Cách bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu dễ hiểu nhất

Nếu tại Việt Nam có các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki… thì tại châu Mỹ, châu u hay châu Úc, Amazon là ứng dụng mua sắm trực tuyến được đông đảo người dùng yêu thích. Là một chủ shop muốn mang sản phẩm của mình ra khắp thế giới, đăng ký bán hàng trên Amazon là ý tưởng hấp dẫn không thể bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu tất cả kinh nghiệm cần thiết trong bài viết sau.

1. Đôi nét về Amazon

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996 với mục đích kinh doanh sách trực tuyến, Amazon dần trở thành một trang thương mại điện tử nổi tiếng bậc nhất, có khả năng cung cấp hầu hết các loại hàng hóa cần thiết như đồ gia dụng, đồ điện tử, phim ảnh, quần áo… Để có được thành tựu ấn tượng này, Amazon không ngừng nâng cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, giao diện mua sắm và đa dạng hóa sản phẩm.

Giao diện trang chính của Amazon

2. Lợi ích khi bán hàng trên Amazon

Amazon là thị trường kinh doanh online đầy tiềm năng vì khi đăng ký bán hàng trên nền tảng này, mọi người bán đều nhận được những quyền lợi đặc biệt sau:

  • Dễ dàng tạo lòng tin cho khách hàng tiềm năng khi cửa hàng hoạt động ở một sàn thương mại điện tử nổi tiếng.
  • Tệp khách hàng tiềm năng lớn, phủ sóng khắp thế giới.
  • Không mất phí đăng ký tài khoản hay đăng tải sản phẩm (tối đa 40 sản phẩm). 
  • Có thể mở cửa kinh doanh 24/7 với tốc độ trang web phản hồi nhanh chóng.

3. Các hình thức bán hàng phổ biến trên Amazon

Một số phương thức bán hàng quen thuộc trên Amazon là:

3.1 FBA - Fulfillment by Amazon (Bán hàng trực tiếp)

Người bán hàng qua Amazon được phép lưu trữ sản phẩm của mình tại kho tổng của nền tảng này và Amazon sẽ trực tiếp quản lý và đóng gói, vận chuyển đến người mua khi có đơn. Điều này giúp shop mới tiết kiệm chi phí kinh doanh ban đầu tối đa (cụ thể là không mất phí thuê kho, chi phí vật liệu và thuê nhân công đóng gói, phí vận chuyển).

3.2 FBM - Fulfillment by Merchant (Bán hàng tự gửi)

Amazon chỉ cung cấp “cửa hàng ảo” cho người bán thuận lợi kinh doanh online. Tất cả công đoạn lưu trữ hàng hóa, chốt đơn, đóng gói và gửi hàng đều do chủ shop tự thực hiện nhằm kiểm soát tình trạng đơn hàng dễ dàng hơn. 

FBA và FBM là hai hình thức bán hàng nổi bật trên nền tảng này.

3.3 Dropshipping (Bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển)

Chủ tài khoản trở thành “cầu nối” giữa nhà cung cấp với người mua. Khi có đơn, các bạn liên hệ trực tiếp nơi sản xuất để họ hoàn thành những khâu còn lại (như lên đơn, đóng gói và gửi hàng) và nhận chiết khấu sau khi đơn giao thành công.

3.4 Amazon Affiliate (Tiếp thị liên kết với Amazon)

Nếu bạn có tài khoản mạng xã hội sở hữu lượt người theo dõi lớn thì hãy cân nhắc Amazon Affiliate. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất, gắn liên kết điều hướng trên tài khoản đích và xây dựng nội dung (bằng hình ảnh hoặc video) kích thích người xem nhấn vào link. Mỗi lượt truy cập vào liên kết hoặc nhân viên tư vấn của thương hiệu chốt đơn thành công, bạn đều nhận được một khoản tiền hoa hồng nhất định mà không cần phải nhập hàng hay lưu trữ hàng.

3.5 Merch by Amazon (Dịch vụ bán thiết kế áo thun)

Trên nền tảng Amazon còn có dịch vụ thiết kế và in ấn họa tiết lên áo thun, áo hoodie theo yêu cầu của khách hàng. Chủ tài khoản bán hàng Amazon chỉ cần đăng tải hình ảnh sản phẩm, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu và tất cả công đoạn còn lại (như in ấn, đóng gói, vận chuyển…) sẽ do Amazon thực hiện. 

4. Muốn bán hàng trên Amazon, người bán cần chuẩn bị gì?

Để đăng ký kinh doanh online trên Amazon thành công, chủ shop phải đáp ứng tất cả yêu cầu bên dưới:

  • Đã đăng ký tài khoản trên website Amazon.
  • Cung cấp địa chỉ giao - nhận hàng hóa chính xác.
  • Đảm bảo thông tin (như tên sản phẩm, nơi sản xuất, chất liệu, màu sắc, kích cỡ…) và hình ảnh sản phẩm sáng rõ tự chụp hoặc tự thiết kế.
  • Cung cấp thông tin đơn vị vận chuyển chuẩn xác.
  • Biết giao tiếp tiếng Anh căn bản.
  • Đảm bảo trả lời tin nhắn khách hàng trong vòng 24h.
  • Nắm rõ kiến thức về các khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa (kèm phụ phí liên quan), phí vận chuyển, tiêu thụ đặc biệt,...

5. Hướng dẫn đăng ký bán hàng và nhận tiền từ Amazon

Sau khi chuẩn bị xong tất cả thông tin kể trên, các bạn có thể mở ngay tài khoản kinh doanh trên nền tảng này.

5.1 Cách đăng ký bán hàng

Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên Amazon cho người mới như sau:

  • Bước 1: Truy cập liên kết amazon.com.
  • Bước 2: Nhấn chọn mục Account & Lists ở góc phải màn hình và nhấp lệnh Start Here.
  • Bước 3: Điền thông tin Amazon yêu cầu như Your Name -  Tên, Email - Địa chỉ Email, Password - Mật khẩu và Re-enter Password - Nhập lại mật khẩu. Sau đó chọn Next để chuyển sang bước tiếp theo.
  • Bước 4: Mở Email đã đăng ký và nhấn xác thực tài khoản.

Amazon tự động gửi mã OTP qua Email người bán đã đăng ký.

  • Bước 5: Hoàn thiện thông tin cá nhân như Số điện thoại, Địa chỉ, URL liên kết cửa hàng, Tên cửa hàng… và nhấn nút Text me now. Tiếp theo điền mã PIN được gửi đến thiết bị và chọn Verify.
  • Bước 6: Thêm thông tin thẻ VISA và Thuế.
  • Bước 7: Bắt đầu đăng tải sản phẩm và bán hàng.

5.2 Cách nhận tiền từ Amazon

Thông thường, ngay sau khi xác nhận đã vận chuyển hàng, Amazon sẽ chuyển khoản đến tài khoản thanh toán của shop. Thời gian chi trả trung bình 2 lần 1 tuần.

Một số hình thức nhận tiền đang được hỗ trợ là: 

  • Nhận tiền thông qua thẻ Payoneer.
  • Nhận tiền qua phiếu séc.
  • Nhận tiền quy đổi sang Amazon Gift Card.

6. Bí quyết bán hàng trên Amazon ‘đắt khách’ người mới nên biết

Lần đầu tiên kinh doanh trên Amazon, để đạt thành công như mong đợi, người bán đừng quên lưu lại tất cả kinh nghiệm hữu ích sau:

6.1 Xây dựng thương hiệu riêng và chọn mặt hàng tiềm năng

Là shop mới bắt đầu hoạt động trên sàn Amazon, muốn thu hút người mua, chủ shop vừa phải tạo thương hiệu ấn tượng, vừa lựa chọn mặt hàng hợp nhu cầu của họ. Cụ thể, các bạn nên thiết kế ảnh đại diện và ảnh sản phẩm toát lên đặc trưng của thương hiệu (bằng cách sử dụng màu sắc có trong logo cũng như đồng nhất phong cách thiết kế trên tất cả hình ảnh). Còn với việc lựa chọn hàng hóa, người bán có thể tham khảo danh sách sản phẩm được yêu thích nhất tại Amazon Best Seller hoặc những mặt hàng tiềm năng trong mục Most wishes for.

6.2 Miêu tả sản phẩm chi tiết

Vì mua sắm online, khách hàng chỉ có thể nhìn ngắm và hiểu sản phẩm thông qua hình ảnh cũng như phần mô tả nên bên cạnh đầu tư chất lượng ảnh chụp hàng hóa, chủ shop nên mô tả thông tin mặt hàng càng rõ ràng càng tốt. Ngoài ra, nội dung phần giới thiệu sản phẩm đảm bảo ngắn gọn, đầy đủ và chuẩn xác để người mua nắm thông tin nhanh chóng. 

Minh họa phần mô tả sản phẩm đúng chuẩn trên Amazon

6.3 Xin đánh giá 5 sao từ các đơn hàng bán được

Hầu hết khách hàng mới đều dành thời gian đọc review sản phẩm từ khách hàng đã mua trước đó. Do vậy, sau khi giao đơn hàng thành công, chủ shop đừng ngần ngại hỏi xin ý kiến và đánh giá của người mua, sau đó có thể dành tặng voucher miễn phí vận chuyển hay giảm giá hàng hóa. 

6.4 Thiết lập mức giá bán cạnh tranh

Giá thành là yếu tố quan trọng mà tất cả người mua quan tâm. Nếu là shop mới, hãy đưa ra mức giá vừa phải, không quá cao (vì dễ mất khách) cũng không quá thấp (do có thể lỗ vốn) giúp thu hút khách hàng tiềm năng tốt hơn. Trong trường hợp không thể đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, người bán cân nhắc dành tặng các món quà tri ân khách mới như voucher miễn phí vận chuyển, mã khuyến mãi sản phẩm hay tặng quà nhỏ xinh đi kèm (như khẩu trang, cột tóc, nước rửa tay…).

6.5 Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng bài bản

Dù bán hàng online hay offline thì chủ shop không thể quên xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng chỉn chu. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm của người mua, tối ưu hóa chi phí kinh doanh nhằm đạt doanh thu như mong đợi. Theo đó, muốn lên kế hoạch tốt nhất, chủ shop hãy dành thời gian nghiên cứu đặc điểm của khách hàng tiềm năng và nhận diện điểm mạnh - điểm yếu hiện tại của shop để nâng cao chất lượng tốt nhất. 

Chủ shop nên hiểu rõ đặc điểm khách hàng để tư vấn sản phẩm thích hợp.

6.6 Tăng cường các chiến lược marketing để thúc đẩy doanh số

Thêm một cách bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu hữu ích là áp dụng một số chiến lược quảng cáo sản phẩm đúng người, đúng thời điểm. Dưới đây là 2 hình thức được nhiều shop sử dụng thành công:

  • Bán chéo sản phẩm (Cross Selling): Đây là kỹ thuật bán hàng nhằm kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn bằng cách giới thiệu thêm những sản phẩm liên quan. Chẳng hạn khi khách mua điện thoại, người bán tư vấn mua thêm gói bảo hành, ốp lưng, dán cường lực màn hình…
  • Tặng voucher: Đây là hình thức thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ thông qua việc dành tặng các voucher khuyến mãi (có thể giảm giá sản phẩm hoặc miễn phí/giảm giá phí vận chuyển) hợp lý.

6.7 Kết hợp những chiến dịch quảng cáo của Amazon

Amazon không ngừng phát triển các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn, tạo điều kiện cho shop tăng lợi nhuận như ý. Điển hình là Amazon Sponsored Ads - một dịch vụ quảng cáo online của nền tảng Amazon, giúp người bán cải thiện tỷ lệ sản phẩm xuất hiện ở trang đầu kết quả tìm kiếm của người xem. 

7. Các câu hỏi thường gặp

Liên quan đến việc bán hàng trên Amazon còn rất nhiều thắc mắc khác như:

- Bán hàng trên Amazon có mất phí không?

Câu trả lời là . Dưới đây là các chi phí khi bán hàng cơ bản:

  • Phí tài khoản người bán gồm có phí tài khoản chuyên nghiệp (Professional) và phí tài khoản cá nhân (Individual).
  • Các khoản phí FBA bao gồm phí giới thiệu (hay còn gọi là phí hoa hồng: Referral Fee), phí lựa chọn, gói hàng và xử lý trọng lượng sản phẩm.
  • Phí lưu trữ hàng hóa tại kho Amazon hàng tháng.

- Có những tài khoản bán hàng nào trên Amazon?

Có 7 loại tài khoản kiếm tiền thông dụng trên Amazon là:

  • Tài khoản mua hàng (Buyer Account).
  • Tài khoản bán hàng (Seller Account) gồm Tài khoản bán hàng dạng cá nhân (Individual Seller Account), Tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Professional Seller Account), Tài khoản doanh nghiệp (Business Account), Tài khoản cho nghệ nhân (Handmade Seller Account) và Tài khoản cho sản phẩm tùy biến dựa trên thiết kế (Merch By Amazon)
  • Tài khoản tiếp thị liên kết (Affiliate Account).
  • Tài khoản xuất bản sách, video (Kindle/Prime video Seller Account).
  • Tài khoản điện toán đám mây (AWS Account).
  • Tài khoản công việc nhỏ (Account Mechanical Turk).
  • Tài khoản nhà cung cấp (Vendor Account).

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã rõ cách đăng ký bán hàng trên Amazon thuận lợi và sẵn sàng mở rộng quy mô kinh doanh của mình rồi nhỉ. 

Hiện tại, tuy Amazon có hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ châu Á, châu Mỹ, châu Úc về Việt Nam nhưng sau khi hàng “cập bến”, các bạn vẫn cần có một đơn vị vận chuyển riêng để ship hàng đến tận nhà khách hàng. Lúc này, người bán nên ưu tiên đơn vị uy tín, có tốc độ vận chuyển nhanh chóng, cam kết kiện hàng an toàn và có cước phí thấp để tối ưu chi phí kinh doanh.

Shop mới an tâm bán hàng, Giao Hàng Nhanh bật “mood” sẵn sàng giao đơn ngay!

Với nỗ lực không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ vận chuyển, Giao Hàng Nhanh (GHN) được đông đảo shop lớn lẫn shop nhỏ yêu thích. Khi lựa chọn GHN trở thành “người bạn đồng hành”, mọi shop đều nhận được những quyền lợi sau:

  • Giá cước tiết kiệm: Sở hữu bảng giá cước siêu hấp dẫn, thiết kế theo đặc điểm từng shop và đặc biệt ưu đãi riêng cho shop số lượng đơn ổn định trên 400 đơn/tháng, hỗ trợ shop tiết kiệm chi phí kinh doanh tối đa.
  • Giao hàng siêu nhanh: Thời gian giao hàng của GHN “siêu” tốc (nhanh hơn 6 tiếng so với các đơn vị khác và chỉ 24h cho đơn nội thành, 1 - 2 ngày cho đơn liên tỉnh) giúp khách hàng nhận được hàng nhanh chóng và chủ shop tạo được thiện cảm với khách hàng.
  • Đa dạng tính năng hiện đại: Cung cấp các dịch vụ khác như Miễn phí lấy hàng tận nơi, Miễn phí giao lại 3 lần, Giao thất bại -Thu tiền… giúp hạn chế tỷ lệ hoàn hàng tối đa, tối ưu lợi nhuận, chủ shop an tâm kinh doanh.

GHN hỗ trợ shop vận chuyển hàng hóa nhanh chóng - an toàn - tiết kiệm. 

>> Shop ơi, hãy nhanh tay đăng ký tài khoản GHN tại https://sso.ghn.vn/ để tận hưởng vô vàn tính năng hấp dẫn nhé!

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập