 Phí hoàn thiện đơn hàng FBA
Phí hoàn thiện đơn hàng của Amazon là khoản phí được tính trên mỗi đơn hàng FBA thành công của shop. Chi phí này thường phụ thuộc vào sự thay đổi của danh mục hàng hóa, kích thước và trọng lượng.
Đặc điểm | Hàng may mặc | Các mặt hàng còn lại | ||||
05/02/2024 - 14/04/2024 | Sau ngày 15/04/2024 | 05/02/2024 - 14/04/2024 | Sau ngày 15/04/2024 | |||
Kích thước nhỏ tiêu chuẩn | Trọng lượng | 2 oz trở xuống | $3.43 | $3.27 | $3.22 | $3.06 |
2+ đến 4 oz | $3.31 | $3.15 | ||||
4+ đến 6 oz | $3.58 | $3.42 | $3.40 | $3.24 | ||
6+ đến 8 oz | $3.49 | $3.33 | ||||
8+ đến 10 oz | $3.87 | $3.72 | $3.58 | $3.43 | ||
10+ đến 12 oz | $3.68 | $3.53 | ||||
12+ đến 14 oz | $4.15 | $3.98 | $3.77 | $3.60 | ||
14+ đến 16 oz | $3.82 | $3.65 | ||||
Kích thước lớn tiêu chuẩn | Trọng lượng | 4oz trở xuống | $4.43 | $4.25 | $3.86 | $3.68 |
4+ đến 8 oz | $4.63 | $4.45 | $4.08 | $3.90 | ||
8+ đến 12 oz | $4.84 | $4.67 | $4.32 | $4.15 | ||
12+ đến 16 oz | $5.32 | $5.12 | $4.75 | $4.55 | ||
1+ đến 1.5 lb | $6.10 | $5.90 | $5.19 - $5.57 | $4.99 - $5.37 | ||
1.5+ đến 2 lb | $6.37 | $6.14 | $5.75 - $6.0 | $5.52 - $5.77 | ||
2+ đến 2.5 lb | $6.83 | $6.60 | $6.10 - $6.28 | $5.87 - $6.05 | ||
2.5+ đến 3lb | $7.05 | $6.81 | $6.45 - $6.86 | $6.21 - $6.62 | ||
3+ lb đến 20lb | $7.17 + $0.16/0,5lb vượt quá 3lb đầu tiên. | $6.92 + $0.16/0,5lb vượt quá 3lb đầu. | $7.25 + $0.08 cho mỗi 4 oz vượt quá 3lb đầu. | $6.92 + $0.08 cho mỗi 4oz vượt quá 3lb đầu. | ||
Lớn cồng kềnh | Trọng lượng | 0 đến 50 lb | $9.73 + $0.42/lb khi vượt quá lb đầu tiên | $9.61 + $0.38/lb khi vượt quá lb đầu tiên | $9.87 + $0.42/lb khi vượt quá lb đầu tiên | $9.61 + $0.42/lb khi vượt quá lb đầu tiên |
Lưu ý: Bảng phí FBA Amazon chỉ mang tính chất tham khảo, để biết thêm chi tiết chủ shop liên hệ trực tiếp đến nền tảng để được tư vấn.
4.2 Phí lưu kho FBA
Phí lưu kho là mức phí lưu trữ hàng tháng được tính cho tất cả các loại hàng FBA. Tùy theo kích thước hàng hóa và thời gian trong năm mà phí lưu kho có thể thay đổi. Dưới đây là bảng phí lưu kho FBA của Amazon được áp dụng sau ngày 01/04/2024:
Tháng | Kích thước tiêu chuẩn | Quá khổ |
Tháng 1 - tháng 9 | $0.78 mỗi foot khối | $0.65 mỗi foot khối |
Tháng 10 - tháng 12 | $2.40 mỗi foot khối | $1.40 mỗi foot khối |
4.3 Một số phí cơ bản khác
Khi sử dụng Amazon FBA ngoài phí lưu kho và hoàn thiện đơn, shop còn cần quan tâm đến một số loại phí khác như:
Phí hàng hóa lưu kho trong thời gian dài: Đây là phí hàng hóa được tính trong lưu kho trong mạng lưới kho hoàn thiện đơn hàng FBA từ 181 ngày trở lên.
Phí xử lý hàng trả lại: Bao gồm các loại phí xử lý đơn hàng trả lại được tính cho tất cả danh mục sản phẩm (ngoại trừ may mặc, giày dép) có tỷ lệ trả hàng cao.
Phí yêu cầu hủy hàng và phí thanh lý: Áp dụng phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.
5. Shop mới mua bán trên Amazon nên chọn FBA hay tự quản lý đơn hàng?
Khi kinh doanh trên Amazon, nhiều chủ shop thường băn khoăn liệu nên sử dụng dịch vụ FBA hay tự quản lý đơn. Để giúp shop giải quyết vấn đề trên, hãy cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng phương pháp dưới đây:
- Hình thức Fulfillment By Amazon:
Ưu điểm:
Amazon cung cấp cho shop hệ thống xử lý đơn hàng chuyên nghiệp, toàn diện, giúp tối ưu chi phí kinh doanh.
Sản phẩm của shop sẽ được ưu tiên tiếp cận với chương trình Amazon Prime, mang đến cho shop cơ hội bán hàng hiệu quả nhờ ưu đãi giao hàng miễn phí, nhanh chóng.
Giảm chi phí vận hành kho, xử lý đơn hàng.
Mở rộng thị trường hiệu quả nhờ Amazon có mạng lưới thị trường rộng khắp.
Nhược điểm:
Hình thức FBA có nhiều chi phí, phụ phí lưu kho, vận chuyển,... có thể tạo gánh nặng về tài chính cho shop.
Shop hạn chế trong giao tiếp với khách hàng, từ đó dẫn đến việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, cải thiện quá trình mua sắm bị ảnh hưởng.
- Tự quản lý đơn hàng, kho bãi:
Ưu điểm:
Shop có thể chủ động trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa, lưu kho, vận chuyển.
Tối ưu chi phí vận chuyển thấp nhất nhờ hợp tác với các đối tác có chi phí tốt.
Phù hợp với các shop kinh doanh nhỏ, bởi shop hạn chế chi phí phát sinh cho bên thứ ba.
Theo dõi quy trình bán hàng và đưa ra điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh trên nền tảng Amazon.
Nhược điểm:
Đòi hỏi shop cần có quy trình quản lý chặt chẽ để xử lý đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác vận chuyển uy tín, chất lượng, đảm bảo giao hàng nhanh chóng.
Kinh nghiệm hữu ích cho shop online Không chỉ Amazon, nếu shop kinh doanh trên các nền tảng khác như Facebook, Shopee,... thì với quy mô vừa và nhỏ việc tự quản lý đơn hàng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Hiện nay, nhiều đơn vị vận chuyển trong nước có tích hợp tiện ích quản lý đơn, giúp chủ shop dễ dàng theo dõi toàn bộ hành trình đơn hàng, thời gian hoàn thành đơn hàng nhanh chóng. Hợp tác với đơn vị vận chuyển Giao Hàng Nhanh, shop được trải nghiệm dịch vụ vận chuyển toàn diện. GHN thiết kế app/web trực quan, cập nhật dữ liệu hàng hóa trong kho liên tục. Nhờ đó shop an tâm kiểm soát số lượng hàng hóa trên kênh bán hàng online trong nước khi có lượng đơn lớn. Khi kết nối web/app GHN VN cùng phần mềm quản lý bán hàng (TPOS, Pancake, Nhanh.vn,...), dữ liệu bán hàng đa kênh được cập nhật liên tục theo thời gian thực giúp shop kiểm soát thông tin hiệu quả. Từ đó, quản lý đơn hàng dễ dàng trên cùng một giao diện. Bên cạnh đó, GHN còn cung cấp nhiều quyền lợi hữu ích khác cho shop:
Đơn hàng online dù nặng hay nhẹ, GHN vẫn hỗ trợ shop giao đến tận nơi với giá cước tốt. >> Kinh doanh online hiệu quả, dễ dàng hơn khi trở thành đối tác của Giao Hàng Nhanh Express TẠI ĐÂY. |
6. Hướng dẫn đăng ký và sử dụng FBA chi tiết
Cách bán hàng trên Amazon FBA khá đơn giản, chủ shop chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tạo tài khoản
Chủ shop đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon Seller Center hoặc truy cập vào https://sell.amazon.vn/ và bấm chọn ‘đăng ký bán hàng’. Sau đó, shop tiến hành điền thông tin cơ bản và xác minh thông tin doanh nghiệp.
Sau khi vào trang bán hàng của Amazon, shop tiến hàng điền thông tin như yêu cầu của nền tảng.
Bước 2: Cài đặt phương thức thanh toán
Shop điền thông tin tài khoản ngân hàng có thể giao dịch quốc tế và hoàn thành các bước xác minh. Sau đó, shop tiến hành tạo danh sách sản phẩm và bán hàng.
Bước 3: Đăng ký Amazon FBA
Đăng nhập vào trang chủ ‘Seller Central’, nhấn chọn ‘setting’ rồi ‘Fulfillment Amazon’. Tiếp đến truy cập vào mục ‘Enroll in FBA’ để đăng ký dịch vụ Fulfillment By Amazon. Lúc này giao diện hiện lên, chủ shop điền theo hướng dẫn.
Ở phần setting bấm chọn Fulfillment By Amazon để đăng ký dịch vụ.
Bước 4: Thiết lập địa chỉ gửi hàng và chuẩn bị gửi hàng đến kho FBA
Thiết lập thông tin về địa chỉ gửi hàng trả lại, phương thức quản lý hàng tồn kho và các tùy chọn hoàn tất đơn hàng khác.
Để tạo lô hàng gửi đến FBA, shop truy cập vào Seller Central, chọn ‘Inventory’ rồi nhấp vào ‘Send/Replenish Inventory’. Tiếp đến, shop lựa chọn hình thức gửi hàng là tự vận chuyển hoặc đối tác quốc tế của Amazon. Cuối cùng, shop chuẩn bị, đóng gói, dán nhãn hàng hóa theo đúng quy định để gửi đến kho FBA.
Lựa chọn kênh vận chuyển để gửi hàng đến kho của Amazon phù hợp với nhu cầu của shop.
Bước 5: Quản lý đơn hàng
Đơn hàng của shop khi đến kho FBA sẽ được cập nhật tự động trên hệ thống của Amazon. Lúc này shop chỉ cần truy cập vào tài khoản bán hàng và kiểm tra.
Với câu hỏi FBA là gì, chắc hẳn đến đây chủ shop đã tìm được lời giải đáp cụ thể, cũng như hiểu rõ những lợi ích khi áp dụng hình thức kinh doanh này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp shop tối ưu hóa hoạt động bán hàng trên Amazon và mở rộng thị trường hiệu quả hơn.
Xem thêm: