Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế và 7 kinh nghiệm nên biết
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Kinh doanh thiết bị y tế là một lĩnh vực đầy tiềm năng, bởi nhu cầu sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị của nhiều người lẫn các bệnh viện, phòng khám ngày càng tăng. Tuy nhiên, với người lần đầu khởi nghiệp mô hình này khá băn khoăn về điều kiện, thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế cũng như có cần lưu ý gì không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết giúp bạn đạt được hiệu quả kinh doanh như ý. Cùng theo dõi nhé!
1. Tìm hiểu chung về các loại vật tư, thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software). Các loại vật tư y tế này được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau, nhằm mục đích chẩn đoán, theo dõi, điều trị bệnh, hoặc hỗ trợ giải phẫu… để bảo vệ sức khỏe và duy trì sự sống cho con người.
Trang thiết bị y tế được phân loại thành 2 nhóm cụ thể:
Theo mức độ rủi ro:
Trang thiết bị y tế thuộc loại A bao gồm các thiết bị y tế có mức rủi ro thấp.
Trang thiết bị y tế thuộc loại B bao gồm các thiết bị y tế có mức rủi ro trung bình thấp.
Trang thiết bị y tế thuộc loại C bao gồm các thiết bị y tế có mức rủi ro trung bình cao.
Trang thiết bị y tế thuộc loại D bao gồm các thiết bị y tế có mức rủi ro cao.
Theo chức năng
Vật liệu tiêu hao dùng 1 lần: Vật liệu cầm máu (bông gòn, gạc, garo,...); vật liệu làm bằng nhựa và cao su (găng tay, dây truyền dịch, ống thở,...); vật liệu bằng kim loại (dao mổ, kéo, mỏ vịt,...); vật liệu làm bằng giấy (giấy in tài liệu khám/chữa bệnh);....
Dụng cụ y tế: Dụng cụ thăm khám chữa bệnh (ống nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế,...); dụng cụ phẫu thuật (dao phẫu thuật, kéo, kẹp,...); dụng cụ nội soi (trocar, ống giảm, kéo, các loại phanh,...);...
Hóa chất: Hóa chất thông thường dùng trong các xét nghiệm thông thường như sát trùng, tẩy rửa,... và hóa chất đặc thù dùng trong các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm huyết học - công thức máu - sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu,...
Sinh phẩm xét nghiệm: Các loại hóa chất dùng chẩn đoán nhanh, được đóng gói riêng theo từng thông số bao gồm các loại kiểm tra nhanh ( que thử thai, xét nghiệm nhanh viêm gan B, HIV, ma túy,...; các loại kiểm tra làm kháng sinh đồ; các loại kiểm tra an toàn thực phẩm.
Thiết bị vật tư y tế gồm những thiết bị, dụng cụ, vật liệu, hóa chất, phần mềm hoặc dịch vụ được sử dụng trong lĩnh vực y khoa.
2. Điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế
Dưới đây là các điều kiện kinh doanh thiết bị y tế mà chủ shop cần biết:
Với trang thiết bị y tế loại A
Hiện tại, các trang thiết bị y tế loại A không thuộc loại kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, để mở cửa hàng bán thiết bị y tế loại này, chủ shop cần công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị trước khi đưa ra thị trường.
Điều kiện kinh doanh vật tư y tế loại B, C, D thông thường
Có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, y, dược, hóa học, sinh học hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị mà cửa hàng mua bán.
Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện:
- Đảm bảo thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm.
- Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản.
- Phương tiện vận chuyển phù hợp với loại thiết bị y tế.
- Phải có tiêu lệnh, bình cứu hỏa, phương án ứng phó, giải pháp phòng chống cháy nổ.
- Phải có nhiệt kế, máy hút ẩm, điều hòa để đảm bảo kho hoạt động tốt nhất.
- Một số dụng cụ y tế cần bảo quản lạnh thì phải dùng xe chuyên dụng và được theo dõi thường xuyên.
- Trường hợp không có kho hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp thì chủ shop phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.
Với trang thiết bị y tế loại B, C, D có chứa chất ma túy và tiền chất
Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học.
Kho bảo quản có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng thiết bị, đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm.
Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
Các thiết bị, vật tư y tế được bán tại cửa hàng cần có giấy chứng nhận đạt chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
3. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh vật tư y tế hiệu quả
Để mở cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế thành công, chủ shop cần nắm vững các kinh nghiệm dưới đây:
3.1 Nghiên cứu thị trường và xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Việc nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh giúp chủ shop hiểu được về khách hàng của thị trường, và nhận diện cơ hội phát triển. Qua đó, chủ shop có thể tận dụng những thông tin này để lên kế hoạch buôn bán chi tiết đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chủ shop cũng nên xác định được nhóm khách hàng mục tiêu có thể là phòng khám, bệnh viện, nhà thuốc hoặc khách mua lẻ. Từ đó, chủ shop lựa chọn kinh doanh loại thiết bị y tế phù hợp cũng như địa chỉ kinh doanh thu hút (gần bệnh viện, phòng khám, khu dân cư,...).
Xác định khách hàng mục tiêu là công việc quan trọng và bắt buộc phải làm trước khi buôn bán thiết bị y tế.
3.2 Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh
Trang thiết bị y tế là sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe, nên chi phí bỏ ra cũng khá lớn. Chủ shop cần xác định nguồn vốn ở mức nào để có cách kinh doanh phù hợp.
Chẳng hạn như, nếu muốn mở cửa hàng đại lý vật tư y tế nha khoa khoảng 50m2 - 100m2, chủ shop cần có số vốn khoảng 800 triệu đồng đến vài tỷ đồng. Còn nếu vốn chỉ khoảng dưới 500 triệu, chủ kinh doanh có thể làm đại lý online, vừa tiết kiệm tiền mặt bằng, vừa có thể xoay vốn nhanh chóng.
Xem thêm:
3.3 Lựa chọn loại thiết bị y tế kinh doanh
Để có thể mở cửa hàng thiết bị y tế thuận lợi, chủ shop cần chắc chắn thiết bị là loại được phép lưu thông trên thị trường. Theo đó, thiết bị cần có:
Số lưu hành còn thời hạn hoặc được cấp phép nhập khẩu đúng quy định.
Nhãn mã còn đầy đủ thông tin xuất xứ, công dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc,...
Có đủ tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
Thông tin về cơ sở, điều kiện, thời gian bảo hành dụng cụ y tế.
Bên cạnh đó, chủ shop nên chọn trang thiết bị loại A rủi ro thấp hay vật liệu tiêu hao dùng 1 lần, dụng cụ y tế nếu chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, số vốn không quá nhiều.
3.4 Chọn hình thức kinh doanh
Khi kinh doanh thiết bị y tế, chủ shop có thể chọn hình thức bán trực tiếp hoặc trực tuyến. Tuy nhiên, với những chủ shop có số vốn khiêm tốn thì nên chọn kinh doanh online để tiết kiệm tiền mặt bằng, trang trí cửa hàng,... Một số kênh bán hàng online hiệu quả mà chủ shop nên tham khảo là Facebook, Zalo, Instagram, TikTok, Shopee, Lazada,...
Tham khảo thêm:
3.5 Tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng
Để kinh doanh dụng cụ y tế đạt hiệu quả, chủ shop nên tìm đến đại lý phân phối thiết bị y tế chính hãng, uy tín. Điều này sẽ giúp shop đảm bảo thiết bị y khoa chất lượng, an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Một số nguồn hàng uy tín chủ shop có thể chọn như đại lý phân phối thiết bị y tế chính hãng, cơ sở nhập khẩu từ nước ngoài,...
Xem thêm: Cách tìm nguồn hàng giá sỉ bán online
Tìm nguồn hàng dụng cụ, thiết bị y tế uy tín để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
3.6 Chọn đơn vị vận chuyển đáng tin cậy, cước phí thấp
Hợp tác với đơn vị vận chuyển (ĐVVC) uy tín, giá tốt là một trong những bí quyết kinh doanh vật tư y tế hút khách, không thâm hụt tiền vốn bạn không nên bỏ qua. Theo đó, với những khách hàng ở xa hoặc đặt hàng số lượng lớn, nếu bạn có mức phí vận chuyển tiết kiệm cùng thời gian giao hàng nhanh, chỉn chu giúp gia tăng “điểm tín nhiệm” từ người mua. Nhờ đó, shop kinh doanh thiết bị y tế có thể gia tăng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả.
Giao Hàng Nhanh hỗ trợ Shop giao hàng an toàn, đúng hẹn Hiện nay, Giao Hàng Nhanh (GHN) là ĐVVC được nhiều shop lựa chọn, trong đó có các cửa hàng kinh doanh thiết bị vật tư y tế. Điều này là nhờ GHN có nhiều tính năng hữu ích như:
GHN hỗ trợ shop giao đơn hàng nhanh chóng, an toàn đến khách hàng đúng hẹn. |
Đăng ký/Đăng nhập ngay TẠI ĐÂY để cùng GHN vận chuyển đơn hàng đến tận tay người nhận nhanh nhất!
3.7 Có chiến lược marketing phù hợp
Marketing là hoạt động giúp shop xây dựng thương hiệu và phát triển ổn định trên thị trường kinh doanh thiết bị y tế. Theo đó, shop có thể áp dụng các chiến lược như cung cấp dẫn chứng thuyết phục, tính ưu việt sản phẩm để tạo niềm tin với người mua. Đồng thời, shop cũng phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng như chăm sóc, tư vấn để nâng cao tỷ lệ chọn mua sản phẩm.
4. Kinh doanh thiết bị, dụng cụ y tế có khó khăn gì không?
Khi mở cửa hàng kinh doanh thiết bị, dụng cụ y tế, chủ shop có thể gặp một số khó khăn cần chú ý như:
Người bán cần có kiến thức về trang thiết bị y tế: Chủ shop cần trang bị kiến thức cơ bản về y khoa, thiết bị y tế để có đủ điều kiện mở cửa hàng. Theo đó, chủ shop phải đọc sách và tài liệu y khoa, sách hướng dẫn, các tài liệu chuyên ngành, theo dõi thông tin y khoa đáng tin cậy, chuyên gia y khoa trên mạng xã hội,...
Quy định và thủ tục kinh doanh phức tạp: Để được mở cửa hàng, chủ shop cần đáp ứng nhiều điều kiện và thủ tục pháp lý phức tạp. Ngoài ra, sau khi đăng ký cần cất giữ và bảo quản giấy tờ thật kỹ để trình mỗi khi các đoàn thanh tra đến kiểm tra.
Có sự hạn chế về quảng cáo: Các quảng cáo về thiết bị y tế cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo. Thời gian làm việc khoảng 10 ngày nên mất nhiều thời gian chờ đợi.
Bài viết trên đã chia sẻ đến chủ shop các điều kiện và kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế. Hy vọng qua bài viết này, chủ shop có thể nắm bắt được cơ hội và đạt được thành công trong quá trình kinh doanh cửa hàng dụng cụ, trang thiết bị y tế của mình.
Xem thêm: